Các điều kiện khác

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 52)

7. Bố cục của đề tài

2.1.3. Các điều kiện khác

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Cùng cải tạo thiên nhiên và tạo lập cuộc sống trênh mảnh đất này có nhiều dân tộc anh em. Trong đó, có 3 dân tộc chính là Thái, Khơ Mú và Kinh. Ngoài ra, còn có các dân tộc khác như H' mông, Pọong, Đan Lai, Ơ đu, Tày nhưng số lượng không lớn. Dân tộc Thái có dân số đông nhất chiếm 66 - 89% và ít nhất là dân tộc Ơ đu chiếm 0,6%.

Tổng dân số trong 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn cư dân phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông và 5 xã thuộc huyện Anh Sơn, còn lại thuộc 4 xã của huyện Tương Dương. Trung bình mỗi hộ gia đình có 3 - 6 người. Tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng. Dân số trong khu vực phân

bố không đều giữa các xã. Một số xã có mật độ dân số thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương 7 người/km2. Xã có mật độ dân số cao nhất là xã Đỉnh Sơn 495 người/km2.

Hệ thống tổ chức quản lý du lịch ở VQG Pù Mát

Bộ máy quản lý ở VQG Pù Mát gồm 92 người, được phân bố vào 5 phòng ban như sau: Giám đốc, 2 Phó giám đốc, phòng GDMT - DLST, phòng KH - HTQT, phòng RCHC - QT, phòng TC - KH, Hạt kiểm lâm, tương ứng là các bộ phận dưới là Trạm Tam Đình, trạm Khe Thơi, trạm Khe Bu, trạm Khe Kèm, đội KLCĐ, trạm Phà Lài, trạm Làng Yên, trạm Cao Vều, trạm Cò Phạt, trạm Tam Hợp.

Mạng DTST nằm dưới sự quản lý của Phòng GDMT - DLTL, toàn phòng có 9 người. Trong đó có 3 kỹ sư, 2 trung cấp, 3 nhân viên hợp đồng. Cơ cấu tổ chức của Phòng như sau:

1 cán bộ phụ trách chung - Trưởng phòng 1 Cán bộ phụ trách mảng GDMT - phó phòng 1 Cán bộ phụ trách mảng DLTL - Phó phòng

Phụ trách nhà khách: 1 người và 3 nhân viên hợp đồng. Phụ trách nhà ăn: 1 người và 1 nhân viên hợp đồng.

Như vậy, nguồn lao động ở đây lớn. Đây chính là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng phục vu du lịch

Trong định hướng phát triển du lịch năm 2011 - 2015, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An đã lên kế hoạch hành động và xác định rõ phát triển du lịch sinh thái miền Tây sẽ là mũi nhọn quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch Nghệ An. Trong đó, phát triển du lịch sinh thái VQG Pù Mát sẽ là hướng đi chính. Điều này được minh chứng trong quyết định số 2737/QĐ-UBNDVX của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Trong đó, Tỉnh đầu tư 63 triệu USD dành cho xây dựng khu du lịch sinh thái Thác Khe Kèm và tiến hành khởi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái của Vườn.

- Hệ thống giao thông.

Chạy dọc theo tuyến đường quốc lộ 7A từ thành phố Vinh lên 120km, hoặc từ ngã ba Diễn Châu lên khoảng 100km sẽ đến trung tâm của VQG Pù Mát.

Giao thông trong khu vực của VQG Pù Mát tương đối thông suốt. Có ba con đường chính từ quốc lộ 7A tới các vùng dân cư sống rìa vùng nghiêm ngặt. Ngoài ra, trong Vườn còn có hệ thống đường mòn, tạo sự dễ dàng trong việc đi lại của du khách. Hiện nay, huyện đã xây dựng xong hai tuyến đường từ trung tâm huyện vào Phà Lài và thác Khe Kèm. Từ ngã ba xã Lục Dạ đi làng nghề Yên Thành, các tuyến đã được rải nhựa rộng 3m. Hiện nay đang mở tuyến đường từ xã Môn Sơn đi Khe Khặng.

Có thể nói, mạng lưới giao thông của VQG Pù Mát khá thuận tiện. Điều này không chỉ có ý nghĩa với đời sống của người dân mà còn là điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của du khác trong vườn.

- Hệ thống mạng lưới điện.

Theo Báo cáo tổng kết 8 năm triển khai thực hiện nghị quyết số 12- QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển du lịch Nghệ An, thời kỳ 2002 - 2010 cho biết 12/13 xã, thị trấn của vùng có điện lưới quốc gia. Toàn bộ các xã nằm trong vùng đệm cũng như vùng trung tâm của VQG Pù Mát đều sử dụng mạng lưới điện quốc gia. Mạng lưới điện rộng khắp đã góp phần vào đảm bảo cuộc sống của người dân và phục vụ các hoạt động du lịch. Duy chỉ còn một số bản trong vùng lõi không có điều kiện sử dụng mạng điện quốc gia.

- Hệ thống nước sinh hoạt.

Phần lớn nước phục vụ cho sinh hoạt là nước ngầm, được khai thác qua hệ thống giếng hoặc từ các lòng sông. Hệ thống nước sạch chỉ đủ phục vụ cho khách và cán bộ nhân viên của Vườn.

- Hệ thống thông tin viễn thông.

Mạng lưới viễn thông đã phủ khắp toàn bộ khu dân cư vùng đệm và một số nơi vùng lõi của VG Pù Mát. Còn một số khu vực nằm trong quy hoạch du lịch sinh thái như thác Khe Kèm vẫn chưa có. Điều này đã gây khó khăn cho du khách khi tham quan cũng như gây khó khăn cho cán bộ kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng. Dịch vụ Internet chưa phổ biến, chỉ mới có ở trung tâm thị trấn và các vùng lân cận.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay, VQG Pù Mát có 10 dãy nhà với 37 phòng phục vụ khách nghỉ nghơi. Trong đó, có hai dãy nhà biệt thự và một dãy nhà sàn có chất lượng tốt. Ngoài ra, VQG Pù Mát còn có hệ thống nhà ăn phục vụ khách du lịch với các món ăn mang đậm bản sắc địa phương như: cơm Mường Quạ, cá Mát Sông Giăng, Mọc, Nạp, canh Gà... Đặc biệt, VQG Pù Mát còn có hội trường khá lý tưởng phục vụ cho các cuộc hội nghị hội thảo, tập huấn.

Do được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, các cấp các ngành nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của VQG Pù Mát khá tốt, là điều kiện thuận lợi cho phất triển du lịch của Vườn.

Có thể thấy, tài nguyên du lịch của VQG Pù Mát rất phong phú đa dang. Vì vậy, có thể kết hợp tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu du lịch tương đối tốt. Lại có đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ du lịch cao. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của VQG Pù Mát.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 52)