Những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự du nhập Islam vào khu vực Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 53 - 58)

xâm nhập vào vùng Đông Nam Á lục địa chừng một vài thế kỷ thì ở đây đã diễn ra một sự đổi thay lịch sử trong bức tranh tộc người và bức tranh tôn giáo. Từ khoảng thời gian từ thế kỷ X - XIV, chủ nhân của một loạt quốc gia chính yếu ở Đông Nam Á lục địa là những tộc mới trỗi dậy như người Thái, người Miến, người Lào, hay mới giành được độc lập tự chủ như người Việt. Và hầu như tất cả các dân tộc chủ thể trên, dù sớm muộn có khác nhau, đều đã chọn và theo đạo Phật. Do vậy, ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lục địa như Myanmar. Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, cộng đồng Islam chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và hầu hết lại nằm trong các tộc người thiểu số” [13; 89].

2.3. Một vài nhận xét về quá trình du nhập Islam ở Đông Nam Á

2.3.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự du nhập Islam vào khu vực Đông Nam Á vào khu vực Đông Nam Á

Sự có mặt của các thương nhân Islam ở Đông Nam Á là rất sớm, song các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Islam chính thức du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỷ XIII. Và chỉ thời gian rất ngắn sau đó, Islam đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực này, nhất là vùng Đông Nam Á hải đảo, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc thể chế chính trị, kinh tế, xã hội ở đây. Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho Islam, một tôn giáo độc thần, có nguồn gốc từ vùng sa mạc Trung Đông xa xôi và xa lạ với người dân ở đây vốn đã gần hai nghìn năm theo tôn giáo đa thần của Ấn Độ lại phát triển nhanh chóng đến như vậy. Sở dĩ như vậy là vì Islam đã gặp rất nhiều nhân tố thuận lợi khi đến khu vực này.

Một là, quá trình Islam xâm nhập và lan toả ở Đông Nam Á cũng là thời

kỳ khủng hoảng của hệ tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo ở đây. Vào cuối thế kỷ XIV đầu XV, các đế quốc Phật giáo Srivijaya rồi tiếp đến là đế chế Ấn Độ - Phật giáo Majapahit hùng mạnh xưa kia đang bị khủng hoảng về hệ tư tưởng. Các tiểu quốc của chúng lần lượt tách khỏi chính quyền trung ương, giành độc lập về kinh tế - chính trị, kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng tôn giáo cũ. Lúc này, khu vực Đông Nam Á hải đảo - lãnh thổ cũ của Srivijaya và Majapahit đang rơi vào vòng xoáy của cơn lốc buôn bán hương liệu quốc tế. Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ giáo đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thương trường. “Sự khủng hoảng của hệ tư tưởng Ấn Độ giáo đã

tạo ra sự trống rỗng trong niềm tin, một lỗ hổng để hệ tư tưởng tôn giáo mới - tư tưởng Islam len vào” [60; 41]. Islam là tôn giáo của các thương gia với tư

tưởng tự do, bình đẳng cho mọi tín đồ, bất kể họ thuộc tầng lớp xã hội nào, dân tộc nào, quốc gia nào. Islam không chỉ “giải phóng cho các cư dân bản

địa khỏi sự ràng buộc của các quan niệm về đẳng cấp của Ấn Độ giáo, mà còn đưa họ đến một cộng đồng Islam quốc tế rộng lớn” [60; 41]. Rõ ràng nếu trước

kia Islam ra đời đã góp phần thống nhất các bộ lạc ở rải rác trên bán đảo Arập thành một đế quốc Islam hùng mạnh, thì nay Islam lại trở thành ngọn cờ của các tiểu quốc trên quần đảo Indonesia đấu tranh giành độc lập, phát triển kinh tế - chính trị và quân sự. Mà tấm gương tiêu biểu là Sultanate Melaka, từ một làng đánh cá nghèo, có thời kỳ từng là ổ cướp biển, sau khi giành độc lập đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất của các thương nhân Islam đến từ Arập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư và người bản xứ. Melaka không những đã trở thành một trung tâm buôn bán quốc tế quan trọng mà còn trở thành trung tâm truyền giáo lớn nhất thời bấy giờ [29; 28 - 29].

