Nhóm giải pháp đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát ở trường THPT chuyên phan bội châu nghệ an (Trang 82 - 91)

- Phân tích số liệu thống kê kết quả thực nghiệm và đối chứng:

2.4.2. Nhóm giải pháp đối với giáo viên

2.4.2.1. Kết hợp sáng tạo, đa dạng và có hiệu quả các phơng pháp dạy học

Để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học môn GDCD lớp 10, GV phải biết kết hợp sáng tạo, linh hoạt các PPDH khác nhau, trong đó có cả PPDH truyền thống và PPDH tích cực. Bởi vì:

Trớc hết: Mỗi PPDH dù là truyền thống hay tích cực đều không phải là chìa khoá tối u nhất để đem lại thành công cho giờ dạy, mà mỗi phơng pháp đều có u và nhợc điểm của nó. PPDH truyền thống (nh phơng pháp thuyết trình), tuy có nhợc điểm là không rèn luyện đợc tính chủ động cho HS nhng nó lại cho phép GV chủ động thời gian, truyền đạt có hiệu quả những nội dung lý luận t- ơng đối khó, trừu tợng, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà HS không dễ dàng tự tìm hiểu đợc. Ngợc lại, các PPDH tích cực (nh phơng pháp thảo luận nhóm, phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề, phơng pháp đóng vai, phơng pháp vấn đáp, phơng pháp tổ chức trò chơi )… tuy có u điểm là phát huy đợc tính chủ động, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho HS nhng lại có nhợc điểm là mất nhiều thời gian, dễ làm mất đi tính hệ thống của lý luận khoa học. Vì vậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS phải trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị của PPDH truyền thống kết hợp với những giá trị tích cực của PPDH tích cực để các phơng pháp hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS.

Bên cạnh đó: Mỗi PPDH chỉ phát huy tác dụng khi đợc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và không bị lạm dụng, bị đề cao và tuyệt đối hoá quá mức. Điều đó có nghĩa là, chúng ta không thể sử dụng một phơng pháp cho tất cả các bài dạy, thậm chí là trong một tiết dạy, bởi mỗi bài học, mỗi tiết học lại có mục tiêu riêng, nội dung riêng.

Nội dung môn GDCD lớp 10 là một hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật triết học về tự nhiên, xã hội, con ngời rất trừu tợng; một hệ thống các quy chuẩn đạo đức của ngời công dân Việt Nam trong thời đại mới đợc kết cấu chặt chẽ, biện chứng với nhau. Điều đó làm cho môn học trở thành nỗi lo lắng của nhiều HS và phụ huynh khi có ý kiến cho rằng: “học công dân nh học

triết”. Vì vậy, để làm cho nội dung môn học bớt “nặng”, HS dễ dàng tiếp thu và có hứng thú, say mê với môn học, đòi hỏi GV phải biết khai thác những u thế, những yếu tố tích cực của phơng pháp thuyết trình: hạn chế bớt phơng pháp thuyết trình thông báo, tái hiện, tăng cờng phơng pháp thuyết trình nêu quyết vấn đề, thuyết trình kiểu thuật chuỵên, thuyết trình kiểu mô tả, phân tích, thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết, thuyết trình kiểu so sánh tổng hợp. Tuy nhiên không đợc tuyệt đối hoá phơng pháp thuyết trình trong mỗi bài giảng, tiết giảng, nếu không, hoạt động dạy học sẽ trở nên phiến diện, một chiều, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không có hiệu quả. Bởi vậy, việc sử dụng ph- ơng pháp thuyết trình phải kết hợp với các PPDH tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.

Các PPDH tích cực có thể kết hợp đợc với phơng pháp thuyết trình nh là phơng pháp thảo luận nhóm. Đây "là phơng pháp dạy học mà trong đó nhóm lớn (lớp học) đợc chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều đợc làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó"[21; 223]. Sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học. Các nghiên cứu về phơng pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảo luận trong nhóm mà: kiến thức của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan, khoa học; kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do đợc giao lu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm; nhờ không khí thảo luận cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác; rèn luyện kỹ năng hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, kỹ năng làm việc tập thể, giao tiếp, hoà nhập cộng đồng.

Phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề cũng có thể kết hợp với phơng pháp truyền thống bởi đây "là phơng pháp dạy học mà trong đó GV tạo ra tình huống

có vấn đề, điều khiển ngời học phát hiện vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng và đạt đợc các mục đích dạy học khác"[21; 261]. áp dụng phơng pháp này sẽ phát huy đợc tính tích cực, chủ động trong học tập cho HS, bởi vì phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở tâm lý kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của HS mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực t duy của HS mỗi khi đợc khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tự giác trong học tập. HS đợc rèn luyện các kỹ năng cần thiết thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, HS đợc rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu, phơng pháp t duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể Không những thế, áp dụng ph… ơng pháp này sẽ tập dợt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Điều đó không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà còn có ý nghĩa to lớn nh là một mục tiêu quan trọng của giáo dục - đào tạo nớc ta hiện nay. Phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề có thể đợc thực hiện lồng ghép với các phơng pháp khác trong quá trình giảng bài, cũng có thể sau khi kết thúc một nội dung nhất định hay một bài học, GV sử dụng phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề để tổ chức HS thảo luận nhóm.

Ngoài hai phơng pháp trên, để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, GV còn có thể kết hợp phơng pháp thuyết trình với phơng pháp đóng vai. Đây là phơng pháp tổ chức cho ngời học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. PPDH này nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát đợc. Việc “diễn” không phải là phần chính của phơng pháp này, mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn đó. áp dụng phơng pháp đóng vai HS sẽ đợc rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trờng an toàn trớc khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho HS; tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của HS; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS

theo hớng tích cực; có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Phơng pháp vấn đáp (đàm thoại) là một trong những phơng pháp tích cực đợc vận dụng một cách phổ biến và rộng rãi nhất, rất thích hợp để kết hợp với phơng pháp thuyết trình nhằm phát huy tính sáng tạo của HS, nhất là với môn GDCD lớp 10. Phơng pháp này thực ra "là quá trình tơng tác giữa ngời dạy với ngời học, đợc thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tơng ứng về một chủ đề nhất định đợc ngời dạy và ngời học đặt ra. Kết quả là dới sự dẫn dắt của ngời dạy, ngời học thể hiện đợc suy nghĩ, ý tởng của mình; khám phá và lĩnh hội đợc đối tợng học tập"[21; 209].

Căn cứ vào tính chất hoạt động của nhận thức, ngời ta phân biệt ba loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh hoạ, vấn đáp tìm tòi. áp dụng phơng pháp vấn đáp sẽ kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của HS; bồi dỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời; giúp GV thu thập thông tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học; tạo không khí học tập sôi nổi.

Ngoài ra, để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho HS, GV có thể kết hợp sáng tạo, nhuần nhuyễn phơng pháp truyền thống với phơng pháp tổ chức trò chơi. Trò chơi là một PPDH mới mang lại cho giờ học một bầu không khí học tập sôi nổi, lý thú, hấp dẫn, HS chơi mà học, học mà chơi. "Qua trò chơi, lớp trẻ không những đợc phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn đợc hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Chính vì vậy, trò chơi đợc sử dụng nh là một phơng pháp dạy học quan trọng để dạy học GDCD cho học sinh"[5; 112]. Trò chơi trong học tập có nhiều loại nh trò chơi sắm vai, trò chơi trí tuệ, trò chơi giải trí, trò chơi nghệ thuật Đối với môn GDCD thể áp dụng… một số trò chơi nh "giải ô chữ", "bịt mắt đoán vật", "ghép chữ", "tiếp sức" để… dẫn dắt HS đi đến nội dung bài học hoặc để củng cố bài học tùy thuộc thời lợng và đặc điểm từng bài. .

Mỗi PPDH tích cực đều có một thế mạnh riêng nhng chúng đều có thể đ- ợc vận dụng trong một tiết giảng, bài giảng môn GDCD lớp 10. Nếu vận dụng tốt các PPDH tích cực sẽ giúp HS vừa lĩnh hội đợc tri thức mới vừa có phơng pháp chiếm lĩnh tri thức đó, đồng thời rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng duy nhất, độc lập một PPDH nhất định vào một tiết dạy hay một bài dạy. Bởi vì, sau khi mỗi nhóm làm việc xong theo yêu cầu đặt ra của GV, sau khi giải quyết xong vấn đề liên quan đến bài học, hay sau khi diễn xong một vở kịch ngắn nào đó, hoặc sau khi một hệ thống câu hỏi GV đặt ra yêu cầu HS giải đáp, thì bản thân HS cha thể trả lời một cách đúng đắn, đầy đủ, mà có thể trái ngợc với đáp án của GV hay cha nhận ra ý đồ của GV sau hoạt động đó. Vì vậy, lúc này rất cần vai trò quan trọng của GV để hoàn thiện, kết luận vấn đề, hay dẫn dắt vấn đề đó đến nội dung dạy học. Muốn thực hịên đợc vai trò này, GV phải nhờ vào phơng pháp thuyết trình. Thông qua phơng pháp thuyết trình, GV sẽ tổng hợp các ý kiến, so sánh, nhận xét ý kiến đúng, ý kiến cha đúng để rồi hoàn thiện, củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS. Nh vậy, muốn sử dụng tốt các PPDH tích cực cần thiết phải kết hợp với phơng pháp truyền thống, ngợc lại, để phát huy yếu tố tích cực trong phơng pháp truyền thống thì phải có sự kết hợp sáng tạo với các PPDH tích cực. Thực hiện đợc nguyên tắc đó, tính chủ động, sáng tạo của HS mới đợc phát huy tốt nhất trong quá trình dạy học.

