0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hồng Công Khu hành chính đặc biệt của nớc CHND Trung Hoa.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HỒI HÔNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (Trang 60 -71 )

Hoa.

Sau những tranh chấp, ngày chuyển giao chủ quyền ở Hồng Công đã đến. Vào thời điểm "giao thừa" giữa ngày 30-6 và ngày 01-7-1997, Hồng Công - "Hòn ngọc Viễn Đông" bớc sang trang sử mới, đây là giờ phút lịch sử không thể quên của ngời Trung Quốc. Đại lục thay Anh cai quản bán đảo này với sự thực nghiệm trên thực tiễn của mô hình "một quốc gia hai chế độ". Trung Quốc khôi phục chủ quyền tại Hồng Công đã dẫn đến những biến chuyển quan trọng trên nhiều phơng diện.

3.1.1. Kinh tế .

Khi đánh giá về Hồng Công, sau khi Trung Quốc đã khôi phục chủ quyền có rất nhiều quan điểm khác nhau. Ông Pirapon, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Kim cơng Kim Tự Tháp - Công ty lớn nhất Thái Lan chuyên xuất khẩu đá quý sang Hồng Công quả quyết: "Ba năm sau ngày trao trả, Hồng Công sẽ trở nên điêu tàn". Ông ta cho rằng: cơ cấu quản lý của Trung Quốc "sẽ đục ruỗng Hồng Công. Các công ty lớn sẽ bỏ đi, các xí nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản". Đa số d luận không đồng tình với cách nhìn nhận bi quan quá đáng đó. Bởi vì Hồng Công có một sức cạnh tranh kinh tế mạnh, Trung Quốc đang quyết tâm làm tất cả để duy trì sự phồn vinh kinh tế của Hồng Công và hầu nh tất cả các đối tác kinh tế của Hồng Công dù là Anh, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Singgapo... chẳng đợc lợi gì nếu nền kinh tế Hồng Công bị sụp đổ. Theo "Niên báo năng lực cạnh tranh thế giới" xuất bản năm 1997, Hồng Công là một trong những trung tâm tài chính, thơng mại và buôn bán quốc tế: Hồng Công đứng thứ hai trên thế giới về khả năng cạnh tranh kinh tế, thứ 7 thế giới về dự trữ ngoại tệ, thứ 5 thế giới về ngân hàng, thứ 8 về thơng mại và thứ 10 về xuất khẩu dịch vụ. ở châu á Hồng Công là trung tâm tài chính chỉ đứng sau Tôkyô. Những con số nêu trên không chỉ nói lên sức mạnh kinh tế của Hồng Công mà còn chứng tỏ

nền kinh tế ấy gắn liền với lợi ích kinh tế của nhiều quốc gia và khu vực, trớc hết là cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc đã chủ trơng duy trì hiện trạng Hồng Công ít nhất trong 50 năm. Hơn nữa, tơng lai của Hồng Công sẽ quyết định đờng lối "một nớc hai chế độ" của Trung Quốc có đạt tới những mục tiêu còn quan trọng hơn cả Hồng Công hay không? Do vậy, Trung Quốc đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng sẽ giữ nguyên thể chế và luật pháp kinh tế ở Hồng Công.

Mô thức "một quốc gia hai chế độ" chịu thử thách đầu tiên về kinh tế bằng cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái Lan rồi lan sang các nớc trong khu vực và Hồng Công cũng không nằm ngoài tác động của cơn bão khủng hoảng suy thoái ấy, nó khiến cho nền kinh tế Hồng Công rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng nhất trong suốt 30 năm qua. Các chỉ tiêu kinh tế bị trợt xuống một cách toàn diện. Suy thoái kinh tế đã làm cho hơn 1.200 công ty bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,3% trong tháng 5 năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh. Ngành du lịch cũng ít nhiều chịu ảnh hởng, doanh thu giảm 14,7% so với trớc năm 1997. Sự giảm sút của ngành du lịch kéo theo tác động xấu đến nhiều ngành kinh tế khác nh: hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng và tiêu dùng.

Kinh tế Hồng Công sa sút làm cho cam kết "giữ cho Hồng Công tiếp tục phồn vinh" của lãnh đạo Trung Quốc bị thách thức nghiêm trọng. Trớc tình hình này, Bắc Kinh đã ra sức hỗ trợ cho kinh tế Hồng Công: Huy động khoảng 10 tỷ USD theo kế hoạch đầu t vào Bắc Mỹ chuyển về đầu t vào Hồng Công, chuyển 1 tỷ USD từ ngân hàng Luân Đôn về làm vốn tại Hồng Công. Đó là cha kể đến việc chính phủ Trung ơng khuyến khích và nới lỏng cho các địa phơng tới Hồng Công du lịch.