Hai là, quá trình Islam hoá ở Đông Nam Á gắn liền với quá trình chuyển

dân thông thạo nghề đi biển và từng có quan hệ trao đổi buôn bán sớm nhưng vẫn là nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, nay dần trở thành nơi cung cấp hàng hoá quan trọng, nhất là hương liệu cho nhu cầu của các nơi khác trên thế giới đặc biệt là châu Âu. Giới quý tộc địa phương từ lâu đã thèm khát sự giàu có của phuơng Tây nên đã sẵn sàng mở cửa cho các thương gia ngoại quốc vào buôn bán cũng như truyền giáo. Qua con đường giao lưu buôn bán quốc tế, Islam đã xâm nhập vào Đông Nam Á. Không những thế, cái nguyên tắc bình đẳng, tính phóng khoáng, đơn giản trong các nghi lễ Islam vốn rất phù hợp với tầng lớp thương nhân đã đựơc cư dân bản địa và thậm chí cả giới quý tộc người Malayu hào hứng tiếp đón. Trong khi đó khác với khu vực Trung Đông, hay các khu vực khác trên thế giới, Islam đến Đông Nam Á bằng con đường hoà bình, thông qua các cuộc tiếp xúc cá nhân, các cuộc hôn phối của các thương nhân Islam đến định cư buôn bán với con gái của các tầng lớp quý tộc địa phương ở các khu vực ven biển. Con đường cải giáo hoà bình và tự nhiên đó rất phù hợp với tâm lý của các cư dân địa phương, giúp họ dễ dàng hoà nhập và tiếp thu các truyền thống lễ nghi Islam [29; 391].

Ba là, lý do khiến Islam mau chóng chiếm được ưu thế ở khu vực Đông

Nam Á, trước hết ở những nước hải đảo, là do sự đóng góp đắc lực của một số tập tục, truyền thống địa phương. Ví dụ: “Thời kỳ tiền Islam, ở các tiểu quốc ở trên quần đảo Malaya - Indonesia vốn đã tồn tại chế độ vương quyền mạnh mẽ. Các cư dân ở đây rất trung thành với nhà vua mà tiếng Malayu gọi là Raja. Từ Raja cấu tạo nên từ Kerajaan, có nghĩa là quốc gia. Điều này có nghĩa là có vua mới có quốc gia. Raja chính là trung tâm của quốc gia giữ mọi quyền hành của đất nước như sở hữu toàn bộ đất đai, điều hành luật pháp và cả phong tục tập quán nữa. Các thần dân là nô lệ của Raja” [29; 392]. Khi các tiểu quốc thuộc quần đảo Malaya chịu ảnh hưởng của hệ thống tư tưởng Phật giáo và Ấn Độ giáo các Raja đã trở thành biểu tượng của sự kết hợp thần

quyền và vương quyền tức là quản lý toàn bộ mọi phương diện đời sống vật chất cũng như tinh thần các thần dân của họ. Bởi vậy, điều dễ hiểu là khi nhà vua và giới quý tộc địa phương cải giáo thì dân chúng cũng mau chóng cải giáo theo. Theo những ghi chép trong niên giám Malayu thì nhà vua Melaka là Sultan Muhamad Shah chính là người đầu tiên của tiểu quốc này theo Islam. Sau đó “nhà vua đã ra lệnh cho tất cả các quan chức và thần dân của

mình, dù có địa vị cao hay thấp đều phải trở thành tín đồ Islam” [60; 42]. Điều

này lý giải vì sao Melaka lại có thể mau chóng trở thành một Sultanate hùng mạnh ở khu vực.

