Tuyên bố chung về vấn đề Hồng Công (19-12-1984).

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 46 - 48)

Xu thế lịch sử không thế đảo ngợc. Ngày 19-12-1984, tại Bắc Kinh - Thủ tớng Trung Quốc (Triệu Tử Dơng) và Thủ tớng Anh (Tharcher) đã chính thức ký: “Tuyên bố chung của chính phủ CHND Trung Hoa và chính phủ Liên hợp Vơng quốc Anh và Bắc Ai Len về vấn đề Hồng Công” (gọi tắt là Tuyên bố chung Trung - Anh). Cuộc hội đàm hơn hai năm đã đạt đợc kết quả mĩ mãn. Ngày 27-5-1985 tại Bắc Kinh hai bên đã trao đổi th phê chuẩn “Tuyên bố chung” và các văn kiện kèm theo. Từ đó, Tuyên bố chung bắt đầu có hiệu lực.

Hồng Công bớc vào “giai đoạn quá độ” (1984-1997), chuẩn bị cho việc giao nhận chính quyền vào năm 1997.

Tuyên bố chung Trung - Anh là văn kiện chính của Hiệp định Trung - Anh. Không kể phần mở đầu, “Tuyên bố chung” bao gồm 8 khoản. Khoản 1 và Khoản 2 quy định: Ngày 01-7-1977 chính phủ CNHD Trung Hoa sẽ khôi phục chủ quyền đối với Hồng Công.

Khoản 3: Đề cập đến những chính sách phơng châm cơ bản của CHND Trung Hoa đối với Hồng Công. Nội dung chủ yếu bao gồm:

- Căn cứ vào quy định trong Điều 31 của Hiến pháp nớc CHND Trung Hoa, thiết lập Khu HCĐB Hồng Công trực thuộc chính phủ Trung ơng.

- Ngoài công việc ngoại giao, quốc phòng do chính phủ Trung ơng đảm nhiệm, Hồng Công đợc hởng quyền tự trị cao độ gồm quyền quản lý hành chính, quyền lập pháp, quyền t pháp, quyền chung thẩm.

- Luật pháp hiện hành về cơ bản không thay đổi.

- Chính quyền Khu HCĐB bao gồm những ngời bản địa.

- Trởng Khu HCĐB do dân bản địa bầu, hoặc thông qua Hiệp thơng cử ra rồi chính phủ Trung ơng bổ nhiệm.

- Chế độ xã hội - kinh tế, lối sống hiện hành không thay đổi.

- Khu HCĐB Hồng Công vẫn duy trì vị trí là một cảng tự do, một trung tâm tài chính quốc tế.

- Khu HCĐB Hồng Công có thể duy trì, phát triển quan hệ riêng về kinh tế - văn hoá với các nớc, các tổ chức khác với danh nghĩa “Hồng Công - Trung Quốc”.

- Lợi ích kinh tế của Anh quốc và các nớc khác tại Hồng Công sẽ đợc “chiếu cố”.

- An ninh xã hội của Khu HCĐB Hồng Công do chính quyền đặc khu đảm nhiệm.

- Những phơng châm chính sách trên của Trung Quốc “50 năm không thay đổi”.

Khoản 4 nêu rõ: Trong thời kỳ quá độ. Kể từ khi “Tuyên bố chung” có hiệu lực đến hết 30-6-1997, việc quản lý hành chính của Hồng Công do Anh chịu trách nhiệm với sự hợp tác của Trung Quốc.

Khoản 5: Hai chính phủ tuyên bố thành lập “Nhóm liên lạc hỗn hợp Trung - Anh”.

Khoản 6: Đề cập đến Khế ớc đất đai Hồng Công.

Đến Khoản 7 và Khoản 8: Hai chính phủ cam kết thực hiện tất cả những tuyên bố trên và các phụ lục của Tuyên bố chính.

Ngoài “Tuyên bố chung” còn 3 văn kiện kèm theo:

Văn kiện thứ nhất: “Thuyết minh cụ thể về phơng châm chính sách cơ bản của chính phủ CHND Trung Hoa đối với Hồng Công”. Đây là sự cam kết của chính phủ Trung Quốc trớc thế giới, toàn bộ nội dung sẽ đợc đa vào: “Luật cơ bản của Khu HCĐB Hồng Công”.

Văn kiện thứ hai: “Về nhóm liên lạc hỗn hợp Trung - Anh”. Văn kiện này quy định: Khi bản hiệp định này có hiệu lực thì hai bên tổ chức thành lập “Tổ chức liên lạc hỗn hợp”. Tổ liên lạc này sẽ làm việc đến ngày 01-01-2000.

Văn kiện thứ ba: “Về khế ớc đất đai”.

“Tuyên bố chung Trung - Anh” đợc ký kết, vấn đề Hồng Công trong quan hệ Trung - Anh đã đợc giải quyết về mặt pháp lý. Vấn đề Hồng Công có thể đợc xem là vấn đề quốc tế. Vì vậy giải quyết ổn thoả thông qua thơng lợng hoà bình đợc d luận đánh giá rất cao, đồng thời cũng là một ví dụ điển hình cho xu thế giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng phơng pháp hoà bình. Ngời “đàn bà thép”- M.Tharcher phải thừa nhận “Tuyên bố chung” "là một mốc lịch sử của Hồng Công, của quan hệ Anh - Trung và của nền ngoại giao quốc tế”.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 46 - 48)