Chữ viết, ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 113 - 116)

Trước đây, ở Đông Nam Á, người ta nhìn nhận vai trò của văn hóa là văn học, hay đúng hơn, trước hết là văn học, trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. vì vậy, Al-Attas đã phê bình các nhà nghiên cứu phương tây như Van Leur chỉ xem “các tượng đài, chạm khắc và các loại hình sân khấu múa

rối là loại hình biểu hiện của một nền văn hóa cao, mà không chỉ ra một xã hội mang tính “trí tuệ” và “lý trí” cao cả, với sự hiểu biết khoa học” [60; 82].

Theo ông, khi đánh giá vai trò, vị trí của Islam ở Đông Nam Á, thì cái mà người ta cần tìm “không phải là ở trong tượng đài hay tranh điêu khắc và

rối bóng, mà là trong ngôn ngữ và chữ viết” [60; 82]. Một trong những yếu tố

phản ánh ảnh hưởng của Islam trong lĩnh vực này chính là sự phát triển tiếng Malayu thành ngôn ngữ Isalm trong khu vực Đông Nam Á. Tiếng Malayu không chỉ là ngôn ngữ trung gian trong giao tiếp buôn bán, sinh hoạt, ngôn ngữ của văn học anh hùng ca và tiểu thuyết, mà còn là ngôn ngữ thích hợp để

chuyển tải các tư tưởng triết học Islam. Chính trong quá trình được sử dụng để truyền bá tôn giáo, “tiếng Malayu trở nên hoàn thiện hơn, giàu thêm lên bởi

có thêm nhiều từ và thuật ngữ Arập, Ba Tư Islam” [60; 83]. Cũng trong quá

trình đó, tiếng Malayu đã trở thành ngôn ngữ trung gian chủ yếu của người Muslim ở Đông Nam Á, nhất là vùng Đông Nam Á hải đảo. Vì vậy, Al-Attas đã đánh giá cao vai trò của Islam trong việc đưa tiếng Malayu trở thành ngôn ngữ chung của một dân tộc, và đổi lại, tiếng Malayu đã có “một vai trò lịch sử

cao cả là ngôn ngữ thứ hai của Islam, như tiếng Arập đã làm vào thời kỳ Islam mới hình thành ở Trung Đông” [60; 83]. Ông cho rằng, thời tiền Islam,

người Malayu đã không có chữ viết thống nhất như chữ Malayu chẳng hạn, bởi vì, “Trong các văn bản Malayu ở thế kỷ XVI - XVII đã có các thuật ngữ “người Malayu”, “nước Malayu” nhưng không có thuật ngữ “tiếng Malayu” mà lại có thuật ngữ “tiếng Jawi”.

Cuối thế kỷ XIII, cùng với sự du nhập Islam vào khu vực Đông Nam Á thì chữ Arập cũng được truyền bá vào đây. Ban đầu, chữ Arập được dùng để truyền bá Islam. Nhưng do chữ Arập quá phức tạp cả trong cách viết và cách phát âm, cho nên làm cho những cư dân mới theo Islam gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc kinh Qur’an và các sách thiêng khác của Islam. Theo Abdullah, Hj. Ishah, “Chữ Jawi sử dụng bảng chữ cái bao gồm 28 chữ cái

Arập, kết hợp với 5 chữ cái trong bảng chữ cái Ba Tư để biểu đạt 5 âm của tiếng Malayu là: cha, nga, pa, ga và nya” [60; 84].

Chữ viết Jawi và cách phát âm của nó rất phù hợp với cấu trúc ngôn ngữ của người Malayu, giúp người ta dễ dàng phát âm các từ Arập khó khi đọc kinh Qur’an. Vì vậy, chữ Jawi không chỉ được dùng để biểu đạt tiếng Malayu mà đã thực sự có vai trò quan trọng trong việc học và giáo dục Islam của người Malayu, đồng thời, nó cũng góp phần phát triển và làm giàu thêm tiếng Malayu về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa. Không những thế, việc sử dụng chữ Jawi đã góp phần rất lớn trong việc truyền bá Islam và văn hóa Malayu ra

khắp khu vực. Chữ Jawi có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học và văn chương. Nhiều sách khoa học, kinh thánh, các sách văn học thời kỳ trước đã được viết bằng chữ Jawi.

3.3.2. Văn học

Về phương diện văn học, Islam có những đóng góp to lớn mà theo nghiên cứu của tiến sĩ văn học Lê Thanh Hương thì “Islam đã tạo những điều

kiện có tính chất quyết định về văn học Malayu có bước chuyển biến cơ bản: mở đầu truyền thống văn học viết; mở rộng nguồn tư liệu và phát sinh, phát triển các thể loại văn học viết độc đáo (cả thơ và văn xuôi)” [60; 85].

Al-Attas, S.M. Naguib cũng đánh giá rất cao vai trò của Islam đối với sự phát triển của văn học Malayu. Ông cho rằng: “Với ảnh hưởng của Islam, văn

học Malayu không còn dựa vào thần thoại và truyện cổ tích, cũng không chịu sự đánh giá của cung đình nữa, mà nó mang tính dân chủ hơn, nghiêm túc hơn và hợp lý hơn” [60; 85].

Không những thế, Islam đã trở thành đề tài vô tận cho các truyện sử Malayu, các nhân vật anh hùng Islam đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học Malaya, đặc biệt là. Trong các truyện ngắn, tiểu thuyết phản ánh các quan điểm và triết lý thần học Islam.

Sử thi Hang Tuah của người Malayu đã được viết từ thế kỷ XVI - XVII, kể về đô đốc Hang Tuah, một chiến binh dũng cảm và là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với nhà vua, dù ông ta là một bạo chúa. Vì nghe theo lời vu cáo của kể nịnh thần, nhà vua đã giết chết Hang Tuah. Nổi giận vì hành vi tàn bạo của nhà vua, Hang Jebat - người bạn thân của Hang Tuah đã nổi loạn chống lại nhà vua, bất chấp quan niệm đạo đức lúc bấy giờ “chống lại vua tức là chống lại thượng đế”. Hang Tuah đã được tể tướng cứu thoát, nhưng trớ trêu thay, chàng lạ bị nhà vua ép buộc giết chết Hang Jebat, người đã vì chàng mà làm phản. Vì trung thành với nhà vua, Hang Tuah đã giết chết Hang Jebat. Thế nhưng nỗi đau vì đã giết bạn và nỗi trăn trở “chân lý thuộc về ai” vẫn còn

day dứt đến ngày nay. Fatimah Busu đã viết truyện ngắn “Đêm tối của linh hồn” để đánh giá lại những tư tưởng của câu chuyện đau lòng xưa, trong lời

giới thiệu về tác giả và tác phẩm này, Harry Aveling viết: “Đã xuất hiện một sự nhất trí hợp lý rằng quyết định của nhà vua xử Hang Tuah là bất công, rằng cuộc nổi dậy của Hang Jebat để bẩo vệ bạn là đáng khen, và biện pháp đối xử của Hang Tuah đối với bạn là người bảo vệ mình là bất công và hèn hạ” [60; 87].

Như vậy, “sau khi Islam vào, văn hóa và xã hội của Malayu - Idonesia đã

vượt qua ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đến với nền văn hóa của Trung Đông và sau đó đến với nền văn hóa phương Tây. Trải qua quá trình hàng trăm năm, ảnh hưởng của Islam ngày càng thấm sâu, chi phối các trào lưu tư tưởng của văn học Đông Nam Á nói chung” [60; 86].

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w