Sultanate Samudr a Pasa

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 75 - 76)

Theo nhiều tài liệu cho biết, vào thế kỷ XIII, Samudra đã là nơi dừng chân cho những thương nhân buôn bán giữa các thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc. Đến thế kỷ XIV, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, Samudra đã trở thành một cảng chính ở phía Bắc Sumatra. Hykayat Raja Pasai cho biết, kinh đô của Samudra - Pasai là một trung tâm đô thị nằm ở rìa rừng mà sự giàu sang tấp nập của hoàng cung khiến cư dân vùng thượng lưu phải nể sợ.

Vào khoảng thế kỷ XIII, “Islam đã bắt đầu du nhập vào Sumatra và làm

tan rã nền văn hóa Ấn - Malayu ở đây” [13; 64]. Và đến khoảng năm 1296,

Sultanate đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, đó là Sultanate Samudra - Pasai. Nhờ trở thành Sultanate mà Samudra đã xâm nhập được vào mạng lưới thương mại quốc tế của những thương nhân Muslim. Cũng vì vậy mà vương quốc này trở nên hưng thịnh hơn. Các hoạt động thương mại ở đây đều do các thương nhân Muslim khống chế. Vì vậy, những người dân trong đất liền, không chấp nhận Islam nên đã bỏ trốn lên núi sinh sống. Để duy trì hoạt động buôn bán, các Sultan Samudra - Pasai phải thiết lập mạng lưới buôn bán, trao đổi hàng hóa với họ để lấy lâm sản (chủ yếu là hồ tiêu) phục vụ vào việc buôn bán quốc tế. Theo Mahuan (sứ giả nhà Nguyên) ghi chép thì Samudra - Pasai không chỉ là một trung tâm buôn bán hương liệu mà còn là nơi thuyền buôn nước ngoài đến tấp nập để bán hàng của mình và mua hồ tiêu. Theo Battuta, một người đã từng có mặt tại nhiều thương cảng quanh Ấn Độ Dương vào thế kỷ XIV cho biết, Samudra - Pasai là một trung tâm buôn bán quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á. Theo ông, Samudra - Pasai xuất sang nước ngoài các mặt hàng như: dừa, cau, các loại trái cây, long não, tre nứa, trầm hương, đinh hương, đậu khấu, hồ tiêu,… Điều đặc biệt là hầu hết các mặt hàng này đều không phải là của Samudra - Pasai mà họ cũng phải nhập từ nơi khác.

Nhờ có nền kinh tế phát triển vượt trội, quân đội lại được trang bị vũ khí hiện đại nên lãnh thổ của Sultanate Samudra - Pasai ngày càng được mở rộng, bao gồm hầu hết các bờ biển phía bắc Samudra, gồm cả Barus ở bờ biển phía Tây và Ramni… đều phải phụ thuộc.

Từ một nền kinh tế lấy thương mại làm nền tảng, Sultanate Samudra - Pasai đã mạnh lên trong quá trình giao lưu buôn bán với người nước ngoài. Song, do chỉ thiên về ngoại thương, không chú trọng phát triển nội thương, hơn nữa, nền kinh tế ngoại thương lại mang tính chất trung chuyển hàng hóa hơn là xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ. Do vậy nền kinh tế của Samudra - Pasai không thực sự bền vững, bị lệ thuộc vào bên ngoài. Lý giải về nguyên nhân đưa đến sự thịnh vượng cho các thương cảng Samudra - Pasai, các nhà nghiên cứu đã đưa ra “bộ ba công thức” là vị trí địa lý, Islam và thương mại. Trong đó nhân tố Islam đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo Hykayat Raja Pasai, “Samudra - Pasai đã được hình thành từ trước khi Sultan lên ngôi,

nhưng chỉ khi vị Sultan lên ngôi thì vùng đó mới trở nên hưng thịnh” [10; 96]. Đồng thời bộ ba công thức này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ của nó sau này.

Bước sang thế kỷ XV, do hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, Melaka từ chỗ là “một vùng đồng bằng có những dãy núi đẹp và đại dương bao bọc đã nhanh

chóng trở thành một thương cảng lớn, một thị trường mạnh, thu hút những ảnh hưởng của Islam đã bén rễ sâu ở Samudra - Pasai tới” [10; 98]. Sự lớn mạnh

của Melaka đã dần lấn át và thay thế vai trò của Samudra, trở thành trung tâm thương mại và truyền bá Islam lớn nhất khu vực trong thế kỷ XV.

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w