Phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4.Phương pháp đào tạo

Phương pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình thì phương pháp dạy của thầy và học của trò sẽ quyết định chất lượng đào tạo.

Theo Luật giáo dục: phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên.

Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên biết cách phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy (như thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…) và sử dụng phương pháp theo hướng tích cực của người học thì chất lượng bài giảng sẽ được tăng lên.

1.5.5. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học

CSVC phục vụ việc dạy và học và phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nếu thiếu nó dù giáo viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp dạy học tốt, người học tích cực, chủ động đến đâu chăng nữa thì kết quả đào tạo, bồi dưỡng vẫn hạn chế, do đó chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác CSVC và phương tiện dạy học cũng góp phần làm giảm bớt sức lực của người dạy trong quá trình giảng dạy .

Trong dạy học: nội dung – phương pháp – phương tiện luôn gắn bó với nhau.

1.5.6. Kiểm tra, đánh giá

Đây là khâu hết sức quan trọng, thông qua kiểm tra chúng ta có thể đo lường được kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, từ đó có thể phát huy hoặc điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch đã định. Kiểm tra đánh giá kết quả của công tác bồi dưỡng NVQL HT trường Tiểu học cụ thể là kiểm tra, đánh giá trên các mặt sau:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: sắp xếp bộ máy theo cơ cấu hợp lý, phân đúng người đúng việc. Tận dụng các nguồn lực tối ưu cho công tác bồi dưỡng nhằm đạt tối đa hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.

- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đúng với kế hoạch dự kiến hay điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá tìm ra nguyên nhân sai sót để có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh đúng với mục tiêu mong muốn của nhà quản lý. Thông qua kết quả công tác bồi dưỡng rút ra được những kinh nghiệm để cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy …Vấn đề có ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá là lựa chọn công cụ đánh giá, hình thức kiểm tra thích hợp bảo đảm độ chuẩn xác, độ tin cậy và mang tính khả thi cao.

1.6. Yêu cầu đối với việc bồi dưỡng NVQL cho Hiệu trưởng trường Tiểu học

Để thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học tất yếu phải tăng cường bồi dưỡng NVQL cho HT các trường Tiểu học. Phải bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng QLNT để HT trường tiểu học thực hiện tốt các chức năng quản lý, hoàn thành chức trách được giao.

Kết luận chương 1

- Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với tình hình mới, một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là đổi mới QLGD. Muốn chấn chỉnh đội ngũ thì đổi mới QLGD cần quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Đặc biệt là bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ HT, những người trực tiếp QLNT. Họ không thể chỉ làm việc bằng kinh nghiệm mà cần phải được bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết để họ có thể hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao.

- QLNT Tiểu học có nhiều đặc trưng khác với quản lý các loại hình nhà trường khác. HT không những cần phải có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có năng lực quản lý tốt mọi hoạt động, từng bước xây dựng, củng cố và phát triển nhà trường. Một thực tế cho thấy HT trường Tiểu học đều được đề

bạt từ giáo viên nên họ chưa có hệ thống kiến thức và kỹ năng QLNT nên cần được bồi dưỡng về NVQL để họ có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn giúp cho công việc đang làm đạt được hiệu quả tốt hơn. Bồi dưỡng NVQL cho HT trường tiểu học là cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng... nâng cao trình độ quản lý, giúp họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ QLNT.

- Nội dung trọng tâm trong QLNT Tiểu học là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học; năng lực tổ chức; năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa mọi người; năng lực kiểm tra, đánh giá các hoạt động trong nhà trường; năng lực ra quyết định quản lý, xây dựng, cũng cố, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; quản lý CSVC, quản lý tài chính và xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh … Đây chính là cơ sở để xác định các nhu cầu cần bồi dưỡng cho HT trường Tiểu học. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định phương pháp, lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng thích hợp. Đưa việc bồi dưỡng NVQL cho HT ngày càng có hiệu quả hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI KHOA CBQL TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT

2.1. Vài nét khái quát về phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội

Lâm Đồng là tỉnh miền núi nam Tây Nguyên, có độ cao từ 800-1.500m so với mực nước biển, diện tích tự nhiên gần 9.764 km2; dân số trên 1,2 triệu người, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện. Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Lâm Đồng, là thành phố du lịch lớn của cả nước và khu vực.

Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình từ 18 đến 230C, thời tiết ôn

hòa mát mẻ quanh năm. Hệ thống giao thông đường bộ gần 2.000 km gồm các quốc lộ 20, 27, 28, 55 và các đường tỉnh lộ cho phép Lâm Đồng giao lưu thuận lợi với các tỉnh Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và đến được tất cả các xã và cụm dân cư trong tỉnh. Cảng hàng không Liên Khương đã tiếp nhận được các loại máy bay tầm trung như A320, A321 và tương đương, đã thực hiện các thủ tục để nâng cấp thành sân bay quốc tế.

Hệ thống hạ tầng dịch vụ như điện, nước, thông tin liên lạc… đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các nhà đầu tư.

Tình hình kinh tế -xã hội của Lâm Đồng có các bước phát triển đáng kể trong những năm qua. Riêng năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 14,1%; cơ cấu kinh tế: ngành nông lâm thủy 50,7%, ngành công nghiệp - xây dựng 20,1%, ngành dịch vụ 29,2%; GDP bình quân đầu người 12,5 triệu đồng/người (khoảng 740 USD/nguời); tổng lượng khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 150.000 lượt người; tổng kim ngạch xuất khẩu 235 triệu USD; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 6.500 tỷ đồng (khoảng 382 triệu USD); giải quyết việc làm cho 28.000 lao động, trong đó lao động xuất khẩu 180 lao động và 700 lao động đi làm việc ngoài tỉnh.

Từ năm 2003 đến giữa năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh đã thoả thuận địa điểm đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước là 630 dự án; vốn đăng ký 80.329 tỷ đồng. Thoả thuận hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 475 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 50.623 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài trên địa bàn có 112 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 533,8 triệu USD.

Lâm Đồng có nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như Lễ hội Đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,..Lễ hội Kồng Chiêng Tây nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Hai năm một lần Đà Lạt - Lâm Đồng tổ chức Festival Hoa Đà Lạt.

* Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng năm 2010

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/12/2009 về việc triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2010 như sau:

- Tăng trưởng GDP từ 13 – 14%. Trong đó, ngành nông – lâm – thủy sản tăng 9-10%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 17,5 – 18,5%; ngành dịch vụ tăng 18 – 19%.

- GDP bình quân đầu người: 18,5 – 19 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 335 triệu USD; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 3.050 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương 4.523,19 tỷ đồng; đón khách 3 triệu khách du lịch; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng – an ninh.

2.1.2. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Tiểu học tỉnh Lâm Đồng tính đến cuối năm học 2008-2009

Mạng lưới trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng

Phân bổ mạng lưới trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng hiện nay là tương đối hợp lý, phù hợp với địa dư các đơn vị phường, xã, phù hợp và thuận lợi cho học sinh mang tính đặc thù của bậc học. Việc đầu tư CSVC được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, từng bước xóa bỏ phòng học cấp 4 và kiên cố hóa trường học, tiếp tục thực hiện đề án xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh tiểu học sang học 2 buổi/ngày, tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho việc đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa, nhiều trường có phòng máy vi tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ đắc lực cho việc dạy và học.

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Số trường Số lớp học Số phòng học Số HS Số GV Tổng số 268 4134 3295 116528 5167 1. TP. Đà Lạt 28 482 475 15337 623 2. TX. Bảo Lộc 26 477 405 14287 653 3. H. Đam Rông 14 206 166 5386 239 4. H. Lạc Dương 9 102 99 2355 123 5. H. Lâm Hà 38 523 442 13920 627 6. H.Đơn Dương 22 315 266 9232 415 7. H. Đức Trọng 32 541 390 16806 640 8. H. Di Linh 31 581 296 17208 715 9. H. Bảo Lâm 28 433 307 11242 523 10. H. Đạ Huoai 11 125 110 3205 165 11. H. Đạ Tẻh 14 187 154 4122 227 12. H. Cát Tiên 15 162 185 3428 217

