0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Sự ra đời của giai cấp công nhân Trung Quốc

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TƯ TƯỞNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC (CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX) (Trang 57 -59 )

4. Cấu trúc của khúa luận

2.4.1. Sự ra đời của giai cấp công nhân Trung Quốc

Trớc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, trong xã hội Trung Quốc chỉ có hai giai cấp chủ yếu là đại chủ phong kiến và nông dân. Sau chiến tranh Nha phiến, đã xuất hiện một số giai cấp và tầng lớp mới, trong đó có giai cấp t sản và giai cấp công nhân.

Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa t bản ở Trung Quốc cũng là quá trình ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân Trung Quốc hình thành trong điều kiện đặc biệt của một nớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến, trong một thời gian dài nằm ngoài sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. Những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt không thể không tác động đến quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Trung Quốc. Trớc cách mạng Tân Hợi, số lợng công nhân công nghiệp khoảng 60 vạn, đến năm 1919 tăng lên khoảng 2 triệu. Ngoài ra còn có gần 12 triệu công nhân làm việc trong các xí nghiệp thủ công. Toàn bộ đội quân lao động làm thuê khoảng 50 triệu ngời trong đó khoảng 30 riệu ngời làm

việc trong nghành nông nghiệp. Những số liệu đó cho thấy, sự phát triển của chủ nghĩa t bản Trung Quốc đã ở mức độ nhất định nhng nhìn chung Trung Quốc vẫn là một nớc nửa thuộc địa, trình độ phát triển công nghiệp còn thấp, tàn tích phong kiến chiếm u thế trong cấu trúc kinh tế xã hội và sự phân hoá giai cấp cha hoàn thành.

Giai cấp công nhân Trung Quốc ngay từ khi mới ra đời đã mang những u điểm căn bản của giai cấp công nhân nói chung, bên cạnh đó giai cấp công nhân Trung Quốc còn có những đặc điểm riêng rất nổi bật. Thứ nhất, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nhất là các thành phố biển nh Thợng Hải, Thiên Tân, Thanh Đảo, Vũ Hán, Quảng Châu… Về nghề nghiệp, họ chủ yếu tập trung trong các xí nghiệp đờng sắt, hầm mỏ, vận tải, dệt, đóng tàu và chế biến lơng thực, thực phẩm. Về xí nghiệp, chủ yếu tập trung vào các xí nghiệp lớn từ 500 ngời trở lên. Vì vậy tính tập trung của giai cấp công nhân Trung Quốc là một trong những đặc điểm nổi bật. Chính sự tập trung của giai cấp công nhân Trung Quốc ở trình độ cao cả về nghành sản xuất, cả về vùng có ảnh hởng trực tiếp đến sự phát triển ý thức giai cấp cũng nh tính tổ chức, và về sau, đó là điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, tổ chức của Đảng Cộng sản. Thứ hai, giai cấp công nhân Trung Quốc phải chịu cùng một lúc ba tầng áp bức, của chủ nghiã đế quốc, các thế lực phong kiến và của giai cấp t sản trong nớc. Thứ ba, mặc dù số lợng không nhiều nhng giai cấp công nhân Trung Quốc lại có mối liên hệ hết sức mật thiết với giai cấp nông dân và những ngời lao động khác.Thứ t, trong quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân, ở hầu hết các nớc châu Âu đã hình thành tầng lớp “công nhân quí tộc”, còn ở Trung Quốc hầu nh không xuất hiện tầng lớp công nhân này. Đây là điều kiện thuận lợi để đoàn kết lực lợng, thống nhất ý chí và kiên quyết cách mạng trong giai cấp công nhân.

Nhìn chung, giai cấp công nhân Trung Quốc còn quá trẻ, số lợng tơng đối ít, trình độ văn hoá còn thấp (so với giai cấp t sản), trong hàng ngũ giai cấp còn mang nặng t tởng nông dân, quan niệm phờng hội và nhiều quan

điểm lạc hâu. Đây cũng chính là hạn chế của giai cấp công nhân Trung Quốc nói riêng và của giai cấp công nhân ở các nớc thuộc địa, phụ thuộc nói chung. Điều này chính là những khó khăn trong công tác tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân của Đảng cộng sản sau này. Nhng giai cấp công nhân Trung Quốc với những đặc điểm đã nêu trên, khi đựoc trang bị về lý luận cách mạng và khoa học, sẽ là giai cấp đóng vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ cũng nh trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TƯ TƯỞNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC (CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX) (Trang 57 -59 )

×