Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 120 - 132)

Đàn ông Islam Đông Nam Á thường mặc áo dài và quần Sarông, đầu đội mũ Calốt bằng nhung đen gọi là Pichi, có người quấn vải hoa quanh đầu như những Muslim Arập. Tấm áo thùng thình của người Arập cũng được du nhập

vào đây và phụ nữ Islam Đông Nam Á cũng mặc áo này. Tuy vậy, họ không nhất thiết phải mặc đồ trắng mà chỉ khi đi lễ nhà thờ, họ mới bắt buộc mặc trang phục màu trắng còn bình thường, họ có thể mặc những đồ vải hoa. Phụ nữ Arập khi ra đường phải che mạng và đàn ông phải đội khăn trên đầu nhưng ở Đông Nam Á, thì không bắt buộc phải như vậy. Phụ nữ chỉ cần quàng một tấm khăn trên đầu, không phải che mạng, còn đàn ông thì không cần phải đội khăn [28; 95].

Hôn nhân và gia đình

Trước kia, do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, người dân Đông Nam Á phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định hôn nhân theo chế độ đẳng cấp, con gái quý phái có thể kết hôn với con trai bần tiện, nhưng con trai quý phái không được kết hôn với con gái bần tiện. Từ khi Islam xâm nhập và phổ biến ở Đông Nam Á, mang theo tư tưởng “mọi người đều bình đẳng trước thánh

Allah” thì quan niệm hôn nhân ở đây có sự tiến bộ, nam nữ ở mọi đẳng cấp

đều có thể kết hôn với nhau. Khác với tập tục Islam truyền thống ở Arập, người Đông Nam Á (như ở Idonesia) không rước dâu mà rước rể đến nhà gái và ở đó đến khi có đứa con đầu lòng mới ra ở riêng [14; 62 - 63].

Quan niệm Islam cho rằng, “đàn bà là thửa ruộng để đàn ông khai khẩn” nên cho phép đàn ông có thể lấy bốn vợ. Tín đồ Islam ở Đông Nam Á cũng được phép lấy bốn vợ nhưng đại đa số chỉ lấy một vợ. Và người đàn ông cũng được phép ly hôn khá dễ dàng. Đối với đàn ông, trong vòng 100 ngày, anh ta có thể từ bỏ quyết định ly hôn để quay về với vợ cũ, song họ phải tổ chức rất tốn kém và chỉ được ly hôn một vợ tối đa ba lần, quá ba lần, nếu anh ta vẫn muốn quay lại thì anh ta phải chấp nhận những thủ tục và những điều kiện hết sức rắc rối. Sau khi ly hôn 100 ngày, người phụ nữ mới được phép tái giá để xác định đứa con (nếu có) là của chồng trước hay chồng sau [14; 63].

Lễ nghi ma chay theo phong tục Islam rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Trước đây, ở Đông Nam Á, có những nơi theo phong tục Bàlamôn, khi chồng chết, người phụ nữ cũng phải chết theo chồng. Từ khi Islam xâm nhập vào thì phong tục này đã được xóa bỏ, phụ nữ không còn bị coi là nô lệ của chồng nữa. Khi trong nhà có người chết, người thân phải đem người chết đi tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc thiêng liêng giữa họ và thánh Allah. Việc tắm rửa này còn có ý nghĩa như khi sống, các tín đồ phải tẩy thể trước khi cầu nguyện. Người ta dùng vải trắng để khâm liệm tử thi. Các tín đồ Islam ở Đông Nam Á tin rằng, sau khi chết, linh hồn kẻ bạc mệnh sẽ bay lên trời để được phán xét trong khoảng mười lăm phút, sau đó, linh hồn sẽ ở gần thây ma trong khoảng hai giờ sau khi chôn. Hai vị thần Monka và Nakir sẽ tới thẩm vấn người chết, nếu trước đây người chết là tín đồ trung thành thì sau ngày tận thế sẽ được gọi dậy. Vì thế, người ta luôn sẵn sang đón nhận cái chết. Đức tin đã giúp các tín đồ có sức mạnh ấy. Khi trong làng có người chết, mục sư Islam sẽ đến cầu nguyện và đưa người chết ra nghĩa trang. Người vợ góa không được đi theo chồng quá cố và không ai được khóc vì tiếng khóc sẽ lưu luyến, làm linh hồn người chết không ra đi được, nước mắt sẽ thành những chiếc ao ngăn người chết không đến được thế giới vĩnh cửu. Khi chôn cất, người ta đặt đầu người chết hướng về hướng Tây, phía có thánh địa Mekka. Quan điểm Islam cho rằng, không có mối liên hệ giữa người chết và người sống, nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trước đó, những cư dân Đông Nam Á vẫn tin rằng, người chết và người sống vẫn có mối liên hệ với nhau nên họ thắp hương lên mộ, lập bát hương thờ cúng người đã chết. Đắp mộ xong, người ta lập một tấm bia có khắc dòng chữ Islam ghi rõ tên tuổi người chết. Sau đó người ta về nhà tụng kinh ca ngượi thánh Allah và cầu cho người quá cố được lên thiên đàng [14; 66 - 67].

