Ẩn dụ ngụ ngôn

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 38 - 40)

1. ẩn dụ tu từ trong ca dao Nghệ Tĩnh

1.1.3. ẩn dụ ngụ ngôn

ẩn dụ ngụ ngôn là loại ẩn dụ dùng cách nói để nêu ra những giáo lý về đạo đức, về cách ứng xử giữa con ngời với con ngời ( Hữu Đạt, trang 415). ẩn dụ ngụ ngôn đợc các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1993), Cù ĐìnhTú (1983) gọi là phúng dụ.

ẩn dụ ngụ ngôn luôn ẩn chứa những bài học về đạo đức, về cách làm ngời, mang tính triết lý nhân sinh. Trong phong cách nghệ thuật, ẩn dụ ngụ ngôn đợc dùng nhiều trong thơ ca, trong truyện ngụ ngôn. Đặc điểm của phép tu từ này là nó

mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, hóm hỉnh và độc đáo trong cách tổ chức văn bản, cách lựa chọn hình ảnh, sự kiện và hành động.

ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến ngời đọc một cách thấm thía vì đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tởng. Theo tác giả Hữu Đạt ( 2000) ẩn dụ ngụ ngôn là hình thức phát triển của ẩn dụ nhân hoá

Trong ca dao Nghệ Tĩnh, loại ẩn dụ ngụ ngôn đợc sử dụng khá độc đáo. Hầu hết các ẩn dụ loại này tập trung phê phán những thói xấu của con ngời trong cuộc sống. Đó là thái độ thiếu đứng đắn, thiếu nghiêm túc trong tình yêu của chàng trai, vì tham lam, ích kỷ nên phải chịu kết cục bi đát đáng chê cời:

Một bầy lội sông sâu,

Anh ngồi híp mắt buông câu ngồi chờ. Anh câu con diếc, anh tiếc con rô,

Anh câu con cá gáy, anh dò con trê.

Quá tra mặt mày ủ ê,

Vì chng tham quá nên về giỏ không. (Tập 1, trang 486).

Ca dao Nghệ Tĩnh dựng những hình ảnh con vật quen thuộc trong gia đình nông dân để biểu hiện những nỗi oan uổng, những điều ấm ức trong cuộc sống th- ờng ngày. Câu chuyện con chó, con rùa chính là thân phận thấp cổ bé họng của những ngời nông dân dới chế độ cũ:

Con mèo đập bể nồi rang,

Con chó chạy lại, lại mang cái dùi.

Chó ngồi chó khóc nỉ non,

( Tập 2, trang 208) Còn đây là bài học về sự dại dột của con ngời.

Vạc sao vạc chẳng biết lo,

Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm (Tập 2, trang 269).

Có khi lại là bài học về thân phận, về số phận thấp cổ bé họng và cái vòng luẩn quẩn của những ngời dân lao động:

Cha rô mà lấy mẹ rô

Đẻ ra con diếc, con rô, con tràu.

( Tập 2, trang 20).

Có thể nói, ẩn dụ là nhu cầu tự thân của ca dao. Tác giả dân gian Nghệ Tĩnh đã sử dụng những sự vật, hiện tợng, những con vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày, hết sức gần gũi với họ để thể hiện những suy nghĩ, tâm t, tình

cảm, tâm trạng, thân phận; những quan niệm về con ngời, lẽ đời và những vấn đề xã hội. Tác giả dân gian đã thổi hồn vào những vật vô tri, vô giác, làm cho chúng có tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ, hành động từ đó có thể diễn đạt đời sống tinh thần của nhân dân một cách sinh động, sâu sắc nhờ phép liên tởng kì diệu của con ngời. Phép ẩn dụ trong ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng, trong ca dao ngời Việt nói chung là sự tinh thần hoá các hiện tợng tự nhiên.

Một phần của tài liệu Phương thức ẩn dụ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w