Giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 74)

7. Bố cục của đề tài

3.2.6.Giải pháp về tổ chức quản lý

Theo các chuyên gia về chất lượng sản phẩm của Mỹ thì có tới 80% các vấn đề về chất lượng sản phẩm bắt nguồn từ quản lý. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Một sản phẩm du lịch bao gồm nhiều các dịch vụ sản phẩm của các ngành nghề kết hợp lại như giao thông vận tải, ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính, bảo hiểm… Vì vậy, việc tổ chức quản lý du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành này. Đồng thời, các cấp các ngành ở địa phương, ban quản lý du lịch của VQG Pù Mát cần nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế địa phương, của các ngành khác và sự tác động của các ngành khác đối với sự phát triển du lịch.

Sự lãnh đạo và chỉ đạo của ban Giám đốc VQG Pù Mát với các phòng, nhân viên phải nhất quán, phải phân công rõ trách nhiệm của từng phòng ban tránh hiện tượng chồng chéo hoặc thả nổi cho cấp dưới.

Ban lãnh đạo của VQG Pù Mát, Phòng GDMT- DLST cần tranh thủ sự chỉ đạo đầu tư của UBND Tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, để phát triển du lich. Kết hợp hài hòa giữa quy hoạch phát triển du lịch với phát triển kinh tế xã hội, xây dựng ban hành hệ thống quy định để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũng như tổ chức quản lý các hoạt động du lịch có hiệu quả.

Thường xuyên họp Ban quản lý VQG Pù Mát để đánh giá năng lực của ban lãnh đạo, nhân viên, nhằm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ phục vụ du lịch

Ban quản lý VQG Pù Mát, phòng GDMT - DLST cần phải xây dựng một chiến lược để phát triển du lịch bao gồm: Mục tiêu dài hạn, những chính sách, giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính, về nhân tố con người nhằm đưa du lịch của VQG Pù Mát phát triển hơn nữa.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về du lịch, tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và tiến hành điều tra đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch du lịch, xây dựng các khu du lịch. Đồng thời, VQG Pù Mát cần tiến hành thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

VQG Pù Mát cần xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động du lịch, nhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Vườn để thiết lập một cơ chế phối hợp nhịp nhàng, thuận lợi giữa các phòng ban, nhân viên. Ban quản lý của VQG Pù Mát phải ban hành các quy chế tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động trong Vườn. Đồng thời có chính sách khen thưởng và kỷ luật với các nhân viên trong VQG Mù Mát.

Đổi mới mô hình quản lý kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các điểm cung cấp dịch vụ cho khách đảm bảo tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, dần dần tiến tới xóa bỏ các tệ nạn ăn cắp, ăn xin, bán hàng rong... làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

Ban quản lý của VQG Pù Mát cần phối hợp với các công ty lữ hành và người dân trên địa bàn trong việc phát triển du lịch, tạo được sự liên kết nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, và một môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hiếu khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 74)