7. Bố cục của đề tài
3.2.1. Giải pháp về lĩnh vực đầu tư để phát triển du lịc hở vườn quốc gia Pù Mát
rừng nguyên sinh…
- Chương trình du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Pơ Mu, đỉnh Pù Mát... 6. VQG Pù Mát cần xây dựng, phát triển các đại lý du lịch ở khắp mọi nơi trong nước, tăng cường quảng cáo, giới thiệu và phát triển các nhà điều hành chương trình du lịch cho khách nước ngoài ở các thành phố lớn.
7. Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc và phương tiện giao thông, nâng cao các dịch vụ phục vụ cho các hoạt động du lịch.
8. Xúc tiến mối liên kết với các điểm du lịch khác để tạo thành hệ thống tuyến điểm du lịch hấp dẫn như: Gắn du lịch của Vườn - Tỉnh - các vùng miền Tây của nước bạn Lào, Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và cửa khẩu Thanh Thủy. Gắn tuyến du lịch Vinh - Cửa Lò -VQG Pù Mát - cánh đồng Chum - Luông Pha Băng (nước bạn Lào).
Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, khai thác tốt các tiềm năng du lịch thì VQG Pù Mát đang xây dựng đề án thành lập Trung tâm DLST. Như vậy, VQG Pù Mát cần một lượng lớn nguồn vốn đầu tư vào xây dựng và quy hoạch các điểm du lịch. Đồng thời, cũng cần có những chính sách kêu gọi đầu tư từ chính phủ, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, VQG Pù Mát cũng cần có những chính sách để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương xung quanh vào các hoạt động du lịch, đảm bảo sự hợp tác phát triển du lịch giữa ban quản lý và người dân địa phương.
3.2. Giải pháp phát triển du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát
3.2.1. Giải pháp về lĩnh vực đầu tư để phát triển du lịch ở vườn quốc gia PùMát Mát
Quy hoạch du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm cần phải đi trước một bước, nhằm khảo sát, đánh giá các nguồn lực du lịch, xây dựng các chương trình, các kế hoạch, các dự án nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực phát triển du lịch. Đồng thời, qua quy hoạch du lịch có thể định hướng theo dõi, kiểm tra giám sát và có các giải pháp, phương án bổ sung trong quá trình hoạt động xây dựng và phát triển du lịch theo mục tiêu và kế hoạch đã đề ra nhằm phát triển du lịch bền vững.
VQG Pù Mát cần phân tích đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch, xác định mục tiêu, quy mô phát triển cho khu vực được quy hoạch. Bên cạnh đó, VQG Pù Mát cũng cần xác định danh mục các khu vực, dự án ưu tiên đầu tư, tiến độ đầu tư, nghiên cứu sử dụng đất, vốn đầu tư, đồng thời đánh giá tác động của các dự án quy hoạch đến môi trường.
VQG Pù Mát cần xác định một quy hoạch, tầm nhìn dài hạn, tổ chức không gian hợp lý nhất là việc khai thác lợi thế du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách. Triển khai các quy hoạch cụ thể tại các điểm du lịch để kêu gọi các nhà đầu tư. Đến nay, VQG Pù Mát mới có quyết định phê duyệt đề án quy hoạch khu du lịch thác Kèm, còn điểm du lịch đập Phà Lài chưa thu hút được các nhà đầu tư. Vì vậy, các cấp các ngành, ban quản lý VQG Pù Mát cần sớm hoàn thiện việc quy hoạch phát triển du lịch tại những điểm du lịch mới phát hiện. Đồng thời quy hoạch, tôn tạo các điểm du lịch đang khai thác và các di tích lịch sử văn hóa, khơi dậy các lễ hội dân gian truyền thống để phục vụ du lịch.
Để du lịch phát triển đúng hướng và bền vững các nhà quy hoạch, cơ quan quản lý du lịch của VQG Pù Mát cần điều chỉnh lại quy hoạch phát triển du lịch. Khi tiến hành quy hoạch du lịch, các dự án quy hoạch cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch một cách bền vững, lắp đặt hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thích hợp, thu
gom và xử lý rác thải, tránh gây ô nhiễm và làm mất cân bằng môi trường sinh thái, sắp xếp các hộ, cơ sở kinh doanh trong VQG Pù Mát và tại các điểm du lịch khác một cách hợp lý, đồng thời thực thi các quy định, chính sách môi trường hợp lý…
Nội dung chính mà VQG Pù Mát cần đầu tư quy hoạch là:
VQG Pù Mát cần đầu tư quy hoạch mới các điểm du lịch như: Eo Vực Bồng, hang Thẩm Hoi, cầu treo Thành Nam, nhà cụ Vi Văn Khang, bản tộc người Đan Lai, bản tộc người Thái - Môn Sơn, hang Thẳm nàng Màn…
Quy hoạch và tôn tạo lại các điểm du lịch: Thác Khe Kèm, đập Phà Lài, rừng Săng lẻ.
