1. ẩn dụ tu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh
1.1.1. ẩn dụ nhân hoá.
ẩn dụ nhân hoá theo Nguyễn Thái Hoà (1982, 1997), Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà (1993), Cù Đình Tú (1983) và một số tác giả khác gọi là phép
nhân hoá. Thực ra phép nhân hoá theo các tác giả này chỉ là một dạng của ẩn
trên mối quan hệ giữa ngời và vật ... Đó là phép ẩn dụ đợc hình thành trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trờng về con ngời và trờng về sự vật ( trang 413).
Theo cách hiểu lâu nay, nhân hoá là biện pháp gán cho sự vật, hiện t ợng các hành động, cảm nghĩ, nói năng nh con ngời, tức là ngời hoá các con vật, sự vật. ẩn dụ nhân hoá bao gồm hai khía cạnh có quan hệ biện chứng: a, gán cho vật, đồ vật những hành động, cảm nghĩ nh con ngời ; b, gán cho con ngời những hành động, cảm nghĩ nh vật, đồ vật. Chẳng hạn, trong ca dao ngời Việt có những câu nh con cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo đa chồng tiếng khóc nỉ non. Trong câu ca dao, con cò là ẩn dụ nhân hoá chỉ ngời phụ nữ, ngời vợ chịu thơng chịu khó, vất vả, nhọc nhằn.
ẩn dụ nhân hoá cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao Nghệ Tĩnh. Các con vật nh trùn (giun), con kiến, con cò, con vạc, con cu cu ( bồ câu), chàng làng, phợng hoàng, én, rồng .... cho đến các sự vật gần gũi quen thuộc nh nồi
đồng, kiềng sắt, chăn, chiếu, lợc, gơng ... các loại cây nh mơ, mận, đào, bởi, chanh, cam, quýt ... đều đi vào ca dao và trở thành những ẩn dụ nhân hoá.
Nếu nh trong ca dao ngời Việt có hình ảnh trúc, mai thì ca dao Nghệ Tĩnh cũng xuất hiện hình ảnh đó:
Đêm qua nguyệt lặn về tây
Sự tình kẻ đấy ngời đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
( Tập 1, trang 278)
Trúc và mai trong bài ca dao trên là ẩn dụ nhân hoá, trúc khẳng định với
mai, nếu phải xa mai, trúc sẽ rất nhớ và đặt ra câu hỏi cho mai có biết nhớ khi xa
trúc không ? Tác giả dân gian đã gắn hành động tâm lý nhớ thơng của con ngời cho
trúc , mai là để nói về tình cảm lứa đôi của trai gái khi yêu nhau thờng nhớ thơng và đòi hỏi đối tợng phải thơng nhớ đáp lại.
ở một bài ca dao khác, ngoài trúc, mai còn có cặp bến - thuyền tạo thành một ẩn dụ nhân hoá khá độc đáo:
Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền.
Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh.
Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai
Nghe ai quyến rũ không vãng lai chốn này. ( Tập 1, trang 429).
Hai cặp trúc - mai, thuyền - bến trong bài ca dao trên cũng biết trách móc, oán hờn nh con ngời vậy. ở đây, ngời con trai đang trách móc ngời con gái nghe lời ai quyến rũ mà nỡ bỏ lời nguyền ớc, phản bội tình yêu. Tâm sự của ngời con trai thật đau đớn, xót xa và tội nghiệp.
Trong ca dao Nghệ Tĩnh, chúng ta có thể bắt gặp một con cá bống đi tu. Thật là thú vị khi đọc bài ca dao sau:
Nực cời con cá bống đi tu
Con cá thu hắn khóc, con cá lóc hắn cầu Em ra ngoài biển em vớt đoạn sầu cho anh
(Tập 1, trang 60).
Cá bống, cá thu, cá lóc cũng có tình cảm nh con ngời vậy. Vì một cô gái đi tu mà bao chàng trai phải ngẩn ngơ, đau đớn. Cô gái đã làm dở dang tình cảm và hi vọng của bao chàng trai, làm cho họ phải sầu khổ và tiếc nuối.
Trong ca dao Nghệ Tĩnh, chúng ta còn bắt gặp hình ảnh con cò trở đi trở lại nhiều lần với dáng vẻ lam lũ, nhọc nhằn của ngời nông dân với số phận hẩm hiu, chua xót.
Con cò lặn lội bờ ao
Ông chủ trông thấy vác sào nện cho
Con cò sớt mớt, co ro
Vì chúng cơ cực đi mò cái ăn (Tập 2, trang 228)
Cũng có khi, các tác giả dân gian xứ Nghệ dùng ẩn dụ nhân hoá để lên án, phê phán, phơi bày những thói h, tật xấu trong cuộc sống: Đó là thói hợm hĩnh, khinh ngời, xem thờng ngời khác:
Anh nồi đồng hợm mình giá đắt, Lên mặt khinh nồi đất rẻ tiền.
( Tập 2, trang 95)
Cái đồ vật nồi đồng cũng có thái độ nh con ngời. Và cả đến các loài vật, loài chim cũng mang dáng vẻ của các hạng ngời trong xã hội. Giữa cái vẻ bên ngoài và bên trong nhiều khi không ăn nhập vào nhau vì thế cần phải cảnh giác, cần phải phân biệt để nhận rõ chân sự thật.
Chàng làng, chèo chẹt không làm chi ai
( Tập 2, trang 49)
Qua những bài ca dao trên, chúng ta thấy ẩn dụ nhân hoá trong ca dao Nghệ Tĩnh hết sức đa dạng và độc đáo. Các đồ vật, sự vật, con vật trong các bài ca dao trên trở nên sống động mang hồn ngời, thể hiện tính cách, dáng vẻ, tâm t, tình cảm của ngời Nghệ Tĩnh.