Về chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 49 - 57)

Hồng Công có một khoảng thời gian dài chịu sự cai trị trực tiếp của thực dân Anh. Lối sống TBCN đã thâm nhập vào đời sống tâm lí, tình cảm của c dân tại đây. Họ yêu nớc, nhng không hoàn toàn đặt niềm tin vào chế độ XHCN ở Đại lục. Xuất phát từ lợi ích toàn diện của mình, c dân Hồng Công có những thái độ khác nhau khi nghĩ về “vấn đề năm 1997”. Đại đa số họ đều mong muốn có đợc một giải pháp đem lại những điều tốt đẹp nhất cho cả hai thế giới: Chủ quyền Trung Quốc và Anh quốc đứng ra làm một vật đệm (dới một hình thức cha đợc xác định) để bảo vệ lối sống và mức sống cao của họ, chống lại sự can thiệp của Trung Quốc. Thế hệ trẻ Hồng Công, đặc biệt là sinh viên Đại học, muốn có một hình thức cai trị dân chủ hơn. Nhng điều đó làm cho giới kinh doanh lo sợ. Chính thái độ không đồng nhất này mà cả Trung Quốc và Anh quốc đều nỗ lực tìm ra biện pháp tốt nhất để “thu phục nhân tâm, đoạt lấy con tim khối óc” của ngời Hồng Công. Điều này làm cho tình hình chính trị Hồng Công trở nên phức tạp. Bề ngoài là sự hợp tác tích cực của cả hai phía chuẩn bị đến ngày bàn giao chủ quyền nhng thực chất là cuộc đấu tranh nhằm giành vị trí chủ đạo trong nền chính trị Hồng Công.

Về phía Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo thứ hai, tiêu biểu là Đặng Tiểu Bình đang nôn nóng thực hiện cho kỳ đợc mô hình “một nớc hai chế độ” - mà Hồng Công là một thí điểm. Kết quả trong qúa trình giải quyết vấn đề Hồng Công có tác động không nhỏ đến việc giải quyết vấn đề Ma Cao, Đài Loan sau này. Vì thế sau những thắng lợi bớc đầu, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn để tiến nhanh đến ngày 01-7-1997 với mục đích trọn vẹn nhất. Việc làm có ý nghĩa lớn lao về chính trị của chính phủ Bắc Kinh trong thời kỳ quá độ là: Quốc hội Trung Quốc đã soạn thảo và ban hành “Luật cơ bản của Khu hành chính đặc biệt Hồng Công Nớc CHND Trung Hoa”.

Quá trình soạn thảo bộ luật này bắt đầu từ tháng 4 năm 1985 đến tháng 2 năm 1990. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VII của nớc CHND Trung Hoa:

Ngày 04-04-1990, Luật cơ bản cùng với 3 phụ lục kèm theo đã đợc thông qua và có hiệu lực từ 01-7-1995.

Ngoài lời nói đầu, bộ luật gồm 9 chơng. T tởng xuyên suốt trong bộ luật là ý tởng “một quốc gia hai chế độ".

Chơng I thể hiện những nội dung chủ yếu của Luật cơ bản. Xác định Khu HCĐB Hồng Công là một bộ phận không thể tách rời của nớc CHND Trung Hoa, nhng có quyền tự trị cao độ. Cơ quan hành chính và cơ quan lập pháp của đặc khu đợc thành lập bao gồm những c dân bản địa. C dân sinh sống ở Hồng Công đợc bảo đảm về quyền lợi và tự do. Đặc khu không thực hiện chế độ và chính sách XHCN, duy trì chế độ TBCN và lối sống hiện có “50 năm không thay đổi”. Chính quyền đặc khu phụ trách và sử dụng các nguồn tài nguyên. Mọi thu nhập, chính quyền đợc độc lập sử dụng. Các cơ quan ở đặc khu có quyền sử dụng đồng thời cả Trung văn và Anh văn; Khu HCĐB Hồng Công ngoài Quốc kỳ và Quốc huy nớc CHND Trung Hoa còn đợc dùng cả Khu kỳ, Khu huy của đặc khu. Căn cứ vào điều 31 Hiến pháp nớc CHND Trung Hoa, mọi chế độ và chính sách của đặc khu phải dựa vào những quy định của Luật cơ bản. Mọi luật pháp ở Hồng Công đều không đợc trái bộ luật này.