Những nỗ lực của chính phủ Trung ơng cùng với cố gắng của chính quyền Hồng Công giúp Hồng Công vợt qua "cơn bão táp" tài chính, khép lại thế kỷ XX đối với Hồng Công bằng một sự êm ả về kinh tế. Sang thế kỷ XXI, kinh tế Hồng Công có bớc phát triển mới. Đặc biệt trong các mối quan hệ kinh tế

giữa Hồng Công với Trung Quốc lục địa, với Đài Loan, với các cờng quốc khác trong khu vực và trên thế giới.

Trong mối quan hệ giữa Hồng Công với Đại Lục, Trung Quốc đã thừa nhận những lợi thế lớn về kinh tế và tài chính mà Hồng Công mang lại cho Trung Quốc:

- Hồng Công cung cấp 35 % đến 40% ngoại tệ cho Trung Quốc và là thị trờng tiêu thụ lớn nhất chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu của Đại Lục.

- Hồng Công là "chiếc cầu nối", là "cánh cửa sổ" giúp cho quá trình hiện đại hoá của nền kinh tế Trung Quốc. Hồng Công đã và vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thơng mại chuyển khẩu giữa Trung Quốc và thế giới. Trong t- ơng lai, Hồng Công vẫn là cảng tự do mở cửa với đầy đủ những đặc điểm của nó (mức độ tự do và mở cửa cao, chức năng nhiều, khả năng lớn ) và vẫn duy trì…

đợc địa vị trung tâm mậu dịch quốc tế. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đầu t chiều sâu vào Hồng Công, làm cho quá trình hội nhập giữa Hồng Công và Đại lục càng thêm mật thiết và vơn rộng ra nhiều lĩnh vực khác nh: Khoa học kỹ thuật, du lịch, công việc chế tạo... Nhờ vậy quan hệ thơng mại giữa Hồng Công và Đại lục vốn đã khăng khít nay càng khăng khít hơn trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Mối quan hệ kinh tế thơng mại này có sự tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau đồng thời cũng cạnh tranh với nhau tạo nên sự phát triển cho nớc Trung Hoa rộng lớn theo mô hình "một quốc gia hai chế độ".

Hồng Công là một đô thị quốc tế. Vì vậy, sự phát triển của Hồng Công không chỉ phụ thuộc vào Hồng Công, Trung Quốc mà còn chịu ảnh hởng của mối quan hệ giữa Hồng Công với các nớc trong khu vực và trên thế giới. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, xu thế của nền kinh tế thế giới ở thế kỷ XXI là trí tuệ hoá và toàn cầu hoá. Điều này là u thế của Hồng Công, vì từ trớc đến nay nền kinh tế Hồng Công vốn đã là nền kinh tế trí tụê hoá. Ưu thế đặc biệt đó đã giúp Hồng Công tiếp tục là nơi thu hút sự đầu t lớn từ bên ngoài với những đại diện có thể kể đến nh: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, các quốc gia Đông Nam á... và ngợc lại Hồng Công cũng trở thành một đối tác đầu t đến nhiều khu vực khác mà Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) là một ví dụ.

Xuất phát từ thực lực kinh tế của Hồng Công trong những năm qua dới quyền quản trị của nhà nớc Trung Hoa. Chúng ta có thể tin tởng rằng Hồng Công sẽ là viên ngọc sáng lấp lánh trên vũ đài kinh tế khu vực và thế giới trong thế kỷ XXI.

