3 Kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước và địa phương
2.4. Thực trạng về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực.
quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực.
Hàng năm trong kế hoạch của các trường THPT quận 6 và theo kế hoạch của sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban tuyên giáo, quận ủy 6 yêu cầu bắt buộc tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành phải tập trung học tập chính trị trong hè theo tinh thần chỉ thị số 34/CT- TW ngày 30/5/1998 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác phát triển Đảng viên trong trường học”. Đặc biệt từ năm học 2009 - 2010 đến nay, công tác này được chú trọng khi có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
Nội dung triển khai trong các đợt học là cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của các cấp và của ngành mới được ban hành. Đặc biệt là đánh giá thực tế về đạo đức nhà giáo. Từ những nội dung triển khai đó mà cán bộ quản lý, giáo viên, công chức, viên chức của ngành đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm, từ đó thực hiện những yêu cầu đặt ra cho bản thân và có định hướng tốt hơn trong công tác.
Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được giáo viên thực hiện tốt.
Hàng năm, cán bộ, giáo viên được quán triệt quy chế của ngành; nội quy và những quy định của nhà trường. Do đó, đa số giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn.
Đa số giáo viên có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gương cho các thế hệ học sinh noi theo. Đội ngũ giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng tốt. Tuy nhiên, ý thức tự tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT trong quận 6 có thể phân làm ba hình thức.
2.4.2.1. Bồi dưỡng do sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Bao gồm:
– Bồi dưỡng thường xuyên: là chương trình bồi dưỡng giúp giáo viên tiếp nhận những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, về chương trình và nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Hình thức học tập trong chương trình “bồi dưỡng thường xuyên” là học tập trung trong hè.
– Bồi dưỡng thay sách giáo khoa: là hình thức được tiến hành mỗi khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mới cho giáo viên THPT để cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng và phương pháp, giúp giáo viên giảng dạy tốt những vấn đề mới trong sách giáo khoa.
2.4.2.2. Bồi dưỡng do nhà trường tổ chức. Hình thức tổ chức rất đa dạng. Bao gồm:
– Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng cách mời chuyên gia bồi dưỡng tại đơn vị.
Để bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu cho giáo viên, các trường thường mời các báo cáo viên bồi dưỡng cho giáo viên.
Hiện nay có nhiều môn học như vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh, tuy nhiên để thực hiện việc kiểm tra trắc nghiệm khách quan, giáo viên tự mày mò, không có cơ sở khoa học. Vì vậy, để cho giáo viên hiểu rõ về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, hiệu trưởng các trường THPT đã phối hợp mời các chuyên gia đến trường tập huấn về cách thức soạn đề, xây dựng ngân hàng đề, kiểm tra, đánh giá đề trắc nghiệm. Ngoài ra các trường còn mời chuyên viên của một số
công ty tin học hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm soạn đề thi trắc nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
– Nâng cao đội ngũ giáo viên thông qua thao giảng dạy tốt. Biện pháp quản lý bao gồm:
+ Giáo viên dạy thao giảng cấp trường (dạy tốt): thông thường các trường quy định mỗi giáo viên trong tổ dạy tốt 1 tiết trên một học kỳ, giáo viên trong tổ dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm.
+ Giáo viên dạy thao giảng cụm: khi có một giáo viên trong trường dạy thao giảng, hiệu trưởng làm thư mời đại diện các tổ của trường bạn đến dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm.
Hiệu quả quản lý mang đến là tiết thao giảng thường do giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện và cả tổ tham gia đóng góp nên tiết thao giảng thường có chất lượng cao.
Giáo viên dự giờ học hỏi được nhiều phương pháp giảng dạy và cách tổ chức lớp của tiết thao giảng ở tổ khác, ở trường khác. Điều này có lợi cho giáo viên vì phạm vi học hỏi được mở rộng sang địa bàn và môi trường mới.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua dự giờ.
Biện pháp quản lý là Ban giám hiệu yêu cầu từ đầu năm học, trong kế hoạch chuyên môn tổ trưởng phải có kế hoạch dự giờ các giáo viên trong tổ.
+ Giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp trong tổ 2 tiết / học kỳ. + Tổ trưởng phải dự giờ mỗi giáo viên 1 tiết / học kỳ.
+ Chỉ tiêu dự giờ được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. Đây là phương pháp bồi dưỡng dễ thực hiện, ít tốn kém.
Đối với giáo viên mới vào ngành, đây là phương pháp hữu hiệu giúp giáo viên nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm sư phạm từ những giáo viên có kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những thiếu sót của bản thân.
Đối với giáo viên có kinh nghiệm, dự giờ giáo viên trẻ một mặt giúp giáo viên trẻ nâng cao năng lực sư phạm, mặt khác bản thân giáo viên này cũng học hỏi được các phương pháp giảng dạy mới, các ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.
Thông qua tiết dự giờ có thể đánh giá được năng lực sư phạm của giáo viên. Từ đó đề ra những biện pháp giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy những mặt mạnh của giáo viên.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Về mặt quản lý, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chuyên môn đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và đưa ra các công việc cụ thể của tổ chuyên môn:
+ Tổ trưởng phải lập kế hoạch hoạt động của tổ. Sinh hoạt tổ phải đi sâu vào chuyên môn.
+ Tổ chuyên môn sinh hoạt hai lần trong tháng.
+ Trong mỗi buổi sinh hoạt tổ, tổ trưởng phải kiểm tra việc thực hiện chương trình của các giáo viên, kiểm điểm lại công tác của tổ, rút kinh nghiệm chuyên môn: Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá…
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, soạn giáo án, đề cương chung của tổ.
Mặt làm được của công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên tiến bộ nhanh chóng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm một cách rất hiệu quả, không tốn kém.
Sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả, thiết thực tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần phát huy năng lực, vai trò của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Để thúc đẩy giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu trưởng các trường THPT thực hiện các biện pháp quản lý sau:
– Thông báo cho giáo viên một số chuẩn mà giáo viên phải đạt được: +Về chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
+ Về tin học: có chứng chỉ A hoặc chứng chỉ của Intel. + Về ngoại ngữ: chứng chỉ A.
– Hiệu trưởng giao chỉ tiêu phải có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố cho các tổ.
– Ngoài ra những yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo viên phải tự bồi dưỡng đề có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.
Phương pháp tự học ít tốn kém kinh phí. 2.4.3. Công tác đánh giá, phân loại giáo viên.
Đánh giá giáo viên thực hiện hai lần trong một năm học, lần thứ nhất vào cuối học kỳ I và lần thứ hai vào cuối học kỳ II. Tổ chức đánh giá thực hiện theo ba bước. Bước thứ nhất giáo viên tự đánh giá, cho điểm. Đối chiếu với chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu giáo viên tự đánh giá. Bước thứ hai tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào phiếu tổng hơ ̣p xếp loa ̣i giáo viên của tổ. Bước thứ ba Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường.
Ngoài việc đánh giá giáo viên định kỳ hai lần trong một năm học nói trên, trong công tác quản lý, hiệu trưởng có thể tham khảo thêm nhiều kênh khác để đánh giá giáo viên.
Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ của các trường THPT quận 6 trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt. Hệ thống quản lý giáo dục cơ bản ổn định, các trường THPT đã tham mưu cho quận ủy, sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý.
Hàng năm vào cuối tháng 3, hiệu trưởng các trường làm văn bản báo cáo phòng Tổ chức cán bộ sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh tình hình nhân sự của nhà trường và xin biên chế nhân sự cho năm học kế tiếp. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đề xuất của nhà trường, dựa trên số giáo viên xét tuyển để phân bổ giáo viên về cho các trường.
Trong tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo chặt chẽ và đồng bộ, kế thừa và phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nói chung bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn công tác, trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao.
