1. ẩn dụ tu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh
1.2.2. Phơng thức lấy cái cụ thể biểu thị cái trừu tợng
Để triển khai hình tợng của ẩn dụ trong ca dao, tác giả dân gian Nghệ Tĩnh còn thực hiện bằng cách lấy cái đối tợng cụ thể để biểu thị đối tợng trừu tợng, tức là lấy sự vật hiện tợng cụ thể để thể hiện tâm trạng, tình cảm, t tởng, suy nghĩ, một triết lý nhân sinh hoặc một vấn đề trừu tợng nào đó của đời sống. ở đây tác giả dân gian không tìm nét tơng đồng giữa một đối tợng cụ thể với một đối tợng cụ thể khác mà lấy đối tợng cụ thể để biểu thị một đối tợng không cụ thể, không tri giác đợc bằng các giác quan. Đó là các trạng thái tình cảm, là t tởng, là lĩnh vực tinh thần trong đời sống của con ngời và xã hội. Chẳng hạn:
Tiếc thay cây quế hoa hồng, Trồng nơi đất gặng chẳng ra đợc chồi.
( Tập 2, trang 254).
Cách thức biểu hiện ẩn dụ trong câu ca dao trên khác biệt cách biểu hiện mà
ta đã phân tích ở mục 1.2.1. ở đây cây quế hoa hồng , đất gặng là những đối tợng cụ thể, hiện thực khách quan nhng lại thể hiện một đối tợng không cụ thể, không xác định: đó là cảnh ngộ éo le, bất hạnh và đáng thơng của ngời con gái đẹp nhng không chọn đợc ngời chồng xứng đôi vừa lứa với mình. Ngời con gái đẹp, cao sang và đài các đó phải lấy một ngời chồng đã xấu lại kém cỏi, thật đáng tiếc một đời xuân. ẩn dụ trong câu ca dao thể hiện tình cảm tiếc nuối, chán nản một cách đau
đớn. Đọc câu ca dao, càng ngẫm nghĩ ta nh nghe đợc cả tiếng thở dài não nề của ng- ời con gái đẹp.
So với phơng thức lấy cái cụ thể để biểu thị cái cụ thể thì phơng thức này trong ca dao Nghệ Tĩnh không nhiều. Hầu hết các ẩn dụ loại này đều thuộc đề tài tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình. Có lẽ bởi tình yêu lứa đôi là vấn đề tế nhị, khó diễn đạt, có tính chất trừu tợng nên tác giả dân gian phải tìm đến phơng thức dùng cái cụ thể để nói cái trừu tợng:
Ai ơi đợi với tôi cùng,
Tôi còn gỡ mối tơ hồng cha xong. (Tập 1, trang 443)
Nỗi nhớ thơng khắc khoải của ngời con trai và ngời con gái khi yêu dành cho nhau thật đúng là trăm mối tơ vò với nhiều cung bậc. Tất cả những diễn biến nội tâm vừa mơ hồ, huyền ảo, vừa sâu kín tế nhị không dễ gì nhận ra đó lại đợc tác giả dân gian nói bằng một sự vật cụ thể gỡ mối tơ hồng. Tình yêu lứa đôi là vấn đề tế nhị, trừu tợng, khó diễn đạt vì nó vô hình, vô ảnh nhng dân gian đã dùng ẩn dụ mối tơ hồng để diễn tả, qua đó hình tợng nghệ thuật đợc
xác lập, có một dáng vẻ cụ thể và một ý nghĩa sâu xa. Lại có những ẩn dụ nói về con tằm, con nhện quay tơ:
Con tằm kia cũng quay tơ,
Con nhện kia cũng quay tơ,
Con tằm kia vô ý bỏ con nhện bơ vơ một mình. (Tập 1, trang 246)
Con tằm, con nhện quay tơ là nói tình yêu đối lứa, nam nữ đang yêu nhau, đã đến với nhau và cùng dệt lên tấm thảm hạnh phúc rồi con tằm kia vô ý đã để cho
con nhện lâm vào tình cảnh bơ vơ một mình.
ẩn dụ trong câu ca dao nói lên tâm trạng cô đơn, nỗi đau đớn chua xót, bẽ bàng khi tình yêu bị phụ bạc, bị phản trắc, dối lừa. Đây là cách lấy đối tợng cụ thể để biểu thị đối tợng trừu tợng. Cũng bằng cách ấy, chúng ta có thể dẫn ra các câu:
- Bánh gai ruột mất vỏ còn,
Tiếc công khai phá đờng mòn ai đi. (Tập 1, trang 233)
- Khen chi con bớm khôn ngoan Hoa thơm bớm độ, hoa tàn bớm bay
(Tập 1, trang 315)
Nh vậy, có thể nói ẩn dụ tu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh đã triển khai hình tợng bằng cách lấy đối tợng cụ thể để biểu thị đối tợng trừu tợng. Đây là phơng thức xây dựng hình tợng độc đáo, có nhiều lợi thế, cho phép tác giả dân
gian diễn đạt một cách cụ thể và có tính hình tợng những vấn đề trừu tợng, những cung bậc tình cảm, tâm lý, suy nghĩ của con ngời, những vấn đề về xã hội và nhân sinh.
Những ẩn dụ nh vậy dễ đi vào lòng ngời. Chúng thờng có sức gợi, liên tởng mạnh mẽ và có ý nghĩa sâu sắc. Qua đây, ta thấy tâm hồn và trí tuệ của nhân dân lao động thật sâu sắc. Ca dao vì thế trở thành cái nôi nuôi dỡng tâm hồn, trí tuệ cho con ngời Việt Nam qua nhiều thế hệ và trở thành thi liệu, thi tứ cho các nhà thơ khai thác.
Tóm lại, ca dao Nghệ Tĩnh thờng sử dụng hai phơng thức triển khai hình tợng là: lấy cái cụ thể để biểu thị cái cụ thể và lấy cái cụ thể để biểu thị cái trừu tợng. Trong hai phơng thức trên thì phơng thức lấy cái đối tợng cụ thể để biểu thị cái đối tợng cụ thể là chủ yếu, bởi lẽ ngời Nghệ Tĩnh có khuynh hớng cụ thể hoá trong t duy, thích nói một cách mộc mạc, thẳng thắn không vòng vo mà lại chân thành nh- ng không kém phần thú vị và rất cụ thể.