4. Cấu trúc của khúa luận
2.3.3. Tôn Trung Sơn với “Tam đại chính sách”
Dới tác động của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời năm 1917 ở nớc Nga, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Trung Quốc sau phong trào Ngũ Tứ đã tạo ra sự biến đổi về mặt nhận thức của Tôn Trung Sơn. Ông nhận thức lịch sử bằng một cách nhìn mới, tiến bộ hơn. Chính vì thế Tôn Trung Sơn đã sửa đổi, giải thích “chủ nghĩa Tam dân” theo quan niệm mới nên “chủ nghĩa Tam dân mới” đã ra đời. Bên cạnh việc giải
thích chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh theo một quan niệm hoàn toàn mới mẻ phù hợp với thực tế Trung Quốc. Tôn Trung Sơn còn đề ra chiến lợc mới tiến bộ, đó là ba chính sách lớn “Liên Nga, liên cộng, phù trợ công – nông” đợc lịch sử gọi là “Tam đại chính sách”. Đây là cơ sở cho sự hợp tác giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1924- 1927.
Xét về mặt t tởng, việc Tôn Trung Sơn đề ra ba chính sách đó rất phù hợp với thực tế lịch sử. Chủ nghĩa Tam dân cũ của ông hoàn toàn thất bại sau khi Viên Thế Khải cớp quyền và hình thành nên một “quái thai” chính trị ở Trung Quốc. Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ ngai vàng đế chế ngự trị hàng năm ở Trung Hoa nhng lại không lật đổ đợc quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột nông dân của giai cấp địa chủ phong kiến, không đánh đổ đợc ách nô dịch của bọn đế quốc đang đè nặng lên số phận của dân tộc. Cách mạng Tân Hợi đã không khai sinh ra đợc một nền dân chủ cộng hoà thực sự mà lai đẻ ra một quái thai chính trị đó là chế độ phong kiến quân phiệt của bọn Viên Thế Khải núp dới danh nghĩa Trung Hoa dân quốc. Điều này chứng tỏ những lý luận mà Tôn Trung Sơn xây dựng đợc áp dụng trong cách mạng Tân Hợi đã thất bại hoàn toàn. Muốn lôi kéo tập hợp đợc quần chúng thực hiện những mục tiêu cách mạng, Tôn Trung Sơn xây dựng đợc áp dụng trong cách mạng Tân Hợi đã thất bại hoàn toàn. Muốn lôi kéo tập hợp quần chúng thực hiện những mục tiêu cách mạng, cần phải có sự thay đổi, phải xây dựng một học thuyết mới phù hợp hơn. Xét về hoàn cảnh, tình hình Trung Quốc, lúc này Tôn Trung Sơn đề ra chính sách “Liên Nga, liên cộng, phù trợ công – nông” là một điều hoàn toàn hợp lí. Không chỉ dới tác động của cuộc cách mạng Tháng Mời Nga hay sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà sự thay đổi đó là do yêu cầu lịch sử đặt ra.
Trong chủ nghĩa Tam dân mới, Tôn Trung Sơn cho rằng, cách mạng Trung Hoa không những có nhiệm vụ giải phóng cho dân tộc
mình mà còn có nhiệm vụ giải phóng các dân tộc nhỏ yếu ở á Đông. Chủ nghĩa thực dân ở xung quanh Trung Hoa bị tiêu diệt thì nền hoà bình ở á Đông và Trung Hoa mới vững vàng. Muốn Quốc dân đảng thực hiện đợc nhiệm vụ trên, Tôn Trung Sơn cho rằng Quốc dân đảng nhất định phải liên minh với nớc Nga Xô viết, phải bắt tay với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bảo vệ đời sống của công – nông.
Chủ nghĩa Tam dân mới mà sách lợc của nó là Tam đại chính sách đã làm cho Quốc dân đảng vào những năm cuối đời của ông đã tạo cơ sở cho sự hợp tác Quốc – Cộng trong cuộc chiến tranh Bắc – Phạt sau này.