Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn vật lí ở trường trung học cơ sở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 65 - 70)

động dạy - học môn Vật lý ở trờng THCS.

Kiểm tra là chức năng đích thực, là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý dạy - học, giúp ngời quản lý điều chỉnh theo hớng đích. (xem sơ đồ 1 chơng 1).

Hoạt động dạy - học có hai mặt cấu thành là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, hai hoạt động này diễn ra phức tạp, cần kiểm tra thờng xuyên và có kế hoạch. Kiểm tra dạy - học là trách nhiệm của Hiệu trởng và CBQL trờng học là công cụ sắc bén để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy - học.

Chức năng kiểm tra là đo lờng và diều chỉnh việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy - học đã vạch ra. Qua kiểm tra, giúp ngời CBQL động viên, kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, điều chỉnh hoạt động của giáo viên và học sinh.

Để nâng cao hiệu quả chức năng kiểm tra trong quản lý dạy - học Vật lý THCS , Hiệu trởng cần thực hiện các giải pháp:

- kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bộ môn, việc dạy và học của giáo viên và học sinh, chuẩn bị thí nghiêm, thực hành bộ môn, hồ sơ giáo viên, việc thực hiện quy chế chuyên môn, và công tác kiêm nhiệm khác…

- Thông báo kết quả, đa ra hành động điều chỉnh.

3.2.3.2. Biện pháp thực hiện.

Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các chuẩn kiểm tra:

Có nhiều loại kiểm tra khác nhau, trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập vấn đề kiểm tra nội bộ trờng học, cụ thể là kiểm tra dạy - học Vật lý của Hiệu trởng.

Hiệu trởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết, thông báo công khai, cho giáo viên và học sinh biết. Trong kế hoạch phải nêu rõ, hình thức, ph- ơng pháp kiểm tra.

Kiểm tra giáo viên có nhiều nội dung, kiểm tra dạy - học Vật lý cần tập trung vào các nội dung sau:

Kiểm tra kế hoạch dạy - học; bài soạn; chất lợng giờ dạy; việc đổi mới phơng pháp dạy - học; sử dụng thiết bị thí nghiệm; bồi dỡng và phụ đạo học sinh; việc chấm chữa bài, đánh giá học sinh.Kế hoạch kiểm tra học sinh bao gồm: Kiểm tra tinh thần, thái độ học tập ở lớp, ở nhà; việc thực hiện nền nếp học tập. Kiểm tra chất lợng lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của học sinh.

Mỗi nội dung kiểm tra đợc tiến hành bằng những hình thức khác nhau: Kiểm tra toàn diện; kiểm tra theo nội dung tự chọn; kiểm tra định kỳ, thờng xuyên hoặc đột xuất.

Trên cơ sở mục tiêu của môn học Vật lý, Hiệu trởng tiến hành xây dựng các chuẩn kiểm tra tong ứng với mỗi nội dung. Chuẩn là mức độ tối thiểu đạt đ- ợc theo mục tiêu môn học về những kiến thức và kĩ năng cơ bản đợc cụ thể hoá trong môn học. Chuẩn kiểm tra là thớc đo là công cụ cho Hiệu trởng tiến hành công tác kiểm tra, đồng thời là công cụ cho giáo viên, học sinh tự kiểm tra để tự điều chỉnh hành động của mình.

Nâng cao hiệu quả kiểm tra hoạt động dạy - học Vật lý của giáo viên và học sinh. Thông báo kết quả và đa ra hành động điều chỉnh:

- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên:

+ Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, bao gồm : Kế hoach năm, học kỳ, tháng, từng chơng; kế hoạch chuẩn bị phơng tiện dạy - học; kế hoạch bồi dỡng, phụ đạo học sinh; kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh; kế hoạch tự học, tự bồi dơng chuyên môn. Hiệu trởng tiến hành kiểm tra kế hoạch của giáo viên đầu năm, đầu kỳ hoặc đầu tháng để xem xét việc lập kế hoạch của giáo viên có phù hợp với kế hoạch chung của trờng, của tổ hay không? Từ đó, góp ý điều chỉnh cho phù hợp.

+ Kiểm tra giáo án và chất lợng giờ dạy trên lớp. Việc kiểm tra giáo án, Hiệu trởng có thể kiểm tra trực tiếp tập giáo án, còn kiểm tra chất lợng giờ dạy nhất thiết phải tiến hành theo quy trình:

1) Dự giờ (dới nhiều hình thức; báo trớc, không báo trớc, dự theo chuyên đề, hoặc dự liên tục nhiều giờ).

2) Phân tích s phạm bài dạy đã dự (dựa vào lý thuyết kiểu bài học, phân tích hoạt động thầy trò trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phơng pháp, kết quả và mối quan hệ tơng tác giữa chúng).

3) Đánh giá kết quả bài học.

