Tính trí tuệ uyên bác

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 55 - 57)

3. Sắc thái Nghệ trong các ẩn dụ tu từ ca dao Nghệ Tĩnh

3.2. Tính trí tuệ uyên bác

Đọc ca dao Nghệ Tĩnh, chúng ta thấy có một số bài tác giả dân gian dùng từ địa phơng, sử dụng cách diễn đạt địa phơng nhng so với các loại văn vần khác ở Nghệ Tĩnh thì ca dao ít dùng từ địa phơng hơn cả, ít tính chất phơng ngữ hơn cả. Nó gần với ca dao phổ thông trong toàn quốc.Có nhiều bài có sự hoà quyện giữa tính địa phơng và tính dân tộc. Nhiều bài tác giả hoàn toàn dùng từ phổ thông. Điều đó đã nói lên ca dao Xứ Nghệ đã đợc phổ thông hoá, giàu chất trí tuệ, chữ nghĩa, dùng nhiều điển tích, nhiều ẩn dụ uyên bác. Điều này cũng dễ hiểu vì đất Nghệ Tĩnh là đất học, đất của những ngời đỗ đạt, tài danh. Cố nhiên, số bài ca dao nh vậy không nhiều và tác giả của những bài ca dao ấy phần lớn hẳn là các nhà nho đã tham gia những đêm văn nghệ dân dã của quần chúng.

Tất nhiên trong số những bài ca dao giàu chất trí tuệ, uyên bác ấy cũng có những bài do nhân dân lao động sáng tác. Họ không đợc học hành tử tế nhng họ lại có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời bằng cách học lỏm, học mót của các nhà Nho, những ngời hay chữ. Khi họ vận dụng để sáng tác ca dao, nó lại rộn rực bao tình ý sinh động thiết tha hoặc tinh nghịch, dí dỏm để thể hiện nội tâm của mình.

Trong Kho tàng ca dao Nghệ Tĩnh chúng ta gặp những câu, những bài sử dụng ẩn dụ tu từ hết sức tinh tế, độc đáo thể hiện tính trí tuệ, uyên bác của ngời nông dân Xứ Nghệ:

- Anh đến cùng hoa thì hoa đã nở, Anh đến cùng đò thì đò đã qua sông

( Tập 1, trang 224) - Bớm xa hoa bớm khô bớm tẻ, Liễu xa đào, liễu ngẩn đào ngơ.

Đôi ta tình nặng nghĩa dày,

Dẫu xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. (Tập 1, trang 242)

- Đá có rêu bởi vì nớc đứng Núi bạc đầu là tại sơng sa.

( Tập 1, trang 318) - Ra về lòng lại dặn lòng,

Chua cam chớ phụ ngọt bòng chớ ham. ( Tập 1, trang 420)

- Trách mình dám trách ai đâu,

Trách con tằm bạc nghĩa bỏ nơng dâu không nhìn. ( Tập 1, trang 420)

- Con chim phợng hoàng dại lắm không khôn,

Núi Tam Sơn không đậu lại đậu cồn cỏ may.

( Tập 1, trang 461)

- Đi ngang thấy tấm lụa đào,

Muốn mua mà sợ giá cao nhiều tiền. ( Tập 1, trang 469)

- Đi qua ớm hỏi vờn đào,

Vờn xuân trong ấy ai vào hay cha ? ( Tập 1, trang 470)

- Em về mà lấy chồng đi,

Dao cùn hết thép còn chi mà mài. ( Tập 1, trang 472)

- Hay là gặp khách thanh danh,

Chê dây chiếu nát, lều tranh không ngồi. ( Tập 1, trang 477)

- Yêu nhau chẳng quản đói nghèo,

Chiếu rơm chăn rạ cũng theo anh về. ( Tập 1, trang 506).

Có thể nói, những ẩn dụ trong các bài ca dao trên không hoàn toàn hồn nhiên, mộc mạc mà trang nhã, trau chuốt, tinh tế, thi vị. Nếu ta đặt những bài ca dao trên vào kho tàng ca dao ngời Việt thì khó lòng mà nhận ra tính chất địa phơng của nó. Nh vậy, bên cạnh nét thẳng thắn, bộc trực, ngời Nghệ Tĩnh còn thể hiện tính uyên bác, trí tuệ trong việc nhận thức và phản ánh thực hiện trong sáng tác dân gian của mình.

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 55 - 57)