Bốn là, yếu tố giúp cho Islam xâm nhập và phát triển nhanh trên quần đảo Malaya - Indonesia là việc sử dụng tiếng Malayu và chữ Jawi trong việc truyền bá tôn giáo mới này [29; 394 - 395]. Điều này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Al-Attas cho rằng nếu trước kia người Islam đã sử dụng tiếng Arập làm ngôn ngữ để truyền bá Islam thì nay ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Malayu cũng đã được sử dụng làm công cụ truyền giáo một cách đắc lực. Việc sử dụng tiếng Malayu là một đặc điểm nổi bật của Islam ở Đông Nam Á. Người Islam Đông Nam Á đã chọn tiếng Malayu mà không sử dụng các ngôn ngữ khác bởi vì từ thời tiền Islam, tiếng Malayu đã được sử dụng rộng rãi và trở thành ngôn ngữ trung gian để giao tiếp ở quần đảo Malaya - Indonesia được sử dụng trong văn học anh hùng ca và tiểu thuyết. Nó còn là ngôn ngữ thích hợp để chuyển tải các tư tưởng triết học Islam. Chính trong quá trình được sử dụng để truyền bá tôn giáo, tiếng Malayu đã trở nên hoàn thiện hơn, giàu thêm lên bởi có thêm nhiều từ và thuật ngữ Arập, Ba Tư, Ấn Độ Islam. Thực tế cho đến ngày nay tiếng Malayu đã trở thành ngôn ngữ chính thức của gần hai trăm triệu người trong khu vực Đông Nam Á.

Theo Al-Attas, thời tiền Islam người Malayu đã không có một chữ viết thống nhất như chữ Malayu chẳng hạn, vì “trong các văn bản Malayu ở thế kỷ

XVI và XVII đã có các thuật ngữ “người Malayu”, “nước Malayu”, nhưng không có thuật ngữ “tiếng Malayu”, mà lại có thuật ngữ “tiếng Jawi”” [60; 83].

Thật ra, Jawi là thuật ngữ người Arập sử dụng để gọi toàn bộ các cư dân sinh sống trên quần đảo Malaya - Indonesia. Jawi cũng là danh từ được người Malayu dùng để gọi chữ viết của mình. Thực tế là chữ Arập quá phức tạp cả trong cách viết lẫn cách phát âm, dẫn đến những tín đồ Islam mới ở Đông Nam Á gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc đọc kinh Qur’an và các sách thiêng của người Islam. Và chữ Jawi đã ra đời để đáp ứng nguyện vọng tôn giáo của cư dân Đông Nam Á.

Thực sự chữ Jawi và cách phát âm của nó rất phù hợp với cấu trúc ngôn ngữ của người Malayu, giúp người ta dễ dàng phát âm các từ Arập khó khi đọc và hiểu kinh Qur’an. Cho nên chữ Jawi không chỉ được dùng để biểu đạt tiếng Malayu mà thực sự đã đóng vai trò hết sức quan trọng của nó trong việc học và giáo dục tư tưởng Islam của người Malayu. Không những thế, việc sử dụng chữ Jawi thay chữ Arập để biểu đạt ngôn ngữ Malayu đã góp phần lớn trong việc truyền bá Islam và nền văn hoá Malayu trong khu vực. Nhiều sách khoa học, kinh thánh, sách văn học Malayu thời kỳ trước đã được viết bằng chữ Jawi. Chữ Jawi đã tồn tại và phát triển hơn năm thế kỷ qua, một phần là nhờ các cơ sở giáo dục Islam truyền thống của người Malayu. Đến ngày nay tiếng Malayu hiện đại viết theo mẫu tự Latinh đang phát triển và thay thế chữ viết Jawi. Người ta chỉ còn nhắc đến chữ Jawi như là chữ viết của quá khứ. Tuy nhiên, nó là dấu ấn của Islam và cũng là một phần quan trọng trong di sản văn hoá của người Malayu, nên cần được gìn giữ như là một minh chứng về thời kỳ lịch sử phát triển Islam ở Đông Nam Á.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là, Islam hay bất kỳ một tôn giáo nào trên thế giới khi đã được lan toả tới bất kể nơi đâu, bên cạnh sự phù hợp hay tiến bộ của nó thì điều cũng hết sức quan trọng là còn phải nhờ tới những điều kiện lịch sử văn hoá riêng của từng khu vực ấy. Islam xâm nhập và phát triển

Một phần của tài liệu Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá đông nam á từ thế kỷ xiii đến thế kỷ xvii (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w