Để thấy được sự phát triển giáo dục Tiểu học tỉnh Lâm Đồng một cách đầy đủ, chúng tôi đưa ra bảng thống kế số liệu giáo dục và đào tạo Tiểu học từ năm học 2000-2001 đến năm học 2008-2009: BẢNG 2.2: THỐNG KÊ SỐ LIỆU SỐ TRƯỜNG HỌC, LỚP HỌC VÀ PHÒNG HỌC 2000-2001 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 1. Số trường học 245 247 247 255 268 Công lập 243 245 245 253 267 Ngoài công lập 2 2 2 2 1 2. Số lớp học 4.546 4.305 4.256 4.223 4.134 Công lập 4.521 4.28 4.232 4.199 4115 Ngoài công lập 25 25 24 24 19 3. Số phòng học 2.818 3.204 3.367 3.299 3.295 Công lập 2.789 3.173 3.337 3.266 3269 Ngoài công lập 29 31 30 33 26

BẢNG 2.3: THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO VIÊN VÀ HS TIỂU HỌC 2000- 2005-2006 2006- 2007- 2008-

2001 2007 2008 2009 Số giáo viên 4.962 5.156 5.130 5.272 5.167 Công lập 4.927 5.117 5.094 5247 5.142 Ngoài công lập 35 39 36 25 25 Số học sinh 149.883 127.392 123.630 120.994 116.528 Công lập 148.994 126.62 122.916 120.256 115.814 Ngoài công lập 889 772 714 738 714 *Nhận xét:

Qua bảng thông kê 2 và 3 đã cho ta thấy rõ đối với bậc Tiểu học năm học 2000-2001 có 245 trường tiểu học, 4.546 lớp học, 2.818 phòng học, 4.962 giáo viên và 149.883 học sinh. Năm học 2008-2009 có 268 trường tiểu học, 4.134 lớp học, 3.295 phòng học, 5.167 giáo viên và 116.528 học sinh. Trong 9 năm qua, ta thấy số lượng học sinh giảm nhưng số trường học, lớp học, phòng học và số giáo viên lại tăng lên đó chính là điều kiện thuận lợi, với số lượng bình quân trong lớp học giảm dần giúp cho việc dạy của giáo viên có điều kiện làm tốt hơn và học sinh được tiếp thu bài giảng và được chăm sóc hiệu quả hơn. Đây chính là điều đáng mừng và có tác động tích cực phát triển chất lượng giáo dục của tỉnh Lâm Đồng trong những năm tiếp theo. Đồng thời, những năm gần đây, mặc dù tỉnh Lâm Đồng là tỉnh miền núi nhưng số lượng người ở tỉnh ngoài tham gia làm việc, lao động và nhập cư vào sinh sống ngày một tăng song với nhận thức về kế họach hóa gia đình lại rất tốt, đó cũng chính là sự đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng.

Thành tựu giáo dục tiểu học:

Để đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành giáo dục –đào tạo tỉnh Lâm Đồng không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói việc duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng của công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi luôn được các cấp lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng quan tâm và được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân

tỉnh Lâm Đồng. Đến tháng 12/2009 đã có 143/148 xã duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ ở mức độ 1, đạt tỷ lệ 96.62%. Đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã triển khai đánh giá công nhận theo quy định mới tại thông tư số 36/2009/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên cơ sở nội dung chỉ đạo của Vụ giáo dục Tiểu học về việc tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường ổn định và phát triển giáo dục tiểu học, Sở và các phòng GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng đã tiếp tục chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt tập trung chỉ đạo quản lý chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc. Thực hiện tốt chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1. Tăng cường đổi mới 2 nội dung then chốt: đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Cải tiến công tác QLGD chống hiện tượng cho lên lớp học sinh chưa đủ chuẩn. Tiếp tục cải tiến hình thức và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, phụ đạo, đặc biệt quan tâm đến những học sinh lớn tuổi, học sinh yếu, học sinh khuyết tật. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng lớp 1, lớp 5. Chỉ đạo phát triển mạnh dạy học môn tự chọn: dạy học ngọai ngữ tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trở lên, kết quả hiện đã có có 166 trường với 1386 lớp và 41887 học sinh được học tiếng Anh tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình của Bộ. Các trường Tiểu học sử dụng bộ sách “Let’s go” của nhà xuất bản trường Đại học Oxford.

Loại hình học 2 buổi/ngày được tổ chức ở 59 trường, 684 lớp và 19292

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 48)