Các nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông công lập quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 40)

1.5.1. Vị trí, chức năng, vai trò của đội ngũ giáo viên.

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.

Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu trưởng không thể tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường. Bởi một trong những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc qua nỗ lực của những người khác. Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận. Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn. Có thể nói cán bộ, viên chức là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trò quyết định thành công của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ viên chức là lực lượng cơ bản tham gia hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường. Diện mạo văn hóa nhà trường cũng do họ tham gia xây dựng và vun trồng. Cùng với hiệu trưởng họ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường.

Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.

1.5.2. Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ trường phổ thông hiện nay. – Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.

– Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Gần đây bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, qui định về đạo đức nhà giáo và chuẩn hiệu trưởng trường THPT và THCS. Chuẩn nhà giáo và CBQL ở các cấp học và trình độ đào tạo khác cũng đang được chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện. Trên cơ sở của các chuẩn đã ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục hiện nay, có thể xác định các yêu cầu cơ bản của hiệu trưởng trường phổ thông, nhà giáo và các viên chức trong nhà trường.

1.5.2.1. Phẩm chất chính trị và đạo đức.

– Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng. Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.

– Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

– Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.

– Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm.

– Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, hết lòng phục vụ nhân dân và học sinh.

1.5.2.2. Trình độ chuyên môn.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học.

– Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống. – Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.

– Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học.

– Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

– Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.

– Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng các qui định hiện hành.

– Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi công tác.

1.5.2.3. Nghiệp vụ sư phạm.

– Lập được kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kì nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.

– Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của học sinh.

– Biết cách hướng dẫn học sinh tự học.

– Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết quả kiểm tra điều chỉnh việc học tập của học sinh một cách tích cực.

– Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.

– Ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dung của bài học. Nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường.

– Có các biện pháp giáo dục cá biệt phù hợp.

– Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh.

– Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể. – Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ.

– Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.

– Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. 1.5.3. Vai trò hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Chỉ thị 40/CT–TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó, hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp.

1.5.4. Cách tổ chức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên.

1.5.4.1. Lãnh đạo hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách. – Xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập.

– Lãnh đạo quá trình tự học, tự bồi dưỡng.

– Hỗ trợ chuyên môn và phát triển nhân cách cho giáo viên. – Giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

1.5.4.2. Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.

– Động lực làm việc và các yếu tố tạo nên động lực làm việc. – Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.

–Xây dựng môi trường phát triển cá nhân. 1.5.4.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên.

– Đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên.

– Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn.

– Đánh giá tiềm năng đội ngũ và khả năng thích ứng với sự phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông công lập quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w