Lễ chuyển giao chính quyền Hồng Công cho nớc CHND Trung Hoa của Chính phủ Anh (01-7-1997).

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 57 - 60)

Hoa của Chính phủ Anh (01-7-1997).

Nghi lễ chuyển giao chủ quyền Hồng Công cho Trung Quốc là một sự kiện “có một không hai” trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Quốc nói riêng. Chắc chắn nó không giống nh nghi thức trao trả độc lập đã diễn ra ở nhiều nơi trớc đây giữa chính quốc và thuộc địa. Vì lẽ đó, nghi thức chuyển giao chủ quyền ở Hồng Công cũng là một vấn đề chính trị rất quan trọng và tế nhị, gây tranh luận buộc phải có nhiều cuộc hội đàm mới thống nhất đợc. Đến cuối tháng 9-1996, “Tiểu ban liên hợp Trung - Anh” đã tạm thời thống nhất quy định về nghi thức chuyển giao và tiếp nhận chủ quyền Hồng Công vào đêm 30- 6 rạng ngày 01-7-1997.

Về nguyên tắc chung: chính phủ hai nớc sẽ cử hành một nghi lễ trang nghiêm “trong danh dự” tại Hồng Công đêm ngày 30-6-1997. Nghi lễ sẽ là sự thể hiện việc chính phủ Anh trao trả Hồng Công cho Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thu hồi Hồng Công, khôi phục chủ quyền nh đã nói trong “Tuyên bố chung Trung - Anh về vấn đề Hồng Công”.

Ngày mong đợi của toàn thể nhân dân Trung Quốc, phần lớn nhân dân Hồng Công và cả nhân loại đã đến. Vào lúc 23h45’ (giờ địa phơng) ngày 30-6- 1997 lễ chuyển giao chủ quyền Hồng Công đợc tiến hành trọng thể tại “Toà đại sảnh khu mở rộng của Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hồng Công” bên bờ

vịnh Victoria nổi tiếng. Tham gia buổi lễ có Chủ tịch nớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân, Thủ tớng Lý Bằng, Phó Thủ tớng kiêm Bộ trởng ngoại giao Tiền Kỳ Tham, trởng Khu HCĐB Hồng Công Đổng Kiến Hoa. Đại diện chính quyền Anh quốc có Hoàng Thái tử Cherlles, Thủ tớng Tony Ble, Bộ trởng ngoại giao Rôbincuc, Toàn quyền cuối cùng của Hồng Công Patten và Đại diện của 45 quốc gia cùng hơn 1 vạn khách mời, vô số phóng viên nhà báo khắp thế giới đã tới chứng kiến buổi lễ “lịch sử vàng” đa Hồng Công về với Trung Quốc sau hơn 150 năm dới sự thống trị của ngời Anh.

Phát biểu tại buổi lễ, Hoàng Thái tử Cherlles đã nói: “Đây là giờ phút đánh dấu sự thay đổi và sự tiếp tục của lịch sử Hồng Công. Buổi lễ này đánh dấu việc Trung Quốc thu hồi Hồng Công theo Hiệp định đã đợc kí kết giữa Trung Quốc và Anh năm 1984” [20;67]. Hoàng Thái tử đã gửi lời chúc mừng đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những ngời sáng tạo mô hình “một nớc hai chế độ” nhân sự kiện này và bày tỏ sự tin tởng vào quan hệ giữa Anh - Trung Quốc - Hồng Công sẽ ngày càng tốt đẹp. Trong bài phát biểu này, Hoàng Thái tử có nói đến vai trò, trách nhiệm của ngời Anh sau sự kiện 01-7-1997 nhằm đảm bảo sự phát triển thịnh đạt cho Hồng Công khi Trung Quốc làm chủ tại đây.

Đúng 0h00’ ngày 01-7-1997, hai lá cờ của Anh và Hồng Công đợc hạ xuống và hai lá cờ Trung Quốc và Khu HCĐB Hồng Công đợc kéo lên trong tiếng nhạc Quốc ca của nớc CHND Trung Hoa. Khu kỳ của Khu HCĐB Hồng Công là lá cờ có hoa tử kính, với nhụy hoa là năm sao. Tiếp đến, Chủ tịch nớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân lên đọc diễn văn nhấn mạnh việc thu hồi Hồng Công là thắng lợi to lớn của nhân dân Trung Quốc. Đây là một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử Trung Quốc, nó đánh dấu việc nhân dân Hồng Công trở thành ngời làm chủ thực sự mảnh đất này. Ông cũng cam kết: Chính phủ Trung Quốc sẽ kiên định chấp hành phơng châm “một quốc gia hai chế độ”, “ngời Hồng Công quản lí lấy Hồng Công”, “tự trị cao độ”, duy trì một chế độ kinh tế - xã hội hiện có và lối sống hiện nay của Hồng Công. Chúng ta hoàn toàn tin tởng “với sự hậu thuẫn kiên cờng của nhân dân toàn quốc, chính quyền Khu hành

chính nhất định có thể quản lí và xây dựng tốt Hồng Công, duy trì Hồng Công phồn vinh và ổn định lâu dài, tạo ra tơng lai tốt đẹp cho Hồng Công” [20;154].

Sau lễ bàn giao chiếc du thuyền Hoàng gia đã rời Hồng Công, đa Hoàng Thái tử Cherlles và vị toàn quyền cuối cùng của Hồng Công về Anh, không đầy ba tiếng sau có 4.000 quân của quân đội Trung Quốc đã vào Hồng Công làm nhiệm vụ tiếp quản khu vực này. Trởng Khu hành chính Đổng Kiến Hoa đọc lời tuyên thệ nhậm chức - lịch sử Hồng Công sang một trang mới.

Đến 17h00’ ngày 01-7-1997, tại Đại Lễ Đờng nhân dân Bắc Kinh, Thủ t- ớng Trung Quốc - Lý Bằng đã tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng việc Hồng Công trở về với Trung Quốc. Tham gia buổi chiêu đãi có nhiều quan chức, cùng các đoàn thể, quần chúng đại diện cho nhiều giới trong xã hội. Tại buỗi lễ này, Lý Bằng bộc lộ niềm vui, sự tự hào của toàn thể nhân dân Trung Quốc, đồng thời bày tỏ niềm tin vào một tơng lai tốt đẹp của Hồng Công dới sự quản lý cuả chính phủ Bắc Kinh.

Ngày 01-7-1997 đi vào lịch sử Trung Quốc nh một sự kiện trọng đại kết thúc hơn 150 năm Hồng Công bị nớc ngoài cai trị. Sự kiện này có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với nhân dân Trung Quốc mà còn đối với cả nhân loại. Phơng châm “một quốc gia hai chế độ” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đa ra, qua hơn 20 năm thử nghiệm từng bớc trở thành hiện thực. Hồng Công có quyền tự trị cao, chính phủ Trung ơng chỉ quản lí công việc ngoại giao và quốc phòng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, nhân dân Hồng Công và đ- a ra một mô thức để giải quyết xung đột, có lợi cho xu thế hoà bình và phát triển của nhân loại

Chơng 3

Hồng Công và Trung Quốc sau sự kiện 01- 7 - 1997

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w