Đối với người Đông Nam Á, khi đứa con ra đời, nhất là con trai thì đó là một sự kiện rất quan trọng, không chỉ với ông bố, bà mẹ mà cả với họ hàng, làng xóm. Vào tháng thứ bảy, người cha của đứa bé sắp ra đời phải làm một bữa Slametan bằng những thứ rau quả để báo với mọi người biết rằng họ sắp có một đứa con. Trước khi ăn, ông thầy sẽ mang một bát nước có thả những cánh hoa, vảy vào chủ nhà và khách rồi khấn: “Nhân danh thánh Allah, tôi vảy

nước thiêng lên đôi vợ chồng này để cầu mang cho con cái họ gặp nhiều may mắn. Đó là ý thánh Allah toàn năng”. Theo phong tục cổ truyền của người

Indonesia, người cha phải chém một quả dừa làm đôi để xem vợ đẻ dễ hay khó. Nếu trong bữa cơm, người vợ ăn thấy ớt cay có nghĩa là sinh con gái, thấy không cay thì sẽ sinh con trai. Có thể thấy rằng, phong tục Islam đã hòa nhập với phong tục bản địa của cư dân Đông Nam Á.

Khi đứa trẻ sinh ra được bảy ngày tuổi, gia đình lại làm lễ cắt tóc, đặt tên cho đứa bé. Tuy lễ cắt tóc, đặt tên giản dị, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng song rất quan trọng. Trong lễ này, cha mẹ đứa bé, trước tiên phải cúng hiến hai con cừu hoặc dê cho thánh. Thịt con vật sẽ được chia cho người nghèo. Sau đó, khách đến dự bắt đầu cầu kinh chúc sức khỏe và bình yên cho đứa bé. Các vị bô lão thì quệt nước hoa (được mua từ tánh địa Mekka) lên trán đứa bé và đọc nho nhỏ bên tai nó một câu kinh để ban lộc cho nó. Cha đứa bé lấy kéo và trịnh trọng cắt đi một phần tóc của nó rồi lấy số tiền tương đương với lượng tóc cắt ra phân phát cho những đứa trẻ khác.

Đã là tín đồ Islam thì phải có một tên thánh. Tên đó, khi chết, bạn bè và gia đình người quá cố sẽ gọi nhiều lần để nhắn nhủ vong hồn trong lễ cầu nguyện bên mộ và cúng bái sau này. Họ tin rằng, sau ngày tận thế, đến ngày phán xét cuối cùng, họ sẽ được gọi dậy bằng tên thánh đó. Do vậy, tên của đứa bé, thường là tên của một trong số 25 vị thánh: Ali, Ibrahim, Mouse, Adam, Nouh, Ridwan, Nakir, Malik, Monkar, Gabrien… [14; 63].

