Phơng thức lấy cái cụ thể để biểu thị cái cụ thể

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 41 - 47)

1. ẩn dụ tu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh

1.2.1. Phơng thức lấy cái cụ thể để biểu thị cái cụ thể

Trong ca dao Nghệ Tĩnh, những ẩn dụ lấy đối tợng cụ thể của phạm trù này để biểu thị đối tợng cụ thể thuộc phạm trù khác chiếm một số lợng rất lớn. Đối tợng cụ thể này để biểu thị đối tợng cụ thể kia khi giữa chúng có nét giống nhau về màu sắc, hình dáng, về chức năng, thuộc tính, tính chất, hoạt động.

Trong ca dao Nghệ Tĩnh, tác giả dân gian thờng lấy những vật sau để chỉ ngời con trai: trúc, mận, thuyền, phợng, kiềng sắt, sen, bớm, kim vàng, trăng, đào, con tằm, sao hôm, cam, chỉ, ng .. ... và tơng ứng với những ẩn dụ lấy sự vật cụ thể chỉ ngời con gái: nếu ngời con trai đợc biểu thị là trúc thì ngời con gái đợc biểu thị bằng mai, nếu ngời con trai là mận thì ngời con gái sẽ là đào, con trai là thuyền thì

con gái là bến, con trai là phợng thì con gái là loan, con trai là kiềng sắt thì con gái là than lim, con trai là sen thì con gái là hồ, con trai là bớm thì con gái là

hoa, con trai là trăng thì con gái là sao , khi con trai là” đào” con gái sẽ là “ mận” , con trai là “ tằm” con gái sẽ là “nhện”, khi con trai là sao hôm con gái sẽ là sao mai, nếu con trai là cam thì con gái sẽ là quýt, con trai là kim, ng thì con gái sẽ là chỉ, là thuỷ..

Nh vậy, dới góc độ ký hiệu học, một nội dung ( cái đợc biểu đạt) đòi hỏi có rất nhiều hình thức ( cái biểu đạt). Theo quy luật ngôn ngữ điều đó không xảy ra trong một hệ thống nếu nh các hình thức ( cái biểu đạt) kia không có một dấu hiệu dẫn đến một đặc trng của cái đợc biểu đạt. Trong ca dao Nghệ Tĩnh, sở dĩ tất cả những ẩn dụ kể trên đều biểu thị ngời con trai hoặc ngời con gái và chúng đều cùng tồn tại là vì chúng nằm trong những văn cảnh khác nhau tạo nên

những giá trị khác nhau trong các ẩn dụ. Cái làm nên giá trị của mỗi ẩn dụ là

chính hình tợng mà ẩn dụ đó tạo nên. Mỗi ẩn dụ tu từ là một phát hiện mới mẻ về đối tợng, phù hợp với tập quán t duy và thói quen thẩm mỹ của một cộng đồng, làm cho ngời đọc, ngời nghe có sự liên tởng và suy cảm mãnh liệt. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu một số trờng hợp cụ thể:

Bây giờ bớm lại gặp hoa

Xin đừng ái ngại gần xa mọi đờng.

ẩn dụ bớm chỉ ngời con trai là một hình tợng nghệ thuật đặc sắc, ấn tợng vì giữa bớm ( động vật) và ngời con trai có nét tơng đồng đó là sự hoạt động, năng động.

Ngời con trai trong cuộc sống thờng đi đây đi đó ngao du sơn thuỷ và theo lẽ thờng, con trai là ngời luôn ở thế chủ động, tìm đến với ngời con gái. Chúng ta th- ờng ví ngời con gái nh hoa vì dáng vẻ xinh tơi, mềm mại và luôn ngát hơng. Bớm tìm hoa cũng nh ngời con trai tìm đến với ngời con gái và tình yêu nảy nở bất chấp tất cả trở ngại trong cuộc sống.

Trong văn cảnh trên bớm chỉ ngời con trai còn “hoa” chỉ ngời con gái là hoàn toàn hợp lý. Đây là cách khẳng định tình yêu vừa tế nhị, vừa sâu sắc nhng cũng rất dứt khoát.

Nếu nh ở bài ca dao trên bớm biểu thị ngời con trai còn hoa để chỉ ngời con gái và một tình yêu mới hé nở nhng mãnh liệt thì tình cảnh của ngời con trai sau đây thật là bi đát, đáng thơng.

Bớm đừng lẻo đẻo theo hoa

Hoa kia cụp lại, bớm đà tính sao ? ( Tập 1, trang 452)

Hoa cụp lại tức là hoa từ chối bớm là để nói ngời con gái từ chối tình yêu của ngời con trai. Hai văn cảnh trên, cho ta hai tình thế , hai trạng thái tình cảm trái ngợc nhau trong tình yêu nam nữ.