Chơng II đề cập đến mối quan hệ giữa Trung ơng và Khu HCĐB. Mối quan hệ này đợc đề cập dựa trên nguyên tắc: Kết hợp việc duy trì, thống nhất chủ quyền quốc gia với việc đảm bảo quyền tự trị cao độ của Khu HCĐB Hồng Công, thực hiện “một nớc hai chế độ”. Để làm đợc điều này, phải giải quyết tốt các mối quan hệ sau:

Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Luật cơ bản. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nớc, có hiệu lực pháp luật cao nhất. Việc chế ra luật cơ bản phải dựa vào Hiến pháp. Quan hệ giữa Hiến pháp và Luật cơ bản và quan hệ giữa cái chính và cái cụ thể, giữa nguyên tắc và điều thực hành. Điều 12 trong Luật cơ bản đã quy định: Khu HCĐB Hồng Công là một khu vực hành chính có quyền "tự trị cao độ" của nớc CHND Trung Hoa, trực thuộc chính phủ nhân dân Trung ơng. Khu HCĐB Hồng Công là một bộ phận không tách rời của nớc CHND Trung Hoa, chứ không phải là thực thể độc lập. Nhng cần hiểu “tự trị cao độ” không có

nghĩa là “tự trị hoàn toàn”, tính chất tự trị vẫn thuộc phạm trù quyền tự trị địa phơng.

Về việc phân chia quyền hạn giữa Trung ơng và Khu HCĐB Hồng Công. Luật cơ bản viết: “Công việc ngoại giao và quốc phòng tại đặc khu Hồng Công do chính phủ nhân dân Trung ơng quản lý. Còn đặc khu có quyền quản lý hành chính, quyền lập pháp, quyền quản trị trật tự xã hội bản địa. Để đảm bảo vị trí trung tâm tài chính quốc tế, căn cứ vào Luật cơ bản đặc khu có quyền tự quyết những công việc đối ngoại có liên quan.

Chơng III: Quy định nghĩa vụ cơ bản của c dân Hồng Công. Chia c dân Hồng Công làm hai lọại: c dân vĩnh cửu và c dân không vĩnh cửu. Tuy có phân biệt nh vậy, nhng mọi c dân đều bình đẳng trớc pháp luật.

Chơng IV: Quy định thể chế chính trị của Khu HCĐB Hồng Công. Chủ yếu đề cập đến hình thức tổ chức và quy tắc hoạt động của chính quyền, của các cơ quan hành chính, lập pháp, t pháp. Vấn đề cốt lõi về mặt chính trị đó là xem xét mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và cơ quan lập pháp. Trởng Khu hành chính và Hội đồng lập pháp có sự “chế ớc” lẫn nhau. Trởng Khu hành chính vừa là ngời đứng đầu đặc khu, vừa là ngời đứng đầu cơ quan hành chính đặc khu. Cơ quan hành chính chịu trách nhiệm trớc cơ quan pháp luật.

Trởng Khu hành chính và Hội đồng lập pháp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị Hồng Công. Do vậy việc cắt cử các chức vụ này có một tầm quan trọng đặc biệt. Hội đồng lập pháp của Khu hành chính gồm 60 thành viên (trong đó có 28 ngời do đoàn thể bầu ra, 20 ngời đợc bầu theo khu vực và 12 ngời do Uỷ ban bầu cử cử ra). Trởng khu hành chính do một uỷ ban gồm 800 ngời bầu ra và do chính phủ Trung ơng bổ nhiệm. Uỷ ban này có đại diện của nhiều tầng lớp trong xã hội. Khi Hội đồng lập pháp muốn thông qua các dự án hoặc tu chỉnh dự án phải đợc 2/3 số phiếu tán thành trong tổng số 60 thành viên.

Việc bầu chính quyền mới với Hội đồng lập pháp mới, có ý nghĩa quan trọng đối với Hồng Công sau 01-7-1997. Vì thế cần phải đợc tiến hành ngay trong “thời kỳ quá độ”. Chính phủ Trung ơng đã quyết định: Trong năm 1996

thành lập một “Uỷ ban trù bị”. Uỷ ban này đóng vai trò lớn trong việc bầu ra ngời đứng đầu “Khu hành chính đặc biệt Hồng Công”. Theo đó, một “Hội đồng lập pháp lâm thời” cũng đợc lập nên và sau ngày chuyển giao chủ quyền sẽ chuyển thành “Hội đồng lập pháp chính thức”.

Chơng V: Nêu quy định về các vấn đề kinh tế.

Khu hành chính căn cứ vào pháp luật: Bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng và thừa kế tài sản, “thu nhập tài chính của Khu HCĐB Hồng Công do Hồng Công sử dụng", chính phủ Trung ơng không thu thuế của đặc khu. Khu HCĐB Hồng Công sẽ tạo điều kiện thi hành những biện pháp để duy trì vị trí trung tâm hàng không quốc tế. Tất cả điều này nhằm mục đích duy trì sự phát triển kinh tế Hồng Công ngay khi Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền.