3.1.2. Chính trị.

D luận quốc tế tỏ ra thận trọng, dè dặt hơn trong vấn đề đánh giá triển vọng tình hình chính trị Hồng Công sau ngày chuyển giao chủ quyền. Trong Tuyên bố chung Trung - Anh và trong Luật cơ bản, Trung Quốc đã cam kết để Hồng Công đợc hởng nền tự trị cao độ, duy trì thể chế chính trị, luật pháp hiện hành và lối sống vốn có trong "50 năm không thay đổi". Tuy nhiên, "50 năm không thay đổi" là một cách nói. Sự vật luôn luôn thay đổi, không có gì là bất biến. Vấn đề là thay đổi nh thế nào. Chính phủ CHND Trung Hoa cam kết duy trì thể chế chính trị và lối sống của Hồng Công, "50 năm không thay đổi" có nghĩa là cam kết để Khu HCĐB Hồng Công đợc hởng một quy chế tự trị cao độ và lâu dài. Chính phủ Trung ơng không áp đặt thể chế và lối sống mới, để Hồng Công đợc tiếp tục ổn định và phồn vinh. Điều đó không những phù hợp với nguyện vọng của riêng của Hồng Công mà còn rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nhng nh vậy không có nghĩa là nền chính trị và lối sống ở Hồng Công sẽ đợc "ớp lạnh" trong 50 năm. Xã hội Hồng Công sẽ luôn thay đổi và chúng ta hãy tin tởng sự thay đổi đó sẽ diễn ra theo chiều hớng tốt đẹp. "50 năm" chỉ là cách nói về sự lâu dài, chứ không phải là một định lợng thời gian cụ thể.

Thực tiễn đã và sẽ cho thấy, biến t tởng chính trị "một quốc gia hai chế độ" thành hiện thực cuộc sống không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ, giải quyết nh thế nào vấn đề bảo đảm quyền tự do dân sự? Dân Hồng Công đã quen với kiểu tự do phơng Tây, nhất là tự do lập hội và tự do biểu tình. Luật lệ hiện hành ở Hồng Công quy định: Khi thành lập một tổ chức đoàn thể chỉ cần thông báo cho ngành hữu quan là đủ, khi tổ chức một cuộc mít tinh chỉ cần thông báo cho cảnh sát... Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Uỷ ban trù bị tiếp quản Hồng Công họp tại Bắc Kinh đầu năm 1997 đã thông qua việc bãi bỏ một số điều luật hiện hành ở Hồng Công. Tất nhiên, mọi thay đổi luật lệ ở Hồng Công do các cơ quan

hữu trách của Khu HCĐB Hồng Công quyết định, chính phủ Trung ơng không can thiệp. Mọi luật lệ Hồng Công trong tơng lai không đợc vi phạm những nguyên tắc trong Luật cơ bản.

Đã phải có những thay đổi, những xáo trộn và cả sự nghi ngại nhng kể từ ngày trở về với Trung Quốc tình hình chính trị Hồng Công vẫn ổn định. Việc tuân thủ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" đợc bảo đảm, ngời dân Hồng Công vui vẻ đến nhiệm sở, cửa hiệu, thực hiện bổn phận của mình trong những bộ quần áo đặc trng Trung Hoa. Lá cờ đỏ 5 sao của CHND Trung Hoa và cờ 5 ngôi sao in trên 5 cánh hoa của Khu HCĐB Hồng Công tung bay trên các toà nhà trụ sở của các cơ quan chính quyền. Đó là những biểu hiện rõ nét về một nền chính trị đặc biệt tại Hồng Công sau sự kiện 01-7-1997 .

3.1.3. Xã hội.

Sự thay đổi về chính trị, kinh tế dã dẫn đến sự biến thiên về mặt xã hội. Xã hội Hồng Công xuất hiện những điểm mới hoàn toàn khác trớc. Trung Quốc trở thành một đất nớc có hai đồng tiền và Hồng Công là một đặc khu có 3 ngôn ngữ. Đồng đô la Hồng Công từ trớc đến nay là đồng tiền duy nhất lu hành ở Hồng Công. Nhng với việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền ở Hồng Công, đồng nhân dân tệ đã đợc sử dụng ở các cửa hàng, cửa hiệu một cách khá tự nhiên.

Về ngôn ngữ, Hồng Công cũng sẽ thay đổi. Hiện nay ở Hồng Công cả ba ngôn ngữ: tiếng Quảng Đông, tiếng Anh, tiếng phổ thông Trung Quốc đều đợc sử dụng phổ biến.

Ngời dân Hồng Công đã quen với việc sử dụng tem th và hộ chiếu có in hình Quốc huy nớc CHND Trung Hoa để ra nớc ngoài. Những cuộc thi đấu truyền thống nh: đua ngựa, đấu ngựa vẫn đ… ợc tiến hành đều đặn nhng các biểu tợng nh: cờ Anh, hình tợng Nữ hoàng Anh đã không còn tồn tại. Thay vào đó lá cờ 5 sao sẽ phấp phới bay trên nóc các công sở, bến tàu, hải cảng khắp Hồng Công. Theo quy định mới của chính quyền đặc khu, Hồng Công sẽ có ngày nghỉ trong năm nhiều nhất thế giới: Hồng Công là nơi vừa duy trì ngày nghỉ truyền thống của phơng Đông (nghỉ tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Thanh minh, Trung thu ), vừa thực thi những ngày nghỉ mang màu sắc ph… ơng Tây

nh: Noel, lễ phục sinh, Tết dơng lịch riêng ngày sinh Nữ hoàng Anh không đ… - ợc nghỉ nữa. Thay vào đó, Hồng Công đợc nghỉ thêm hai ngày: ngày 1-7 (ngày kỉ niệm Hồng Công trở về với Đại lục) và ngày Quốc khánh nớc CHND Trung Hoa (1-10).

