Lịch sử hình thành vườn quốc gi Pù Mát

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của đề tài

1.3.1. Lịch sử hình thành vườn quốc gi Pù Mát

Nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, phía Bắc tỉnh Nghệ An. Với địa hình tương đối bằng phẳng, một bên bờ hữu sông Lam, trụ sở của VQG Pù Mát được đặt tại huyện Con Cuông, cách thị trấn 2km. Diện tích của khu văn phòng tuy không lớn khoảng 2 héc-ta. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những hàng cây xanh, mùi hương và màu sắc

Ảnh 1: Logo VQG Pù Mát

khác nhau của muôn hoa khoe sắc. Đến với Pù Mát chúng ta sẽ được tham quan những danh lam thắng cảnh, được biết đến các di tích lịch sử và đặc biệt chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự đa dạng của cảnh quan và hệ động thực vật ở đây. Mỗi VQG đều gắn với một cái tên nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại gọi là VQG Pù Mát.

Ngày 9/8/1986 Quyết định 194/CT Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết định hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An: Khu bảo tồn Thiên nhiên Anh Sơn với diện tích là 1500 héc-ta và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7000 héc-ta. Hai khu bảo tồn trên sau này được kết hợp thành một để thành lập khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương (Bộ NN& PTNT, 1997).

Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng đề án đầu tư khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tư nay đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định theo văn bản số 343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 3355/ QD-UB ngày 28/12/1995. Đây là khu vực có diện tích rừng lớn nhất miền Bắc Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc bảo tồn hệ sinh thái của dải Trường Sơn. Nơi đây, có một ngọn núi cao nhất toàn khu vực (cao1841m). Ngọn núi này thuộc xã Tam Quang, huyện Tương Dương. Theo tiếng Thái “Pù” có nghĩa là đỉnh núi, dông, dốc, còn “Mát” có nghĩa là cao. Chính vì vậy mà người ta lấy tên đỉnh núi cao nhất đặt tên cho khu bảo tồn này là khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát.

Ngày 21/11/1996, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ An do EU tài trợ.

Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An.

Năm 2000, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát. Đề xuất chuyển khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn Quốc Gia. Bản kế hoạch đầu tư được UBND tỉnh nghệ An phê duyệt ngày 20/06/2000 theo quyết định số 2113/QD- UB và được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH.

Ngày 08/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chuyển hạng khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát tỉnh Nghệ An thành Vườn Quốc Gia. Theo quyết định này tổng diện tích VQG là 91.133 héc-ta, trong đó phần khu bảo vệ nghiêm nghặt là 89.517 héc-ta, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 héc-ta. VQG Pù Mát thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoach quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.

VQG Pù Mát là khu rừng nguyên sinh hiếm có của Việt Nam. VQG Pù Mát là môi trường sinh sống lý tưởng cho các loài sinh vật. Đây là khu rừng rất phong phú về đa dạng sinh học. Nơi đây vẫn đang giữ được nhiều nét hoang sơ, với thảm thực vật và hệ động vật đa dạng, phong phú, quý hiếm gồm: 1297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và nhiều loài được ghi vào sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Chính vì những giá trị trên, tháng 9 năm 2007 VQG Pù Mát đã được UNESCO công nhận là một trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An, là Khu dự trữ sinh quyển trên cạn, hành lang xanh lớn nhất Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w