Dự đoán về việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 71 - 76)

Đài Loan từ xa vốn là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, trong thế kỷ XVII Đài Loan có một thời kỳ là thuộc địa của Hà Lan. Đến năm 1863 đợc giải phóng sau đó sát nhập vào tỉnh Phúc Kiến. Năm 1895, Trung Quốc phải nhợng Đài Loan cho Nhật Bản theo Hiệp ớc Shimonoseki, nhân dân Đài Loan lại phải sống lệ thuộc vào Nhật Bản. Năm 1945, sau khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc Đài Loan đã đợc trả lại cho Trung Quốc. Không lâu sau đó, năm 1949 khi cuộc nội chiến Quốc - Cộng chấm dứt, Tởng Giới Thạch thất bại đã chạy sang Đài Loan, từ đó một chính quyền ở Đài Loan ra đời tồn tại song song với chính quyền Bắc Kinh. Mặc dù trong các phát ngôn của mình, hai bên đều coi nhau nh một (Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình và nhân dân Đài Loan tự coi mình là ngời Trung Quốc) nhng trên thực tế Đài Loan vẫn tồn tại nh một quốc gia riêng biệt.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục đích trớc mắt cũng nh mục tiêu lâu dài là phải thu hồi Đài Loan, tạo nên một quốc gia thống nhất. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lợc hớng ngoại của Trung Quốc. Song khó khăn lớn nhất gây cản trở cho việc thu hồi Đài Loan bắt nguồn từ thực tế tồn tại

của Đài Loan trong những thập kỷ qua, lại có thêm sự hỗ trợ của nớc Mỹ. Vấn đề Hồng Công cần tranh thủ nhân tâm, vấn đề Đài Loan lại càng cần nh vậy. Đài Loan và Đại lục đã có một quảng thời gian hơn nửa thế kỷ để "tích oán". Thực tế hai lần hợp tác Quốc - Cộng kết quả ra sao, đã có ấn tợng rất sâu. Những học giả ngời Mỹ gốc Hoa nhận xét: Căn cứ kinh nghiệm đàm phán trớc kia với Đảng Cộng sản khiến cộng sản ngày càng mạnh hơn. Quốc Dân Đảng đã có tâm lý chống đối lại việc đàm phán để thống nhất. Nếu Trung Quốc hy vọng thông qua đàm phán để đạt đến mục đích cuối cùng thì họ phải thành thực chứng minh và tránh ý đồ đồng hoá Đài Loan hay phá hoại Quốc Dân Đảng. Trừ phi Trung - Cộng có thể làm tiêu tan tâm lý nghi ngờ của Quốc Dân Đảng, chứ bình thờng không thể đàm phán với Đảng Cộng sản và ký bản Hiệp định nào khi họ cho rằng sẽ đa họ tới chỗ chết. Chứng minh lòng thành thực cần có sự thật, lịch sử giao dịch Quốc - Cộng khiến cho Quốc Dân Đảng cha thể loại bỏ hết tâm lý nghi ngại. Vậy sẽ dùng biện pháp gì để chứng minh là sau này Đảng Cộng sản sẽ không nuốt sống họ? Vì thể việc giải quyết vấn đề Hồng Công theo mô thức "một quốc gia hai chế độ" có giá trị to lớn đối với việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Nhng cũng có ý kiến cho rằng, thu hồi chủ quyền ở Hồng Công của Trung Quốc không loại trừ khả năng "gặp may". Cần suy nghĩ về vấn đề đơn giản này để rút kinh nghiệm giải quyết vấn đề phức tạp hơn là Đài Loan. Vấn đề Hồng Công là vấn đề quốc tế, vì thế Anh quốc và Trung Quốc không thể vi phạm đợc. Nhng Đài Loan và Đại lục chỉ là vấn đề chính trị nội bộ của một nớc, nên việc tuân thủ hiệp nghị là tơng đối khó khăn. Lịch sử hợp tác Quốc - Cộng đã chứng minh rằng: Hai bên không chịu ký vào văn bản hiệp nghị để vứt bỏ quyền nuốt sống đối phơng. Xem ra, những thoả hiệp đạt đ- ợc giữa Trung Quốc và Anh về việc giải quyết vấn đề Hồng Công không nhất định có thể thuyết phục đợc Đài Loan. Làm thế nào để Đài Loan có niềm tin vào Đảng Cộng sản với t cách là Đảng cầm quyền? Mọi tuyên bố, nói chuyện, thề thốt... đều không đủ sức mạnh để giải quyết vấn đề - chỉ có thể tiến hành lập pháp. Vì thế khi đánh về "Luật cơ bản", Đặng Tiểu Bình đã nói: Chủ trơng "một nớc hai chế độ" của chúng ta có thực sự thành công đợc không, cần thể hiện