4) Kiểm tra kết quả nhận thức và kỹ năng vận dụng của học sinh sau giờ học. 5) Nêu kết luận, ghi biên bản, lu hồ sơ.

Một tiết dạy của giáo viên thờng đợc đánh giá theo 5 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Công tác chuẩn bị lên lớp bao gồm: Soạn bài; chuẩn bị phơng tiện, tài liệu; sự chuẩn bị của học sinh.

Tiêu chí 2: Truyền thụ nội dung đảm bảo chính xác, khoa học

Tiêu chí 3: Sử dụng phơng pháp phù hợp, chú trọng đổi mới phơng pháp theo định hớng đổi mới chơng trình.

Tiêu chí 4: Khả năng kết hợp giáo dục kĩ thuật và hớng nghiệp .

Tiêu chí 5: Hiệu quả giờ dạy; thể hiện ở mức độ lĩnh hội kiến thức, vận dụng trong giải quyết các tình huống tơng tự .

Năm tiêu chí trên đợc lợng hoá bằng điểm số, căn cứ vào mức độ thực hiện giờ dạy, Hiệu trởng cho điểm, xếp loại chính xác giờ dạy. Vấn đề lu ý: nếu Hiệu trởng không thuộc chuyên môn Lý hoặc Toán –Lý, việc dự đánh giá giờ Vật lý nhất thiết phải có sự tham gia của Tổ trởng hoặc Trởng bộ môn.

Bằng các phơng pháp, đàm thoại, phân tích hồ sơ, phân tích kết quả công tác, Hiệu trởng, kiểm tra việc chấm chữa bài, sử dụng đồ dùng dạy - học, bồi d- ỡng và phụ đạo học sinh, tự học tự bồi dỡng của giáo viên.

- Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh:

Bằng các phơng pháp khác nhau, Hiệu trởng tiến hành kiểm tra để xác định mức độ đạt đợc về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sịnh so với mục tiêu của chơng trình môn Vật lý. Mức độ đạt chuẩn qua kiểm tra học sinh thể hiện theo các phơng diện sau:

+ Về kiến thức: Mức độ nhận biết: Là mức độ của quá trình nhận thức, thể hiện ở việc học sinh có thể nhớ hoặc nhận ra khi đa một khái niệm, một định luật, một hiện tợng đã đợc giảng giải hoặc thí nghiệm.

Mức độ thông hiểu: Là mức độ cao hơn mức độ nhận biết, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối liên hệ giữa những gì học sinh đã học đã biết.

Mức độ vận dụng: Là khả năng đòi hỏi ngời học phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phơng pháp nguyên lý hay ý tởng để giải quyết một vấn đề t- ơng tự trong hoàn cảnh mới.

+ Về kĩ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu của chơng trình.

Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tợng đơn giản trong đời sống và trong kỹ thuật. Giải đợc các bài tập định tính, định lợng.

Biết khai thác các số liệu nhận đợc qua thí nghiệm để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lợng Vật lý, vẽ đồ thị hoặc biểu đồ, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.

Thực hiện đợc các thí nghiệm chứng minh trên lớp. Biết cách tiến hành một tiết thực hành theo nhóm và biết cách viết báo cáo thực hành của cá nhân.

+ Về thái độ: Tập trung vào thái độ trung thực, hợp tác và cẩn thận khi làm bài, làm thí nghiệm và khai thác kết quả thí nghiệm.

Mục tiêu môn Vật lý trong chơng trình giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi lớn, Hiệu trởng cần phải đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra. Hiệu trởng phải kiểm tra một cách toàn diện các mục tiêu dạy - học Vật lý đợc quy định trong chơng trình. Đặt trọng tâm kiểm tra vào những nội dung liên quan đến ứng dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tế, đánh giá cao sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống mới của cuộc sống. Chú ý đặc thù của khoa học Vật lý là khoa học thực nghiệm, do đó phải có những nội dung phần đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh về thực hành Vật lý. Đây là yêu cầu mà các đề kiểm tra Vật lý trớc đây cha đạt đợc. Phải đa dạng hoá loại hình kiểm tra, phối hợp một cách hợp lý hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, lý thuyết và thực hành, hình thức kiểm tra của giáo viên và tự kiểm tra của học sinh... nhằm tạo điều kiện để đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả của học sinh.

Kết quả kiểm tra hoạt động dạy và học là cơ sở cho Hiệu trởng có những quyết định trong việc động viên khích lệ phong trào học tập môn Vật lý hoặc điều chỉnh các hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Chúng ta có thể tóm tắt quá trình kiểm tra dạy - học Vật lý theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình thực hiện chức năng kiểm tra hoạt động dạy - học Vật lý

cha đạt Hành động uốn nắn

Xác định chuẩn và ph- ơng pháp đo Đo thành tích Hành động điều chỉnh Đạt Hành động phát Không đạt Hành động xử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn vật lí ở trường trung học cơ sở huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w