Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 41)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và danh giới hành chính

Bản đồ 1: Vị trí VQG Pù Mát trong tỉnh Nghệ An

Cách thành phố Vinh khoảng 120km đường bộ về phía Tây Nam, ngược dòng sông Lam. Theo con đường rải nhựa thuộc quốc lộ 7 (là Quốc lộ có tầm quan trọng rất lớn. Thực dân Pháp gọi con đường này là “Chìa khóa Đông Dương” vì nó có thể mở của cho việc ngự trị của chúng trên bán đảo quan trọng và giàu có này). Cách thị trấn Con Cuông 2km, VQG Pù Mát có tọa độ địa lý là: 18o46’30”-19o19’42” vĩ độ Bắc, 104o24"-104o56" kinh độ Đông.

Ranh giới của VQG Pù Mát là: Phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào. Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang, huyện Tương Dương. Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn huyện Con Cuông. Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn huyện Anh Sơn.

Toàn bộ diện tích của VQG Pù Mát nằm trong địa giới hành chính của ba huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích của VQG Pù Mát là 91.113 héc-ta, diện tích bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517 héc- ta, trên diện tích 16 xã. Trụ sở của VQG Pù Mát đặt tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trong đó huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang, Tam Hóa. Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Yên Khê, Môn Sơn, Chi Khê, Bồng Khê, huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn.

Nằm trên dải đất Con Cuông, quê hương của đồng bào dân tộc ít người, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa nên VQG Pù Mát rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, với con đường khúc khuỷu, uốn lượn nên VQG Pù Mát cũng gặp khó khăn về giao thông nên chưa thu hút nhiều du khách tham quan, làm giảm sự đầu tư vào du lịch từ các nhà đầu tư.

2.1.1.2. Địa hình, địa chất. Địa hình

VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc. Quá trình kiến tạo địa chất được hình thành qua các thế kỷ Palezoi, Đề Vôn, Các Bon, Pecmi, Triat... đến Mioxen cho tới ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa hình chủ yếu gồm núi cao trung bình, kiểu núi thấp và đồi cao, thung lũng kiến tạo, và các khối đá vôi nhỏ. VQG Pù Mát nằm trong khu vực có địa hình phức tạp, và bị chia cắt bởi 3 hệ suối chính là

Khe Thơi, Khe Bu, Khe Khặng. Các đỉnh núi phụ có độ cao từ 1000m, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pù Mát cao 1841m, địa hình hiểm trở. Phía Tây dốc lớn, độ cao trung bình từ 800m, phía Nam của VQG Pù Mát có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp là nơi sinh sống của một số cộng đồng người dân tộc.

Đất đai

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì VQG Pù Mát có các loại đất sau:

Đất feralit mùn trên núi trung bình, chiếm 17,7%, phân bố dọc biên giới Việt - Lào.

Đất feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp chiếm 77,6%, phân bố phía Bắc và Đông Bắc của VQG Pù Mát.

Đất dốc tụ và đất phù sa chiếm 4,7% phân bố xen kẽ hữu ngạn sông Cả. Núi đá vôi chiếm 3,6% phân bố xen kẽ bên hữu ngạn sông Cả.

Với địa hình địa chất đa dạng lại bị chia cắt hiểm trở nên đã tạo cho VQG Pù Mát nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với những hang động, thác nước kỳ vĩ như Thác Kèm, hang Thẳm Nàng Màn, suối nước Mọc... và những khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao hấp dẫn du khách. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt và hiểm trở nên khó khăn trong việc phát triển giao thông, và quy hoạch dự án du lịch.

2.1.1.3. Khí hậu

VQG Pù Mát thuộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, tỉnh Nghệ An nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Trung Bộ với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng của hình địa hình dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hóa và khác biệt lớn trong khu vực.

Về chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm từ 23o - 24oC, tổng nhiệt năng từ 8500 - 8700oC. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Do chịu ảnh hưởng của

gió mùa Đông Bắc thường kèm theo mưa phùn lạnh giá và có 1- 2 lần sương muối. Nhiêt độ trung bình các tháng này xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình thấp nhất xuống dưới 18oC (tháng Giêng). Ngược lại, vào mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng kéo dài từ 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình mùa hè nên trên 25oC, nóng nhất vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình là 29oC. Nhiệt độ tối cao lên tới 42oC ở Con Cuông và 42,7oC ở Tương Dương vào tháng 5 và 4, độ ẩm trong các tháng này nhiều ngày xuống dưới 30%.

Về chế độ mưa

VQG Pù Mát có lượng mưa ít đến trung bình, 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, lượng mưa lớn nhất vào tháng 9, 10 và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất. Độ ẩm không khí trong vùng đạt từ 85% - 86% mùa mưa lên tới 90%.