trên bộ luật cơ bản về Khu HCĐB Hồng Công. Bộ luật cơ bản này còn làm mẫu mực cho áo Môn, Đài Loan". Luật cơ bản về Hồng Công không phải dùng để gò bó ngời Hồng Công mà để ngời Hồng Công có thể yên tâm và ngời Đài Loan có thể tin tởng: "một nớc hai chế độ" và quy định bao nhiêu năm không thay đổi... không phải là thủ đoạn hay lời nói tuỳ tiện, mà là để chấp hành thực sự, mong phía Đài Loan xoá bỏ tâm lý thiếu tin tởng. Nhng không thể nói là làm ngay đợc. Mô thức Hồng Công tiến hành đẹp đẽ nh vậy mà phía Đài Loan không mảy may rung động. Năm 1980 "Quốc vụ viện" công bố điều kiện u đãi đối với hàng hoá Đài Loan khi nhập vào Trung Quốc nhng Đài Loan vẫn im lặng. Cho đến năm 1986, Đài Loan vẫn cha có động tĩnh gì lớn. Tại sao lại nh vậy? Một lẽ rất đơn giản, Đài Loan tồn tại nh một thực thể độc lập hơn nửa thế kỷ qua, điều quan trọng thể chế chính trị này đợc c dân trên đảo tiếp nhận về cơ bản. Hiện tại cái liên kết hai bờ eo biển ngoài ý thức đồng tông chỉ còn là mối thù oán đã hình thành trong lịch sử. Phía Đài Loan hiện vẫn cha từ bỏ quốc sách "thu hồi Đại lục", điều này là một trở ngại lớn cho việc thực hiện "một nớc hai chế độ" của Trung ơng đối với địa phơng. Giả sử, một ngày nào đó Đài Loan tỏ ra nhạt nhẽo hoặc từ bỏ "cơng lĩnh thống nhất" Tổ quốc thì sợi dây liên hệ giữa hai bờ chỉ còn lại có tình cảm dân tộc. Mà tình cảm là thứ có thể nhạt dần theo thời gian. Tình yêu nớc không phải là lực hút đối với nhân dân Đài Loan vì Đài Loan không có thời gian dài nằm dới sự thống trị của thực dân. Dân c Đài Loan sợ rằng khi thực hiện thống nhất với Đại lục họ sẽ mất đi điều kiện sống hiện có. Nói tới việc hợp tác Quốc - Cộng lần thứ 3 rất dễ gợi lại những ký ức không mấy đẹp đẽ xa kia. Dùng biện pháp gì để đập tan cánh cửa này? đó là một câu hỏi. Thế hệ lãnh đạo thứ ba của Trung Quốc đã quyết định đẩy mạnh giao lu với Đài Loan dựa trên 3 mặt "buôn bán, giao thông, bu điện" qua những tiếp xúc đó nhằm làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Sách lợc liên hệ 3 mặt đã đáp ứng đợc những tâm tình nhớ quê hơng của những ngời già ở Đài Loan. Đại lục lại đa ra nhiều chính sách u đãi khi ngời Đài Loan về thăm Trung Quốc: Có phòng đợi ở nhà ga, có trợ cấp cho những ngời định c tại quê nhà, tạo điều kiện cho họ đợc hởng tính u việt của CNXH.

Sự rộng mở của chính sách đối với Đài Loan của Đại lục đã tạo thuận lợi cho thơng nhân Đài Loan quyết định đầu t vào Trung Quốc. Tất cả những việc này có tác dụng bù đắp lại những thù oán đã tích tụ lâu ngày. Nó chứng minh một điều Đại lục không cố ý cô lập hay đả kích Đài Loan, tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Kinh tế dựng nên vũ đài cho chính trị biểu diễn. Khi kinh tế đã có sự giao lu, sợ gì chính trị không có hợp tác. Năm 1992, lãnh đạo hai bên đã có cuộc tiếp xúc cấp cao ở Xinggapo và ký kết 4 hiệp nghị. Cuối cùng Đài Loan đã cũng đã chịu đàm phán với Đại lục, có điều còn cách một lớp "găng tay trắng". Có thể nói, sức mạnh chính trị không thể cỡng lại đợc sức hấp dẫn của thị trờng với những lợi nhuận cao về kinh tế. Nhờ đó sẽ mở ra những điều kiện để cho hai bờ "đàm phán về vấn đề thống nhất" theo mô hình "một quốc gia hai chế độ". Tất yếu, việc qua lại về buôn bán, văn hoá, tình cảm, cuối cùng sẽ phá vỡ đợc ngăn cách và tiến sang lĩnh vực chính trị.

Sự đổi mới trong t duy của giới lãnh đạo Trung Quốc, sự mềm dẻo với các vấn đề chính trị nhạy cảm, sự thành công trên cả hai phơng diện lý luận và thực tiễn của mô hình "một nớc hai chế độ" đã mở ra những khả năng mới cho cuộc đàm phán Đài Loan - Trung Quốc. Trung Quốc sẽ hoàn thành mục tiêu thống nhất quốc gia - vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Mô hình "một quốc gia hai chế độ" ngày càng chứng tỏ tính u việt và sự linh hoạt, đó sẽ là lực hút để hai bên đi đến quyết định cuối cùng.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hồi hông kông của nước cộng hoà nhân dân trung hoa (Trang 71 - 76)