Không những thế: môn GDCD THPT, đặc biệt là môn GDCD lớp 10 không chỉ có mục tiêu trang bị tri thức, mà điều quan trọng hơn là, còn rèn luyện kỹ năng và giáo dục t tởng, đạo đức cho HS, “góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những ngời lao động mới, hình thành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của ngời công dân mới [2; 8]. Vì vậy, không thể mãi duy trì PPDH truyền thống hoặc cũng không nên quá “tôn sùng” các PPDH tích cực, gạt bỏ sạch trơn yếu tố truyền thống, mà điều cần thiết là phải kết hợp chúng lại với nhau một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo và có hiệu quả trong quá trình dạy học.

2.4.2.2. Sử dụng các phơng tiện hiện đại trong dạy học

Quá trình dạy học bao gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng nh bất kỳ một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phơng tiện lao động nhất định. Phơng tiện lao động s phạm rất đa dạng. Nó bao gồm phơng tiện vật chất, phơng tiện thực hành, phơng tiện trí tuệ. ở đây chỉ nghiên cứu phơng tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của GV và HS và đợc nói gọn là phơng tiện dạy học.

“Phơng tiện dạy học là tập hợp những đối tợng vật chất đợc giáo viên sử dụng với t cách là những phơng tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, là phơng tiện nhận thức của học sinh, thông qua đó mà thực hiện nhiệm vụ dạy học”[3; 186].

Phơng tiện dạy học hết sức đa dạng. Thành phần các loại phơng tiện dạy học phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Trong nhà trờng tr- ớc đây thờng đợc trang bị những phơng tiện ít có tính kỹ thuật, đúng hơn là ít điện năng hơn nên gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay phơng tiện dạy học trực quan. Gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện những phơng tiện dạy học có tính kỹ thuật cao. Để phân biệt những phơng tiện dạy học trực quan nêu trên ngời ta dùng thuật ngữ phơng tiện kỹ thuật dạy học hay phơng tiện dạy học hiện đại.

Phơng tiện dạy học hiện đại về cơ bản gồm máy chiếu hình, máy thu thanh, video, catset, projector và máy tính điện tử, trong đó Power Point là một phần mềm soạn giáo án của máy tính điện tử mang lại tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học.

Các phơng tiện dạy học hiện đại là một trong những công cụ quan trọng góp phần đổi mới PPDH. Từ những phơng tiện này GV có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Ví dụ, GV có thể sử dụng mạng internet

với các công cụ tìm kiếm nh Google.com hoặc Vinaseek.com. Việc khai thác mạng giúp GV tránh đợc tình trạng “dạy chay” một cách thiết thực, đồng thời giúp họ có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với GV dạy học môn GDCD, bởi đây là môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trng của bộ môn.

Khi sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng, GV có thể cài đặt thêm t liệu, hình ảnh, băng hình, trình bày đề cơng bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện. Bên cạnh đó, cách soạn bài này còn giúp GV tiết kiệm đợc nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thay vào đó, GV có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và say mê, hứng thú của HS trong học tập. Đồng thời, trong một thời gian ngắn của tiết học, GV có thể hớng dẫn HS tiếp cận một lợng kiến thức lớn, phong phú, đa dạng và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Vì vậy, đối với bài giảng có phim, có hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động, thu hút đợc sự thích thú, say mê học tập, lớp học sôi nổi, HS tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn.

Trên thực tế, bài giảng điện tử có thể đợc viết dới nhiều ngôn ngữ lập

Một phần của tài liệu Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát ở trường THPT chuyên phan bội châu nghệ an (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w