Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông công lập quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 73)

TIỂU KẾT CHƯƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp.

Để các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi, khả năng sử dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.

Các giải pháp đề xuất phải hướng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng, nâng cao chất lượng, gắn chất lượng đội ngũ giáo viên với việc đổi mới giáo dục.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học.

– Các giải pháp đề xuất phải hợp lý, khách quan, chính xác và tin cậy. – Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Tính khoa học của quản lý xuất phát từ các quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội.

– Tính khoa học đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm vững những quy luật liên quan đến hoạt động của tổ chức với hàng loạt quy luật: Kinh tế, tâm lý - xã hội, công nghệ, quy luật quản lý,…

– Nắm vững hệ thống lý luận về quản lý. Mặt khác, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các phương pháp đo lường, định lượng hiện đại.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi.

Các giải pháp phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.

Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.

Các giải pháp được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

Các giải pháp có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của các trường THPT quận 6 thành phố Hồ Chí Minh ở những thời điểm cụ thể.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn.

– Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đề xuất phải đảm bảo được tính thực tiễn có nghĩa là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác phục vụ dạy học của nhà trường trong từng thời điểm.

– Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường phải căn cứ vào số lượng cán bộ giáo viên, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lý, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dân tộc,…

– Đảm bảo về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ thể hiện ở từng vị trí, từng đơn vị, từng bộ môn, từng ngành học trong nhà trường; ở phẩm chất năng lực toàn diện của đội ngũ giáo viên (năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị…)

3.1.5. Đảm bảo tính xã hội hóa giáo dục.

Thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục với quan điểm đúng đắn về công bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của Đảng.

– Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và xác lập vị trí trung tâm của học sinh đối với nhà trường.

– Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục.

– Mở rộng, tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị… tạo điều kiện có thể xây dựng cơ sở vật chất, góp ý cho nhà trường về quy hoạch phát triển của nhà trường.

– Xây dựng cơ sở vật chất tốt để tạo điều kiện tiền đề trong xã hội hóa giáo dục.

– Xây dựng chương trình, giáo trình học phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông công lập quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w