Nâng cấp và quy hoạch các điểm di tích lich sử văn hóa, di tích cách mạng, cây đa Cồn Chùa, thành Trà Lân, bia Ma Nhai.
Khơi dậy các lễ hội dân gian như lễ hội uống rượu cần, lễ hội xăng Khan, lễ hội cầu mùa. Đồng thời, có biện pháp bảo tồn và phát triển các lễ hội để phục vụ du lịch.
Thiết kế các chương trình nghệ thuật dân tộc dân gian gắn với các hoạt động du lịch.
VQG Pù Mát cần tổ chức giám sát thực hiện quy hoạch và giám sát các công trình xây dựng trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa các nguồn lực cho phát triển du lịch.
3.2.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển du lịch
Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển du lịch của VQG Pù Mát. Các hạng mục đầu tư bao gồm hệ thống giao thông, điện nước, và thông tin liên lạc...
Về giao thông:
Tập trung nâng cấp mở rộng đường quốc lộ 7, con đường chính dẫn đến VQG Pù Mát. Đồng thời, VQG Pù Mát cũng cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường xá giữa các điểm du lịch với nhau như
tuyến du lịch từ trung tâm huyện vào đập Phà Lài, điểm du lịch thác Khe Kèm, đường đi đến các làng nghề thủ công Yên Thành, các thôn bản và giao thông trong VQG Pù Mát. Hiện tại, giao thông vào cổng chính của VQG Pù Mát vẫn là đường đất gồ ghề khó khăn cho các đoàn du lịch đến tham quan mà đi bằng phương tiện ô tô. Vì thế, vấn đề cấp bách là xây dựng giao thông và các điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách.
Về hệ thống điện
Theo dự báo nguồn khách đến tham quan tại VQG Pù Mát sẽ tăng nhanh. Vì thế, nhu cầu dùng điện cũng sẽ tăng cao nhất là vào mùa hè. Để đáp ứng nhu cầu trên, VQG Pù Mát cần phải đấu nối các nhà mày điện vào hệ thống điện quốc gia và hệ thống phân phối điện đến các điểm phát triển du lịch, các thôn bản tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng.
Về cấp nước và thoát nước
VQG Pù Mát cần đầu tư nâng cấp hệ thống nguồn nước sạch để phục vụ nhu cầu của du khách và nhân viên trong vấn đề sinh hoạt tắm rửa. Đồng thời, để bảo vệ môi trường sinh thái các cơ sở kinh doanh trong VQG Pù Mát cần có hệ thống thoát nước tập trung để xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường.
Về thông tin liên lạc
Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch của VQG Pù Mát. Ngoài ra, VQG Pù Mát cần đầu tư lối hệ thống Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số để tạo điều kiện cho du khách tiếp cận thông tin liên lạc trong quá trình đi du lịch một cách dễ dàng.
3.2.1.3. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuất phục vụ du lịch
Hiện nay, VQG Pù Mát có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tương đối tốt. Tuy nhiên, các cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao chưa nhiều. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển và thu hút khách du lịch đặc biệt là
khách quốc tế. Trong thời gian tới, VQG Pù Mát cần đầu tư và nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đối với cơ sở lưu trú và nhà hàng
Việc đầu tư cho các cơ sở lưu trú, ăn uống của VQG Pù Mát còn ít, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch. Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú của VQG Pù Mát tương đối đầy đủ về các trang thiết bị trong phòng nghỉ. Vườn có 4 nhà sàn cấp 4, 1 nhà khách dạng biệt thự cấp 4 với 24 phòng, 42 giường. Song chất lượng chỉ mới đạt ở mức trung bình, chưa có phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn, các trang thiết bị trong phòng chưa được nâng cấp, hiên đại. Vì vậy, VQG Pù Mát cần ưu tiên vốn và huy động các thành phần kinh tế, các chủ đầu tư tham gia nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài ra, tại các điểm du lịch đã khai thác và các điểm du lịch nằm trong dự kiến quy hoạch du lịch của VQG Pù Mát cũng cần được đầu tư xây dựng. Trong thời gian tới, trung tâm DLST được thành lập lượng khách đến thăm VQG Pù Mát sẽ đông hơn, lượng phương tiện cũng tăng lên, nên nhu cầu về lưu trú ăn uống cũng như nhu cầu về chất lượng dịch vụ cao cả về số lượng và chất lượng.