Như vậy, sự xuất hiện của Islam đã đem lại cho nhân dân Đông Nam Á một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng. Từ một khu vực “Ấn Độ hóa”, chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ, thì giờ đây, cùng với sự xâm nhập của Islam, một nền văn hóa, tư tưởng mới cũng được hình thành. Họ tin vào thánh Allah, chứ không phải như trước đây, họ cho rằng “vạn vật hữu linh”, vô số thần thánh, ma quỷ chi phối cuộc sống của con người. Thánh Allah tồn tại duy nhất trong tâm thức của mỗi người dân và các tín đồ Islam tuyệt đối tin tưởng vào Ngài. Trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, giờ đây đã hình thành một nền văn hóa mới - văn hóa Islam. Các tín đồ Islam phải cầu nguyện đều đặn mỗi ngày, ăn chay trong tháng Ramadan, hành thương, bố thí, những phong tục, tập quán của Islam trong ma chay, cưới hỏi, sinh đẻ cũng len lỏi vào trong đời sống xã hội của những cư dân Đông Nam Á. Islam đã trở thành nhân tố liên kết các dân tộc khác nhau ở Đông Nam Á vào chung một cộng đồng - cộng đồng Muslim Đông Nam Á. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào đây, Islam đã hòa vào nền văn hóa bản địa, vì vậy nên Islam ở Đông Nam Á có sự khác biệt so với Islam của những người Arập, nó đơn giản, mềm mại, nhẹ nhàng, ít cầu kỳ hơn. Khi vào đây, nó đã làm thay đổi nền văn hóa bản địa, chế độ đẳng cấp cũng dần bị xóa bỏ, trước thánh Allah, mọi người đều bình đẳng, phụ nữ không bị coi là ô uế, không cần thiết phải chết theo chồng như trước đây.

Tóm lại, có thể thấy rằng, trong khi vai trò và ảnh hưởng của Islam đối với đời sống chính trị và kinh tế Đông Nam Á được xem là những tác động mang tính chất “bên ngoài”, có thể bị mất đi khi các Sultanate không còn. Nhưng, những ảnh hưởng sâu đậm của Islam đối với đời sống tinh thần của các cư dân Đông Nam Á xưa kia dường như vẫn còn đang tiếp tục được lưu truyền trong huyết mạch của cộng đồng Muslim Đông Nam Á hiện nay.

Mohd Taib Osman đã nhận xét một cách xác đáng rằng, “sự thay đổi tôn

chưa đủ. Tôn giáo thực chất là một bộ phận của văn hóa. “Một dân tộc tiếp

nhận một tôn giáo mới cũng có nghĩa là chấp nhận những thành phần văn hóa mới, mà tôn giáo đó là một biểu trưng, để làm giàu thêm truyền thống văn hóa vốn có của mình” [60; 57]. Trong quá trình tiếp thu tôn giáo mới đó, các

truyền thống văn hóa bản địa không những không bị triệt tiêu mà ngược lại, trong chừng mực nào đó còn làm thay đổi những yếu tố văn hóa ngoại sinh sao cho phù hợp với tinh thần văn hóa của mình. Vì vậy, điều thú vị trong quá trình tiếp biến văn hóa này là sự kết hợp hài hòa, liên tục các giá trị đạo đức, văn hóa khác nhau thành một dòng văn hóa thuần nhất.

Đối với Islam, điều đó đã diễn ra trên thực tế. Khi xâm nhập vào Đông Nam Á, Islam không chỉ mang đến cho người dân địa phương tinh thần của nền văn hóa, văn minh Arập mà còn thay đổi phần nào, loại bỏ hoặc đơn giản hóa những tập tục, lễ nghi không phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương, thậm chí còn cho phép các yếu tố tôn giáo, văn hóa truyền thống đó song song tồn tại. Vì thế, Islam được người dân địa phương dễ dàng chấp nhận. Trên thực tế, Islam không chỉ đơn thuần là tôn giáo, mà còn là một “lối sống”, niềm tin “chân chính” và cách ứng xử đúng đắn trong Islam được kết hợp làm một. Islam xâm nhập được vào khu vực Đông Nam Á không chỉ vì nó đáp ứng được nhu cầu thiết lập một quốc gia độc lập về chính trị và phát triển kinh tế, mà cò vì tính hấp dẫn trong giáo lý của nó đối với dân chúng địa phương.

Các giá trị đạo đức của Islam cũng được người Đông Nam Á tiếp nhận một cách tự nhiên, bởi vì, Islam cũng như các tôn giáo khác có tính hướng thiện, phù hợp với tâm lý của người địa phương. Islam dạy các tín đồ không được uống những chất có men gây say, không tà dâm, không trộm cắp, đặc biệt là phải luôn học hỏi để nâng cao học thức của mình. Như vậy, trở thành tín đồ Islam, người Đông Nam Á tuân theo những lễ nghi và tập quán của tôn giáo mới, nhưng vẫn giữ được những tập tục truyền thống địa phương. Họ ăn

những thức ăn được Islam cho phép, mặc theo phong cách Islam, đặc biệt là đọc kinh Qur’an và đi dự lễ ở nhà thờ Islam.