Nếu nh ca dao ngời Việt có câu:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vờn hồng đã có ai vào hay cha ? Thì ca dao Nghệ Tĩnh cũng có câu tơng tự:

Đến đây mận hỏi thăm đào Vờn xuân đã có ai vào hay cha ?

(Tập 1 , trang 280).

ở hai ca dao trên ngời con trai đợc ví là bớm ngời con gái là hoa thì ở bài ca dao sau, ngời con trai lại là mận còn ngời con gái là “đào. ở ngữ cảnh này, mậnđào tạo nên một hình tợng khác hẳn. Qua hình tợng mận, đào xây dựng lên một hình ảnh quen thuộc trong tình yêu đôi lứa: sau một thời gian qua lại, tìm hiểu, chàng trai ớm hỏi cô gái về tình yêu (vờn xuân) để bày tỏ tình cảm của mình, muốn tỏ tình với ngời con gái mà mình để ý, thơng yêu. Đây là một lời tỏ tình thẳng thắn không vòng vo mà lại tinh tế, chân thành mà lịch lãm, đáng yêu.

Bằng cách lấy cái cụ thể này để biểu đạt một đối tợng cụ thể khác, tác giả dân gian Nghệ Tĩnh đã xây dựng nhiều hình tợng đẹp, có sức lay động lòng ngời.

Ca dao Nghệ Tĩnh ví những ngời con gái xinh tơi, duyên dáng, mợt mà là

hoa thơm, hoa lài, hoa lý, hoa lăng, cây quế, hoa hồng, cam ngon, quýt ngọt... còn dùng những hình ảnh hoa khoai, hoa chiêng chiếng, khế rụng để chỉ những ng- ời con gái xấu, tầm thờng.

Chẳng hạn có thể dẫn ra một số bài ca dao sau: - Cam ngon quýt ngọt thì chê, Đòi ăn khế rụng mới ghê cho ngời

(Tập 2, trang 97) - Thiếu chi hoa lý hoa lài,

Mà anh đi chọn hoa khoai trái mùa (Tập 2, trang 131)

- Muốn chơi hoa lý cho cao,

Chơi hoa chiêng chiếng bờ ao thiếu gì. (tập 2, trang 151)

Nhng chỉ ngời con trai và ngời con gái xứng đôi vừa lứa, đẹp tình duyên thì ngời con trai đợc ví là trầu quế, đồng đen, kim ngân, sen giữa hồ ... còn ngời con gái đợc gọi là cau liên phòng, vàng, hoa thiên lý ... chẳng hạn:

- Cá vàng mà thả chậu thau,

Cũng bằng trầu quế sánh cau liên phòng

(Tập 2, trang 97)

- Đó vàng đây cũng đồng đen, Đó hoa thiên lý đây sen giữa hồ.

(Tập 2, trang 109)

- Đó vàng đây cũng kim ngân,

Đó đợc mời phần đây chín rỡi t (Tập 2, trang 109)

Mặt khác khi nói về ngời con trai và ngời con gái không xứng đôi vừa lứa hoặc có một sự chênh lệch về điểm nào đó thì ngời xứ Nghệ thể hiện bằng những ẩn dụ sau:

- Nó thà ấp mạ giờng không,

Đừng cho cóc cợi lên rồng khó coi. ( Tập 2, trang 212)

- đâu dám sánh phợng hoàng

Trùn đâu lại dám nằm ngang trên rồng.

(Tập 2, trang 212)

Những con vật nh cóc, cú , trùn (giun) là những loài xấu xí, nhỏ bé, thấp kém, hèn mọn. Còn những con vật nh rồng, phợng hoàng là những con vật cao sang, đẹp đẽ, dũng mãnh. ở đây, ngời con trai đợc ví nh cóc, cú, trùn để chỉ những ngời thấp kém, xấu xí, thân phận hèn mọn; Còn ngời con gái là rồng, phợng hoàng

là những cô gái xinh đẹp, cao sang, quyền quý và đài các.

Nh vậy, mỗi ẩn dụ gợi lên một hình tợng nghệ thuật, thể hiện một cách sinh động những khía cạnh của đối tợng đợc nói đến. Các ẩn dụ không có sự lặp lại, luôn luôn mới mẻ, gợi những liên tởng mạnh khiến cho ca dao Nghệ Tĩnh đã trở thành một thế giới hình tợng muôn hình muôn vẻ, lung linh sắc màu. Có thể khẳng định rằng bằng cách lấy đối tợng cụ thể này để thể hiện đối tợng cụ thể khác với các hình thức nh khi các sự vật hiện tợng tạo thành cặp đối xứng, khi thì triển khai thành những cặp đối lập ... tạo nên một thế giới hình tợng hết sức phong phú, đa dạng và

giàu ý nghĩa. Các hình tợng nghệ thuật trong ca dao Nghệ Tĩnh đều thể hiện thái độ đánh giá của tác giả dân gian đối với mọi mặt của đời sống đợc phản ánh trong ca dao.

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w