Giai đoạn thứ hai (từ tháng 7-1983 đến tháng 9-1984).

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 44 - 46)

Tháng 7-1983, giai đoạn hai của cuộc đàm phán bắt đầu. Cuộc đàm phán kéo dài 14 tháng, bao gồm 22 vòng đàm phán chính thức và nhiều lần tiếp xúc không chính thức. Có thể chia làm các thời kỳ sau:

Thời kỳ thứ nhất: Từ vòng đàm phán thứ nhất đến vòng đàm phán thứ 6 (từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1983).

Ngày 13- 7- 1983, Thủ tớng Anh M.Thatcher lại đến Trung Quốc. Hai đoàn đại biểu bắt đầu hội đàm vòng đầu. Đây là thời kỳ đàm phán có tính chất quyết định về tơng lai Hồng Công. Xem xét dấu hiệu ban đầu cho thấy, còn

nhiều chông gai, cha kể vấn đề tranh chấp là chủ quyền. Tất cả những vấn đề này cần đợc vòng tránh một cách thận trọng. Đại diện phía Anh là Đại sứ Anh tại Trung Quốc - Coliva. Phía Trung Quốc là Thứ trởng Bộ ngoại giao Diệu Quảng. Nội dung chủ yếu của chơng trình nghị sự là việc dàn xếp Hồng Công sau năm 1997. Trong các vòng đàm phán này, phía Anh vẫn lặp lại lập trờng “phân tách chủ quyền với quyền quản trị” với hy vọng trên nguyên tắc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Công, Anh có thể cai quản Hồng Công nh trớc. Phía Trung Quốc trớc sau đều nhất quán “chủ quyền và quyền quản trị phải gắn liền với nhau”, không thể có “chủ quyền thuộc Trung Quốc, trị quyền thuộc Anh quốc”. Vì nh vậy chẳng khác nào trên thực tế phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Công. Đến tháng 9 - 1983, Đặng Tiểu Bình có cuộc hội đàm với cựu Thủ tớng Anh (Edward Heath) và nói rõ quan điểm của mình. Anh muốn đổi chủ quyền sang trị quyền là không thể đợc. Trung Quốc đòi thu hồi chủ quyền hoàn chỉnh. Trị quyền là biểu hiện cụ thể của chủ quyền. Trị quyền phải trao cho ngời Hồng Công chứ không thể trao cho ngời Anh. Nếu không nh vậy thì không phải là "một quốc gia hai chế độ" mà là “hai quốc hai chế độ” rồi. Đặng Tiểu Bình khuyên phía Anh nên thay đổi thái độ. Nếu không đến tháng 9 năm 1984, Trung Quốc sẽ đơn phơng công bố ph- ơng châm chính sách giải quyết vấn đề Hồng Công. Trớc lập trờng cứng rắn, c- ơng quyết của Đặng Tiểu Bình. Đoàn đại biểu Anh buộc phải có những nhợng bộ: huỷ bỏ tính hợp pháp của ba điều ớc đã ký trong lịch sử, thừa nhận việc đàm phán phải đặt trên cơ sở sau năm 1997 chủ quyền ở Hồng Công phải trao lại cho Trung Quốc. Nh vậy, cuộc đấu tranh dai dẳng và khó khăn đầu tiên đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Trung Quốc mà đại diện là Đặng Tiểu Bình.

Thời kỳ thứ 2: Từ vòng đàm phán thứ 7 đến vòng đàm phán thứ 12 (từ tháng 12 năm 1983 đến tháng 4 năm1984). Từ thời kỳ này trở đi, cuộc hội đàm bắt đầu đi vào quỹ đạo do Đặng Tiểu Bình thiết kế.

Nội dung của các vòng đàm phán này là tiếp tục bàn về dàn xếp Hồng Công sau năm 1997, về “Thời kỳ quá độ” (1984-1997)... Đại diện cho đoàn Trung Quốc là trợ lý Bộ trởng ngoại giao Chu Nam. Cũng từ vòng đàm phán

này, phía Anh từng bớc xuống thang: đồng ý trao trả chủ quyền Hồng Công cho Trung Quốc. Nhng vẫn tìm cách nhằm duy trì lợi ích kinh tế truyền thống và vị trí đặc biệt của Anh tại đây. Phía Anh không nói đến quyền quản trị song yêu cầu phải cho Hồng Công đợc “quyền tự trị ở mức độ cao nhất” với ý nghĩa quyền tự trị đó không chịu kiểm soát và ảnh hởng của Bắc Kinh. Từ vòng đàm phán thứ 12 trở đi có một vấn đề mới nảy sinh: Việc Trung Quốc đề nghị thành lập “Nhóm liên lạc hỗn hợp Trung - Anh. Nên hay không nên thành lập nhóm này đã trở thành nội dung để tranh luận của hai phía. Ngoài ra, cả hai bên đã đạt đợc thỏa thuận trên nhiều vấn đề về thời hạn cuối cùng của quá trình đàm phán, nội dung - hình thức - tính chất của hiệp định ký kết.

Thời kỳ thứ ba: Tính từ vòng đàm phán thứ 13 đến vòng đàm phán thứ 22 (từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1984). Chơng trình nghị sự của các vòng đàm phán thời kỳ này tập trung vào những vấn đề cụ thể nhằm chuẩn bị khâu cuối cùng cho việc kí kết hiệp định.

Cuộc đàm phán Trung - Anh về vấn đề Hồng Công kéo dài hơn 2 năm đã đi đến hồi kết. Dù mất hơn một năm sa lầy vào vấn đề chủ quyền nhng nhìn chung lại, do Đặng Tiểu Bình ngay từ đầu đã giữ vững nguyên tắc “không thảo luận vấn đề chủ quyền”, nên tiến trình đàm phán đợc khống chế rất tốt. Tháng 9-1984, đúng khi hết kỳ hạn hai năm do Đặng Tiểu Bình quy định. Hai nớc đã đạt đợc “Tuyên bố chung”. Tuyên ngôn đợc ký tắt vào ngày 26-9-1984 và ký chính thức vào tháng 12-1984.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w