Khí hậu của VQG Pù Mát khá thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học hấp dẫn du khách. Đồng thời, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng của du khách. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra. Vì vậy, cũng gây khó khăn cho tổ chức tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch.

2.1.1.4. Sông hồ

Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Các di lưu phía hữu ngạn như Khe Thơi, Khe Khặng, Khe Bu có thể dùng thuyền đi ngược dòng ở phía hạ lưu. Nhìn chung, mạng lưới sông suối ở VQG Pù Mát khá dày đặc kết hợp với cảnh hai bên bờ sông tạo nên khung cảnh vừa đẹp vừa lãng mạn với những dòng suối trong xanh in bóng cây cổ thụ. Không chỉ vậy, trong VQG Pù Mát còn có nhiều thác nước đổ từ độ cao

500m đổ xuống bọt tung trắng xóa tạo nên điểm du lịch hấp dẫn. Nhưng vào mùa mưa lượng nước các sông dâng lên gây lũ lụt ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật Về động vật

VQG Pù Mát là khu vực bảo tồn có tính đa dạng sinh học đa dạng đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớn nhất khu vực Bắc Trường Sơn. Sau khi thành lập, VQG Pù Mát được sự hỗ trợ của dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An, cùng với sự cộng tác của 55 nhà khoa học trong và ngoài nước, 17 cán bộ VQG Pù Mát đã tổ chức nhiều đợt điều tra nghiên cứu thực

địa ở vùng núi thấp và vùng núi cao. Qua nhiều lần khảo sát và nghiên cứu cho thấy, VQG Pù Mát có 938 loài động thuộc các nhóm khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng đối với hệ động vật VQG Pù Mát là tính đa dạng, các yếu tố đặc hữu cao. Trong đó, có nhiều loài đặc trưng như Chào vào, Vọoc đen, Sao la, Mang lớn, Vượn, Má vàng, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài.

Trong VQG Pù Mát còn có nhiều loài động vật quý hiếm. Có ít nhất 85 loài được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam (2009) và 425 loài ở mức độ toàn cầu có trong danh mục đỏ của IUCN (2006). Về lĩnh vực bảo tồn, VQG Pù Mát không những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương.

Về thực vật

VQG Pù Mát có số loài thực vật tương đối phong phú, đa dạng. Bước đầu ghi nhận gồm 2494 loài thực vật thuộc 931 chi và 202 họ của 6 ngành

Ảnh 2: Sao La trong VQG Pù Mát

thực vật bậc cao. Trong đó, có 32 loài nằm trong dang sách Đỏ của Việt Nam và 26 loài được liệt kê trong danh mục Đỏ của IUCN (2002). Nhóm cây lấy gỗ có 330 loài, nhóm cây thuốc gồm 197 loài, nhóm cây cảnh có 74 loài, nhóm cây thực phẩm có 118 loài. Tiêu biểu như Pơ Mu, Sến, Ngọc lan, Phong lan, Tuế...

2.1.1.6. Các cảnh quan du lịch tự nhiên của Vườn quốc gia Pù Mát Khu du lịch Thác Khe Kèm

Ảnh 4: Danh thắng thác Khe Kèm ở VQG Pù Mát

Cách thị trấn Con Cuông khoảng 2km, Thác Khe Kèm được coi là một kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho VQG Pù Mát. Từ độ cao 500m, độ dốc

Ảnh 3: Cây Sa Mu dầu ở VQG Pù Mát

khoảng 800m, nước từ trên cao đổ xuống qua ba bậc thang, tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, thác Khe Kèm trông như một dải lụa trắng trên nền xanh thẳm của VQG Pù Mát. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thác Khe Kèm nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi đã hứng khởi viết nên mấy vần thơ:

"Nước trên đỉnh núi Dội xuống lòng khe

Đẹp như bức tranh lụa the

Trắng màu tinh khiết phủ che non ngàn”

Thưởng thức vẻ đẹp vào buổi sáng, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng oi ả đặc trưng của miền Trung. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây, đã khẳng định thác Khe Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất tại Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để tận mắt chiêm ngưỡng một cảnh vật mà thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát hẳn sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi thác Khe Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Nhìn dòng nước trắng xóa in hình trên vách đá, khiến cho du khách có cảm giác như đang nhìn một dải lụa trắng nằm trên khung cửi. Thác Khe Kèm càng huyền ảo hơn khi có tia nắng cuối chiều dọi vào nàn nước tạo thành vòng cung bảy sắc cầu vồng. Phía trên và hai bên thác nước là một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa tạo nên cho du khách có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lì như những phiến đá lớn làm chỗ ngồi nghỉ chân cho du khách. Tại chân thác là những hồ nhỏ có độ nông sâu khác nhau tạo nên bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách có thể thỏa thích vui chơi bên dòng thác tận hưởng không khí trong lành, uống rượu cần, ăn cơm lam, nghe đàn hợp xướng do

đàn chim trình diễn. Tiếng chim hót, tiếng thác nước đổ, tiếng lá rơi xào xạc, hòa quyện vào nhau tạo thành một khung cảnh lãng mạn.

