Cơ sở lý luận thu hồi chủ quyền đối với Hồng công.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 31)

Hồng Công vốn là đất đai của Trung quốc, "cắt nhợng" và "cho thuê" là các điều ớc bất bình đẳng Anh đã bắt Trung Quốc ký bằng "chính sách pháo hạm" và ngoại giao lừa bịp. Nhờ đó, Anh đã đặt đợc ách cai trị lên Hồng Công suốt hơn một thế kỷ. Đặng Tiểu Bình đã khẳng định: "Hơng Cảng là lãnh thổ của Trung Quốc, chúng tôi nhất định sẽ thu hồi". Đặng còn nói: Đã là đất đai của Trung Quốc thì Trung Quốc có quyền thu hồi bất cứ lúc nào.

Trong những lần tiếp xúc với Thủ tớng Anh - Thatcher, Đặng Tiểu Bình đã khéo léo gợi ý, việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công không chỉ là quyền lợi của Trung Quốc mà còn có lợi cho cả nớc Anh. Đó là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh nớc Anh đã từ bỏ triệt để t tởng thống trị thực dân. Điều đó sẽ đợc d luận đánh giá cao. Thời đại đế quốc chủ nghĩa đã qua lâu rồi, thuộc địa trên thế giới chỉ còn có Hồng Công và áo Môn (Ma Cao). Vì vậy Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công là việc không ai có thể cản trở đợc. Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với chính phủ Anh để giải quyết một cách êm thấm vấn đề này chứ không nh ấn Độ chẳng thông báo gì cho Bồ Đào Nha cứ đa quân đội vào vùng Goa, dùng áp lực để thu hồi. Trung Quốc chấp nhận thơng lợng với chính phủ Anh là đã giúp nớc Anh giữ đợc thể diện quốc gia, rút khỏi Hồng Công trong danh dự. Chính phủ Anh cũng nhận thấy, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Hồng Công không đơn thuần chỉ nhằm thống nhất đất n- ớc mà mục tiêu cuối cùng sau khi thu hồi là tiếp tục giữ cho Hồng Công sự phồn vinh, phát triển dới mô hình "một nớc hai chế độ".

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 31)