Chơng VI: Đề cập đến các vấn đề giáo dục - khoa học - văn hoá - thể dục - tôn giáo- lao động và dịch vụ xã hội.

Duy trì phơng thức hoạt động văn hoá - xã hội hiện có, đảm bảo tính độc lập và tự do của các hoạt động này. Bộ luật quy định giữa các tổ chức văn hoá - xã hội ở Hồng Công với các cơ quan tơng ứng ở Đại lục, không lệ thuộc vào nhau, các tổ chức văn hoá - xã hội đợc phép duy trì và phát triển các mối giao lu quốc tế với danh nghĩa “Hồng Công - Trung Quốc”.

Chơng VII: Quy định các nguyên tắc về ngoại vụ. Chính phủ nớc CHND Trung Hoa đảm nhận công việc ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng ở Đại lục, ngoại vụ ở Hồng Công có những nét đặc biệt. Đại biểu của chính quyền đặc khu có thể là thành viên trong Đoàn đại biểu Trung ơng tham gia giải quyết các vấn đề về ngoại giao có liên quan đến Hồng Công với danh nghĩa “Hồng Công - Trung Quốc”. Khu hành chính có thể phát triển quan hệ mậu dịch, hàng hải với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Chơng VIII: Giải thích và sửa đổi Luật cơ bản.

Chơng IX: Những nguyên tắc bổ sung Luật cơ bản gồm 160 điều.

Việc soạn thảo và thông qua “Luật cơ bản của Khu hành chính đặc biệt nớc CHND Trung Hoa”, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nớc CHND Trung Hoa

và đặc khu Hồng Công. Luật cơ bản đánh dấu việc khôi phục chủ quyền đối với Hồng Công. Có thể coi đây “là bản hiến pháp thu nhỏ” thể hiện ý tởng “một quốc gia hai chế độ”. Các điều khoản của bộ luật đã khẳng định: Hồng Công là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc. Nó đảm bảo chắc chắn cho việc lấy lại chủ quyền của Trung Quốc. Quyền “quản trị tối đa” đợc nói đến trong Luật cơ bản là yếu tố đảm bảo đầy đủ về mặt pháp luật để ổn định xã hội, phát triển kinh tế Hồng Công trong một thời gian dài (ít nhất là 50 năm). Việc giải quyết vấn đề Hồng Công mở đờng cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan, Ma Cao.

Bộ Luật cơ bản cũng bao hàm ý nghĩa quốc tế: Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ luật, phía Trung Quốc luôn lắng nghe ý kiến của Anh đồng thời buộc Anh có trách nhiệm duy trì cho Hồng Công sự thịnh vợng cho đến khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền. ý tởng “một quốc gia hai chế độ” trở thành một điển hình cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phơng pháp hoà bình. Đánh giá về Luật cơ bản, Đặng Tiểu Bình nói: “ bộ luật có ý nghĩa lịch sử và…

ý nghĩa quốc tế. Nói có ý nghĩa lịch sử, không chỉ nói về quá khứ, hiện tại mà bao gồm cả tơng lai. Nói ý nghĩa quốc tế, không chỉ đối với thế giới thứ ba mà với toàn thể loài ngời cũng có ý nghĩa lâu dài. Đây là một kiệt tác có tính sáng tạo” [20;66].

Trớc những cố gắng của Trung Quốc, phía Anh có thái độ đáp trả. Lợi dụng tuyên bố của Đặng đó là giải quyết vấn đề Hồng Công phải đảm bảo sự chấp thuận của ba bên: Trung Quốc - Anh quốc - Hồng Công. Anh đề xuất: cho các quan chức Hồng Công tham gia vào cuộc hội đàm. Trung Quốc gọi đề xuất này là trò chơi “ghế ba chân”. “Ghế ba chân” có lợi cho ai điều đó rất rõ ràng. Vì vậy, Trung Quốc từ chối. Tháng 4-1992, khi “Tổ liên lạc hỗn hợp Trung - Anh” họp bàn về vấn đề bầu cử ở Hồng Công năm 1994, Anh lại đa ý kiến cần cử một đoàn đại biểu do Đại sứ Anh ở Trung Quốc dẫn đầu và ba quan chức chính quyền Hồng Công cùng thảo luận, yêu cầu Trung Quốc xác nhận quyền hạn quan chức Anh và quan chức Hồng Công là nh nhau. Song Trung Quốc không đồng ý, chỉ cho phép quan chức Hồng Công tham gia với t cách là cố vấn

hoặc chuyên gia. Đặng Tiểu Bình nói “vấn đề Đài Loan nếu để ngời nớc ngoài tham gia vào sẽ phức tạp còn vấn đề Hồng Công, để ngời Hồng Công tham gia vào chỉ làm tăng sức nặng cho phía Anh mà thôi”.