Đó là những thay đổi mang tính tợng trng ở Hồng Công sau ngày 01-7- 1997. Những thay đổi này đã trở nên quen thuộc đối với Hồng Công và nó góp phần làm cho Hồng Công trở thành một "đặc khu đặc biệt" của nớc CHND Trung Hoa.

Gần mời năm qua, phơng châm "một quốc gia hai chế độ" đã đợc quán triệt và thực hiện một cách triệt để ở Hồng Công. Chế độ kinh tế - xã hội và ph- ơng thức sinh hoạt ở Hồng Công đợc duy trì, luật pháp về cơ bản không thay đổi. Quyền quản lý hành chính, quyền lập pháp, quyền t pháp và quyền trung thẩm độc lập ghi trong Luật cơ bản đã đợc thể hiện đầy đủ ở Hồng Công, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội của ngời dân Hồng Công vẫn đợc bảo vệ. Địa vị cảng tự do và khu thế quan độc lập của Hồng Công ngày càng đợc tăng cờng và củng cố, không gian hoạt động quốc tế của Hồng Công chẳng những không bị thu hẹp, mà còn đợc mở rộng hơn. Tất cả những điều kể trên không chỉ có tác dụng giữ vững cục diện xã hội ổn định, duy trì đời sống an c lạc nghiệp cho ng- ời dân mà còn là nhân tố thiết thực thúc đẩy quá trình phục hồi và chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế Hồng Công. Chúng ta có cơ sở để tin rằng, chính phủ Trung Quốc có quyết tâm và biện pháp khả thi để duy trì sự ổn định chính trị và phồn vinh kinh tế của Hồng Công trong thế kỷ này. Thực hiện cho kỳ đợc mô hình "một quốc gia hai chế độ" làm nên kỳ tích trong lịch sử thế giới hiện đại không chỉ bằng lý luận mà còn trên cả thực tiễn.

3.2. Trung Quốc với mô hình "một nớc hai chế độ".

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của lý luận "một nớc hai chế độ". độ".

Do đặc điểm lịch sử riêng biệt, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn vẫn cha đợc thống nhất trọn vẹn. Thống nhất đất nớc hoàn toàn trở thành nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc,

đồng thời cũng là lợi ích cơ bản của dân tộc. Nhng thống nhất bằng cách nào, con đờng nào để Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan trở về với Trung Quốc mà vẫn phát huy đợc u thế của các vùng đất này? Kiến giải vấn đề này, Đặng Tiểu Bình - "hạt nhân" của thế hệ lãnh đạo thứ hai ở Trung Quốc đã đa ra phơng châm "một nớc hai chế độ". Sau này trở thành một trong những nội dung quan trọng của lý luận xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.

Vào giữa những năm 50 của thế kỷ trớc, chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "giữ nguyên hiện trạng" đối với Hồng Công và Ma Cao, còn với Đài Loan thì chuyển từ chính sách giải quyết bằng vũ lực sang giải quyết song song bằng đàm phán hoà bình và tấn công quân sự. Trong đó đối thoại th- ơng lợng đợc xem là giải pháp chủ yếu. Vì vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán với chính quyền Quốc Dân Đảng để giải quyết vấn đề Đài Loan. Nh vậy, trên thực tế đã manh nha nên cái phôi thai "một nớc hai chế độ".

Qua quá trình vận động, t tởng "một nớc hai chế độ" đợc Đặng Tiểu Bình chính thức đề cập đến vào năm 1979 trong một bài phát biểu tại Quốc hội Mĩ. Ông nói: "Chúng tôi không dùng lại cách nói "giải phóng Đài Loan", chỉ cần thực hiện thống nhất tổ quốc, chúng tôi sẽ tôn trọng và thực hiện chế độ hiện hành ở đó". Điều đó có nghĩa là, chỉ cần nhà đơng cục Đài Loan tiếp thu phơng

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HỒI HÔNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (Trang 60 -71 )

×