* Tiểu kết chương:

Như vậy, cho tới nay, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về ảnh hưởng của Islam trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa Đông Nam Á. Có ý kiến cho rằng ảnh hưởng của Islam ở Đông Nam Á trong giai đoạn đầu là không đáng kể, ý kiến khác lại cho rằng, sự ảnh hưởng đó là hết sức sâu sắc. Trên cơ sở xem xét ở từng quốc gia, trên từng lĩnh vực cụ thể, chúng tôi thấy rằng, Islam đã có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa Đông Nam Á trong giai đoạn đầu mới du nhập. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan chi phối, ở mỗi quốc gia, mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. “Luật Islam hiện diện rõ nét hơn ở một số Sultanate chứ không

phải đồng đều ở tất cả các quốc gia Islam ở Đông Nam Á. Nơi nào luật Islam được thiết lập và củng cố thì ở đó, những yếu tố của Shari’ah thường đi liền với lòng mộ đạo” [13; 135]. Chúng tôi xin dẫn theo Ngô Văn Doanh lời nhận

xét của tiến sĩ Majul về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Islam đối với Đông Nam Á, nhất là ở khu vực Đông Nam Á hải đảo: “Islam đã đưa một hệ thống mới

và cả một quan điểm mới vào cuộc sống. Đó là một tôn giáo mà khi đến đã mang theo mình cả những giá trị mới và thể chế xã hội mới. Tôn giáo này không phải là đường ngăn cách mạnh mẽ giữa cái thế tục và cái tôn giáo. Tôn giáo này là tôn giáo luôn bền bỉ mong muốn thích nghi vào những thể chế xã hội đã có sẵn với hi vọng là thế nào cuối cùng thì những thể chế của mình sẽ thắng thế” [13; 92].

C. KẾT LUẬN

Có thể nói, việc nghiên cứu về quá trình du nhập và ảnh hưởng của Islam trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa Đông Nam Á, nhất là trong buổi đầu mới du nhập có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng, đó là một nhiệm vụ cũng hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện thiếu thốn về tư liệu. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, đứng trên lập trường khoa học và có sự bổ sung thêm nhiều cứ liệu mới, chúng tôi phân tích, đánh giá và khái quát một cách có hệ thống những vấn đề mà trước đó chưa được làm sáng tỏ. Qua quá trình nghiên nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Lúc ra đời Islam chỉ là tôn giáo của bán đảo Arập nhỏ bé. Nhưng chỉ trong vòng hơn 6 thế kỷ, Islam đã nhanh chóng lan toả khắp thế giới, từ châu Âu đến châu Á, sang châu Phi, hầu như ở bất cứ nơi nào cũng có sự hiện diện của người Islam. Dường như không có một thế lực nào có thể ngăn cản được sự lan toả của nó, thậm chí đã có lúc thế giới Islam đã bị tàn phá khủng khiếp và tưởng chừng như sẽ sụp đổ nhưng rồi chính những kẻ tàn phá đó cũng bị cuốn theo sức mạnh của Islam. Những người Islam cho rằng thế giới Islam của họ là thống nhất, tất cả các tín đồ đều là thành viên trong khối “cộng đồng Muslim” trung thành trước thánh Allah và nhà tiên tri Mohammad. Tuy vậy

thực tế vẫn thường khác xa so với lý thuyết hay sự mong muốn của họ. Bởi vì từ lâu thế giới Islam đã bị chia cắt thành các giáo phái khác nhau, hơn nữa, khi nó lan toả đến các khu vực khác nhau thì lại mang những đặc điểm mới do sự pha trộn giữa các yếu tố tín ngưỡng, văn hoá địa phương. Sự hình thành nên các cộng đồng Muslim ở Đông Nam Á là những nét chấm phá trong bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của thế giới Islam.

2. Trước khi có sự xâm nhập của Islam, các quốc gia Đông Nam Á đang trong giai đoạn xây dựng và củng cố quốc gia dân tộc thống nhất theo mô hình nhà nước phong kiến kiểu phương Đông. Trước khi có sự hiện diện của Islam, Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc. Bức tranh tôn giáo trong khu vực hết sức đa dạng và phức tạp. Ngoài tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thuỷ của khu vực, Đông Nam Á đã

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 120 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w