Giải pháp tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 78 - 86)

7. Bố cục của đề tài

3.2.10.Giải pháp tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên du lịch

3.2.10. Giải pháp tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyêndu lịch du lịch

Công tác điều tra nghiên cứu là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Thông qua việc điều tra nghiên cứu giúp sẽ phát hiện được những tài nguyên du lịch mới, đề ra được các mục tiêu cho phát triển du lịch, xây dựng được các chương trình giáo dục môi trừơng và bảo vệ tài nguyên môi trừơng. Để có thể thường xuyên tiến hành công tác điều tra nghiên cứu VQG Pù Mát cần:

Khuyến khích và hỗ trợ công tác nghiên cứu làm cơ sở cho những định hướng phát triển chiến lược cũng như thực hiện các dự án cụ thể.

Tiến hành và hỗ trợ những nghiên cứu dự báo, nghiên cứu khoa học cơ bản như đánh giá tài nguyên du lịch, thị trường, môi truờng văn hóa du lịch.

Khuyến khích việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực điều tra khảo sát tài nguyên và môi trường du lịch. Tiến hành các nghiên cứu có sử dụng kỹ năng, kinh nghiệm và ý kiến của cộng đồng địa phương nơi có hoạt động du lịch.

Với những định hướng và giải pháp trên đây có thể còn chưa đủ. Nhưng hy vọng những giải pháp này có thể được áp dụng để khác phục những hạn chế trong phát triển du lịch của VQG Pù Mát. Qua những giải pháp mong rằng du lịch của VVQG Pù Mát sẽ phát triển hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng du lịch to lớn của Vườn.

KẾT LUẬN

Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng nguyên sinh, khu rừng già lớn nhất còn sót lại trên dải Trường Sơn, đặc biệt đẹp và quý hiếm. VQG Pù Mát đang mang trong mình cả một bộ sưu tập động thực vật quý hiếm của miền Tây Nghệ An mà ít khu rừng nào trong cả nước có thể sánh được về chủng loại động thực vật cũng như diện tích. Vì vậy, các nhà khoa học đã gọi khu rừng này là một bảo tàng thiên nhiên quả không sai. Ở VQG Pù Mát, tiềm năng du lịch rất phong phú đa dang, hấp dẫn du khách. Nơi đây hội tụ đầy đủ các tài nguyên du lịch cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cho phát triển du lịch.

VQG Pù Mát là nơi họp mặt điển hình của các loài động thực vật vùng Bắc Trung Bộ. Càng đi sâu vào Vườn càng chập trùng cây lá. Dây leo quấn quýt, khi như những con trăn uốn lượn, hoặc tỏa ra như vòi bạch tuộc, khi lại đung đưa như những chiếc võng, gợi nhớ một thời rừng già Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Mùa mưa cũng như mùa khô, ở Pù Mát, hoa rừng nở rộ khắp nơi. Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều loài hoa phong lan đẹp và quý hiếm, nở quanh bốn mùa. Trên đuờng đi, du khách luôn bắt gặp những chùm lan bám trên cành cao hoặc trên thân cây cổ thụ như những chùm đèn tỏa sáng. Hệ động vật ở đây cũng thật phong phú và đa dạng trong đó nhiều loài động vật đựơc ghi trong sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Không gian trong VQG Pù Mát luôn tràn ngập tiếng chim, hòa thành một dàn bách thanh sống động vui tai. Nơi đây, hội tụ đầy đủ tính chất và hệ sinh thái của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với đồi, rừng, song, suối, các trảng cỏ rộng lớn với những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy dài dọc theo song Giăng. Tất cả tạo nên cho VQG Pù Mát những thắng cảnh đẹp như chốn bồng lai giữa non ngàn dịu mát. Một thác Khe Kèm tuôn chảy như tấm lụa trắng màu tinh khiết

phủ che non ngà, một sông Giăng trải dài thơ mộng, một Giếng trời nơi những nàng tiên đã từng dừng chân thưởng ngoạn.