Ngoài nguồn giáo viên do sở Giáo dục phân bổ về, hiệu trưởng các trường có thể hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng nếu Sở Giáo dục phân về không đủ. Để hợp đồng với một giáo viên, thông thường giáo viên hợp đồng phải trải qua giai đoạn thử việc hoặc dạy thử một hai tiết cho phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn dự giờ, đánh giá, qua đó tham mưu cho hiệu trưởng nên hợp đồng hay không hợp đồng với giáo viên này.
Có một thực tế cần chú ý là một số giáo viên sau quá trình học tập nâng cao trình độ, từ trình độ đại học nâng lên thạc sĩ, tiến sĩ thì nhanh chóng rời khỏi trường THPT chuyển lên dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc chuyển về dạy tại các trường chuyên. Việc này do nhiều nguyên nhân tùy theo từng đối tượng, có giáo viên chuyển sang nơi khác để nhận thu nhập cao hơn.
Các trường THPT trong quận 6 không có chế độ trả lương từng tiết theo bằng cấp như các trường tư thục, dân lập.
Tại các trường THPT trong quận 6 sàng lọc giáo viên thông qua đánh giá hiệu quả giảng dạy và công tác giáo dục học sinh. Tuy nhiên trong năm học qua chưa có giáo viên nào phải giảm biên chế qua công tác sàng lọc đội ngũ.
Việc sử dụng đội ngũ giáo viên THPT trong quận 6 tương đối hợp lý, sử dụng hết số giáo viên trong biên chế nhà trường. Căn cứ vào năng lực của giáo viên, hiệu trưởng phân công giảng dạy, giáo viên nào dạy tốt, dạy học sinh đậu tốt nghiệp THPT, đậu đại học tỷ lệ cao sẽ phân dạy nhiều lớp hơn so với các đồng nghiệp khác. Chính vì vậy trong các trường THPT quận 6 xảy ra trường hợp có giáo viên dạy rất nhiều tiết, khoảng 40 tiết trong một tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ dạy vừa đủ tiết nghĩa vụ.
2.4.5. Quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên.
Cơ sở vật chất của các trường THPT quận 6 thuộc phạm vi nghiên cứu không đồng đều.
Hoạt động của thư viện các trường chưa tốt, chủ yếu là cho học sinh mượn sách giáo khoa và cho giáo viên vào đọc báo, chưa có thư viện điện tử.
Việc trang bị các thiết bị dạy học trong phòng học và phòng chức năng của các trường có khác nhau. Các trường đều có kế hoạch bảo trì và khai thác sử dụng tối đa các trang thiết bị phục vụ cho dạy học. Tuy nhiên tốc độ phát triển công nghệ thông tin rất nhanh và số lượng máy móc chỉ có hạn nên chưa đáp ứng nhu cầu của hàng trăm giáo viên.
Đời sống vật chất của GV chưa động đều, các GV trẻ dạy môn phụ có thu nhập thấp, không có khoản thu nào khác ngoài lương. Ngoài giờ dạy họ phải đi làm thêm việc khác. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.
2.4.6. Thực hiện chế độ, chính sách và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật
Công tác thi đua khen thưởng là việc làm thường xuyên trong các nhà trường, thi đua là biện pháp có tác dụng kích thích động viên tinh thần làm việc tích cực của cá nhân và tập thể.
Việc thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên phổ thông thực hiện theo đúng các thông tư, hướng dẫn của sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các chế độ, chính sách đãi ngộ chưa đủ mạnh nên chưa có tác dụng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục và chưa bảo đảm được yêu cầu chăm lo đời sống cho GV phổ thông để họ thực sự yên tâm, gắn bó với nghề. Đời sống của đội ngũ GV phổ thông còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy GV cũng phải tìm cách để tăng thêm thu nhập, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giảng dạy của cá nhân, của đội ngũ trong đơn vị.
Các trường THPT trong quận 6 thực hiện tương đối tốt công tác thi đua khen thưởng. Đánh giá thi đua dựa trên tiêu chí rõ ràng, công khai. Quá trình đánh giá thi đua thực hiện từng bước, từ cá nhân, đến cấp tổ và cuối cùng là Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường. Căn cứ theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường mà mức độ khen thưởng khác nhau.