Hiện tại, điểm du lịch thác Khe Kèm đã được quy hoạch xong và đưa vào khai thác, trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với du khách, và có thể kết hợp với các điểm du lịch khác để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc.

Đập Phà Lài, tuyến Sông Giăng

Từ ngã ba cầu Khe Diêm đi vào 20km, du khách tới đồn biên phòng 555 để thăm đập Phà Lài - công trình thủy lợi lớn nhất của xã Môn Sơn. Đây là công trình nhân tạo, một công trình thế kỷ. Được khởi công xây dựng vào ngày 03/02/2000 ngày thành lập Đảng và được khánh thành vào ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Vì thế công trình càng có ý nghĩa hơn. Công trình do binh đoàn 11- Bộ quốc phòng và công ty xây lắp 665 Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội xây dựng. Đập Phà Lài được hoàn thành, người dân địa phương đã khai thác được những điều kiện thuận lợi

của tự nhiên, xây dựng những nhà nổi trên mặt nước để phục vụ du khách đến tham quan. Đứng trên kè đá này, buông tầm mắt xuống dòng sông Giăng để thấy được cái đẹp nơi đây. Theo tiếng Thái “Phà” có nghĩa là trời, còn ‘Lài”

là hoa. Phà Lài là những bông hoa trên bầu trời, sở dĩ người ta ví như vậy vì, đứng bên này quan sát xung quanh những khối núi đất vôi trập trùng xen lẫn màu xanh của lá, màu đỏ của hoa vàng... tất cả hợp thành làm cho người ta liên tưởng đến những bông hoa đang lung linh trên bầu trời.

Dòng sông Giăng bắt nguồn từ Khe Khặng, chảy về tận Thanh Chương. Du thuyền trên dòng sông Giăng là một loại hình du lịch thu hút rất nhiều du khách tham quan. Ngồi thuyền tản mạn xuôi ngược trên dòng sông Giăng thì mới cảm nhận được sự hùng vĩ của non nước. Hai bên bờ sông là những tầng cây đủ các loài cây rừng. Có những cây đại thụ vươn những cành cong, uốn mình ra khỏi mặt nước tựa như cánh tay khổng lồ, làm điểm vui đùa cho các đàn khỉ đu mình nhảy múa. Đi đến những đoạn sông yên tĩnh chúng ta có thể nghe được những âm thanh của thú rừng và tiếng rì rào của gió làm cành cây va đập vào nhau.

Những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên dòng sông Giăng, làm cho du khách được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ, cây cối rậm rạp mang đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết màu sắc sặc sỡ của các loài hoa phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại hoa quả, hẳn sẽ được gặp lại con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà’. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng ở Hoa Quả Sơn

Rốn Cô Tiên (Khe nước Mọc)

Rốn Cô Tiên thuộc làng Tân Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông. Ngoài cái tên Rốn Cô Tiên, thì còn nổi tiếng với nhiều tên gọi khác như: Khe nước Mọc, suối Tạ Bó (theo tiếng Thái), giếng nước Mọc. Đứng nhìn dòng nước trong veo ùn chảy từ lòng đất, người ta liên tưởng như đang có một máy bơm với công suất lớn đang hút nước từ lòng đất để phun lên.

Người dân trong làng ví Rốn cô tiên như một cái “Giếng trời” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Yên Khê. Nó tạo thêm cho mảnh đất này một cảnh đẹp hữu tình không kém phần kỳ bí, thu hút nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng. Từ bao đời nay, Rốn cô tiên cứ miệt mài “đội” mãi lên những cột nước không thôi và đủ để quay 3 - 4 chiếc guồng nước, đưa nước lên để tưới đủ cho những cánh đồng màu mỡ. Rốn cô tiên không lớn, đường kính mặt giếng chỉ khoảng 5m, độ sâu thì chưa một ai biết chính xác là bao nhiêu. Từ xa xưa, với vẻ đẹp huyền bí, nó đã được mang một cái tên mỹ miều và không kém phần thắc mắc "Rốn Cô Tiên". Không biết cái tên Rốn Cô Tiên có từ bao giờ nhưng các cụ gìa làng đã kể lại cho con cháu nghe một truyền thuyết rằng: Ngày xưa, có một nàng tiên từ trên trời vì cảm mến vẻ đẹp của núi rừng xứ này, nên đã đáp xuống trần gian để du ngoạn. Nàng mải mê khám phá hết núi rừng nơi này đến nơi khác, từ eo Vực Bồng rồi đến Cửa Rọ. Trong lúc

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở vườn quốc gia pù mát luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 41)