Không chỉ là một bức tranh sơn thủy hữu tình, nơi đây, suốt chiều dài lịch sử đã nhân hóa qua quá trình lao động cần cù, gian khổ đầy sáng tạo và chiến đấu dũng cảm ngoan cường của nhân dân từ bao đời để tạo nên một vùng sinh thái, lịch sử văn hóa phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, đậm đà về bản sắc. Hệ thống di tích lịch sử của VQG Pù Mát phong phú và đa dạng. Mỗi di tích lại gắn liền với một truyền thuyết huyền thoại ghi lại truyền thống đấu tranh, khí thế hào hùng của các thế hệ đồng bào sinh sống trên mảnh đất Con Cuông như di tích thành Trà Lân, bia Ma Nhai, di tích nhà Cụ Vi Văn Khang… Về với VQG Pù Mát, du khách có thể tìm hiểu những nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc như Thái, Đan Lai. Được hòa mình trong điệu múa xăng khan, tham gia vào các lễ hội cổ truyền với thú vui uống rượu cần và thưởng thức các món ăn truyền thống mang đậm hương vị thiên nhiên như cá Mát sông Giăng, Cơm Lam, Lạp pa, thịt chua, Canh bon, canh măng đắng. Những năm qua, nhờ có sự quan tâm, đầu tư của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Nghệ An, các cấp các ngành và người dân địa phương, đặc biệt là các cán bộ du lịch của VQG Pù Mát, với quyết tâm, quảng bá hình ảnh, thiên nhiên, văn hóa con người nơi đây, nên du lịch của VQG Pù Mát phát triển rất tốt, có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. Trong dự án "Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 - 2020" của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nghệ An và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nhận định: Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch, hiện trạng phát triển du lịch của VQG Pù Mát, phấn đấu đến năm 2015 Nghệ An có thêm khu du lịch quốc gia Con Cuông và phụ cận gắn liền với VQG Pù Mát. Với tầm nhìn dài hạn và sự quan tâm đầu tư, quy hoạch, tin tưởng rằng trong thời gian tới du lịch của VQG Pù Mát còn phát triển hơn nữa, xứng đáng với tiểm năng du lịch của Vườn.

Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ " Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có những tài sản đa dạng sinh học quý giá cần được bảo vệ như loài Sao la đang bị đe dọa tuyệt chủng và cây Sa Mu dầu - cây di sản của Việt Nam. Chúng tôi coi Khu dự trũ sinh quyển này như một "phòng thí nghiệm sống" để thử nghiệm và chứng minh việc quản lý tổng hợp đất, nước và đa dạng sinh học, cũng như việc sử dụng những tập quán bản địa để làm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi thế giới". Khu dự trữ sinh quyển còn bao gồm đặc trưng văn hóa - nhân văn nổi bật của người Thái, Mông cùng với những giá trị bản địa sâu sắc và không thể bỏ qua giá trị cội nguồn của dân tộc Ơđu có dân số ít nhất trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Sự hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho VQG Pù Mát. Đây là địa điểm quan trọng cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ văn hóa và tiến hành các chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Nghệ An

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Nguyễn Thanh Nhàn, Bùi Việt và Võ công Anh Tuấn (2008). Vườn quốc gia Pù Mát, Nhà xuất bản Kim Đồng.

2. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật Vườn quốc gia Pù Mát, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Phạm Trung Lương, Nguyễn Ngọc Khánh, Đặng Duy Lợi (2000).Tài nguyên và môi trường du lịh Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục.

Báo cáo hội thảo

5. UBND tỉnh Nghệ An (2007) "Đề án phát triển du lịch miền tây Nghệ An giai đoạn 2007-2010"

6. Vườn quốc gia Pù Mát (2005) "Phương án kinh doanh dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia Pù Mát giai đoạn 2005- 2010".

7. Dự án: "Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006- 2020" - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch.

8. Báo các tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển du lịch Nghệ An, thời kỳ 2002- 2010.

Các văn bản luật

9. Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7, số hiệu 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005.

10. Luật Đa dạng sinh học của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ thứ 4, số 20/2008/QH12 ban hành 28/11/2008.

Các trang thông tin điện tử

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

(Nguồn: Phòng GDMT - DLST - VQG Pù Mát, năm 2010)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh 7, 8: Du thuyền trên sông Giăng

Ảnh 14: Du khách tham quan Ảnh 15: Tục ngủ ngồi VQG Pù Mát của người Đan Lai

Ảnh 16: Du khách tham quan nhà cụ Vi Văn Khang ở VQG Pù Mát

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 78 - 86)