Đầu tư xây dựng nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn. Hiện tại, hệ thống nhà ăn của VQG Pù Mát chỉ đáp ứng được lượng khách nhất định, nếu khách đông, không đặt trước thì nhà ăn không thể đáp ứng được. Chất lượng nhà ăn chưa cao. Vì vậy, VQG Pù Mát cần hoàn thiện dịch vụ ăn uống tại Vườn. Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các món ăn lạ, hấp dẫn, đưa các món ăn truyền thống của địa phương vào thực đơn của nhà hàng. Đồng thời phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho du khách. Vườn cần liên kết với các nhà hàng khác để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đối với vận chuyển khách du lịch
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của VQG Pù Mát chưa đạt tiêu chuẩn. Tại điểm du lịch đập Phà Lài chỉ có 3 suồng tư nhân để trở khách du thuyền trên
sông Giăng, còn lại là thuyền của đồn biên phòng 555. Không gian suồng hẹp không đạt tiêu chuẩn, chưa có áo phao đầy đủ. Vì vậy, VQG Pù Mát và các cơ sở kinh doanh du lịch cần đầu tư bến thuyền, mua thêm thuyền suồng mới để đáp ứng nhu cầu du thuyền trên sông Giăng của du khách - một loại hình du lịch rất được du khách yêu thích.
Quy hoạch bãi đỗ xe cho du khách tham quan tại các điểm du lịch của VQG Pù Mát. Thiết kế mẫu bán vé xe cho du khách để tăng thêm thu nhập cho hoạt động du lịch.
Đối với dịch vụ vui chơi giải trí
Dịch vụ vui chơi giải trí là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sức hấp dẫn, đa dạng cho các sản phẩm du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách tại VQG Pù Mát. Hiện nay, tại trung tâm VQG Pù Mát cũng như tại các điểm du lịch, khu du lịch đang khai thác đều thiếu các điểm vui chơi giải. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí là một tất yếu.
VQG Pù Mát cần đầu tư xây dựng công viên vui chơi giải trí, đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo tại Vườn. Đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí cắm trại tại điểm du lịch thác Khe Kèm, điểm du lịch đập Phà Lài và rừng Săng lẻ.
3.2.1.4. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cơ sở tiền đề để phát triển du lịch, tài nguyên du lịch càng phong phú đa dạng càng hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, việc đầu tư, tôn tạo để phát huy tiềm năng du lịch là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch, với các tiêu chí sau:
Bảo tồn và tôn tạo hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn bao gồm các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa như thành Trà Lân, nhà cụ Vi Văn Khang, điểm du lịch thác Khe Kèm... Ngoài ý nghĩa giáo dục các giá trị
truyền thống cho thế hệ sau, còn góp phần chuyển tải thông điệp và tôn vinh các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc tới du khách.
Khôi phục các lễ hội truyền thống và các làng nghề truyền thống như lễ hội xăng khan, làng nghề rệt thổ cẩm Yên Thành, để tạo ra sản phẩm du lịch mang đặc thù của địa phương.
3.2.1.5. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề lớn trong kinh doanh du lịch. Đây là một chiến lược quan trọng trong việc cải thiện chất lượng môi trường du lịch, tạo sự chuyên nghiệp trong quản lý du lịch, thái độ phục vụ trong ngành du lịch của cán bộ và người dân.
Nguồn nhân lực ở VQG Pù Mát có trình độ khá cao. Tuy nhiên, do phần đông các nhân viên có độ tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong phục vụ du lịch, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu trên VQG Pù Mát cần phải có một chương trình đào tạo lại, đào tạo mới nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên cán bộ đang công tác tại phòng GDMT-DLST. Để làm tốt vấn đề này, Phòng GDMT- DLST cần tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn cán bộ nhân viên trong phòng. Sau đó, Phòng tiến hành chương trình đào tạo nâng cao nguồn nhân lực ở các cấp trình độ, chuyên ngành khác nhau. Đồng thời phối hợp với các cơ sở du lịch để cử cán bộ đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức du lịch để nâng cao trình độ chuẩn về chuyên môn du lịch. Nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng về hoạt động kinh doanh du lich - một ngành kinh doanh tổng hợp.
VQG Pù Mát cần có những chính sách thu hút khuyến khích nguồn nhân lực trẻ, nhân tài, đã được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch tại các trường Đai học, Cao đẳng. Đây sẽ là nguồn nhân lực tiếp thu nhanh các kiến thức, kinh nghiệm hiện đại về du lịch đồng thời họ còn là lực lượng nòng cốt góp phần quan trọng cho việc phát triển du lịch của Vườn.
VQG Pù Mát nên kết hợp với Sở du lịch của tỉnh và các cơ sở đào tạo nghề, các trường Đại học, Cao đẳng mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Đào tạo đội ngũ làm du lịch có kiến thức trình độ và nhiệt tâm. Cơ cấu nguồn nhân lực đồng bộ, hợp lý trong quản lý và tác nghiệp. Đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ làm du lịch về tiếng Anh, Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Chủ động gửi các cán bộ đi đào tạo du lịch và học tiếng ở các nước có nguồn khách đến VQG Pù Mát.