Thất bại trong âm mu đa ngời Hồng Công vào các vòng đàm phán, chính quyền Anh chuyển sang thực hiện kế hoạch “dân chủ hoá” ở Hồng Công: Tiến hành bầu cử gián tiếp năm 1985, mở rộng bầu cử gián tiếp vào năm 1988, tổ chức bầu cử trực tiếp vào năm 1991. Đến tháng 10-1992, đợc mẫu quốc “bật đèn xanh”, Toàn quyền Hồng Công Patten phác thảo “phơng án cải cách chính trị”, đa ra chiêu bài “trng cầu dân ý” đe doạ sẽ đa ra Cục lập pháp thông qua. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc. Để góp phần ổn định tình hình chính trị Hồng Công, Chính phủ Bắc Kinh chỉ thị thành lập “Hội đồng lập pháp lâm thời”. Phía Anh phản kháng vì cho rằng trong “Tuyên bố chung” và “Luật cơ bản” đều không có cơ sở để thành lập một Hội đồng nh vậy. Hơn thế nữa, còn đe dọa đa vấn đề này ra trớc Toà án t pháp quốc tế. Tất cả những hành động của chính phủ Anh nhằm gây cản trở cho Trung Quốc khi thu hồi chủ quyền và hi vọng có một sự “thay đổi” nào đó ở Hồng Công. ý đồ đen tối của Anh bị phê phán là muốn lây truyền “vi rút dân chủ”, “chống đối” Trung Quốc ở Hồng Công. Nớc Anh chỉ rút lui về hình thức, buộc Trung Quốc phải có giải pháp mới. Ngay lập tức chính quyền Trung ơng đa ra khẩu hiệu “ngời Hồng Công cai trị Hồng Công”. Vậy một câu hỏi đợc đặt ra “Thế nào là ngời Hồng Công?" Chủ yếu là ngời Trung Quốc ở Hồng Công nhng cũng không loại trừ ngời nớc ngoài trong đó có ngời Anh. Bám vào quan điểm này, phía Anh yêu cầu những quan chức nớc ngoài có chứng minh th Hồng Công đều có thể là viên chức, thậm chí quan chức cấp cao. Nhng Trung Quốc phản đối, chỉ chấp nhận cho làm cố vấn và họ phải nhận thức rằng mình là ngời "làm thuê" chứ không phải là nhân viên do "nớc mẹ" cử đến. Cần phải tin ngời Trung Quốc ở Hồng Công có thể quản trị tốt Hồng Công. Nếu gặp khó khăn thì xin Trung - ơng giúp đỡ nhng dứt khoát không thể tiếp tục để ngời nớc ngoài thống trị. Chính phủ Anh tỏ ra không hài lòng với “tự trị cao độ” mà muốn là “tự trị với mức độ lớn nhất”. Đặng Tiểu Bình phản đối không thể “hoàn toàn tự trị” vì sẽ

biến “một quốc gia hai chế độ” của Đặng thành “hai chế độ” nhng không phải trong “một quốc gia”.

Sự cách biệt về chính kiến, sự bất đồng về quan điểm của Trung Quốc và Anh quốc về vấn đề Hồng Công là một điều dễ hiểu. Vì vậy, để áp đảo Anh trong việc quyết định nền chính trị ở Hồng Công, Đặng Tiểu Bình đã tấn công mạnh mẽ về ngoại giao, không ngừng chỉ trích Anh có âm mu phá hoại, gây rối Trung Quốc trớc khi thu hồi chủ quyền Hồng Công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trớc một đối thủ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn - phía sau đó là một thị tr- ờng rộng lớn với hơn 1 tỷ dân. Ngời Anh vốn giỏi tính toán lợi - hại, sẽ phải nghĩ đến “liệu chỉ vì vấn đề Hồng Công mà làm hỏng quan hệ với nớc lớn, có đáng không?” Hiểu đợc nh vậy Anh từng bớc "xuống thang" trong tranh chấp với Trung Quốc. Tháng 10-1994, “Hiệp nghị Trung - Anh” đợc ký kết - ghi nhận thắng lợi của Trung Quốc về chính trị. Anh rơi vào tình thế “không còn sự

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 49 - 57)