Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 120 - 123)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Do tính chất nội dung chương trình bồi dưỡng và đặc thù của đối tượng học viên nên việc thực hiện bồi dưỡng chương trình NVQL cho HT trường Tiểu học phải cần một đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà trường Tiểu học.

Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt cần phải phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy QLGD, đảm bảo đủ về số lượng, hoàn chỉnh về cơ cấu để có một đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác bồi dưỡng NVQL HT trường Tiểu học.

Giải pháp này bao gồm các nội dung sau:

+ Đổi mới công tác tuyển chọn giảng viên và giảng viên thỉnh giảng. + Chú trọng công tác bồi dưỡng giảng viên đang giảng dạy. + Đổi mới công tác sử dụng giảng viên.

3.3.4.1. Đổi mới công tác tuyển chọn giảng và giảng viên thỉnh giảng Mục tiêu và ý nghĩa

Đội ngũ giảng viên và giảng viên thỉnh giảng phải là những người giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt đây là lực lượng có vốn hiểu biết về xã hội, am hiểu về con người. Vì vậy đổi mới công tác tuyển chọn giảng viên và giảng viên thỉnh giảng phải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Được đào tạo chính quy tại các trường đại học, có kinh nghiệm quản lý ở trường phổ thông.

- Có năng khiếu sư phạm và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ở Lâm Đồng.

- Có kiến thức và hiểu biết về quản lý và quản lý giáo dục.

Nội dung và cách thức tiến hành

Tăng cường đội ngũ giảng viên và giảng viên thỉnh giảng cho khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt.

Tuyển mới giảng viên từ đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Việc lựa chọn giảng viên thỉnh giảng phải được thực hiện công khai, dân chủ, công bằng trong công tác tuyển chọn.

Quy trình thực hiện

Xây dựng kế hoạch thỉnh giảng, xây dựng tiêu chí, yêu cầu cụ thể đối với giảng viên thỉnh giảng.

Lên kế hoạch thông báo, thành lập hội đồng tuyển chọn, kế hoạch tuyển chọn và tiến độ thực hiện, báo cáo và dự trù kinh phí chi trả cho giảng viên thỉnh giảng

Ký kết hợp đồng đối với giảng viên được tuyển chọn ít nhất là 1 tháng trước khi khóa học bắt đầu, trong thời gian thỉnh giảng được coi như thành viên của nhà trường và chấp hành mọi nội quy, quy định của nhà trường, nhà trường và khoa tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho giảng viên thỉnh giảng.

Thường xuyên trao đổi với học viên về chất lượng bài giảng, phương pháp… và lấy đó làm cơ sở để tuyển chọn.

3.3.4.2. Đổi mới công tác bồi dưỡng giảng viên đang giảng dạy Mục tiêu và ý nghĩa

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề là một trong những yêu cầu cần thiết đối với giảng viên trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới công tác bồi dưỡng giảng viên phải theo hướng vừa hồng vừa chuyên. Hiện nay trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên còn nhiều hạn chế, trong thời gian ngắn nhất cần khắc phục tình trạng này.

Nội dung và cách thức tiến hành

Xây dựng kế hoạch cho giảng viên được học tập nâng cao trình độ, chú trọng đào tạo sau đại học, NCS đặc biệt là ở nước ngoài. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các điều kiện cho giảng viên được bồi dưỡng theo chuyên đề.

Tổ chức cho giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn cấp tiểu học trong tỉnh, tham dự các chuyên đề về giáo dục tiểu học, tham gia hội thi, hội giảng của giáo viên Tiểu học.

Gắn nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên với nhiệm vụ NCKH QLGD theo hướng thiết thực, hiệu quả, tham gia giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn đang đặt ra cho cấp học ở tỉnh Lâm Đồng.

Phối hợp với các khoa, phòng để có kế hoạch dài hơi trong việc phân công giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về QLGD tham gia giảng dạy NVQL cho HT trường TH.

Quy trình thực hiện

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên, lên danh sách cử giảng viên đi học sau đại học, NCS. Đẩy mạnh liên kết với các dự án phi chính phủ tranh thủ đối đa về biên chế, chỉ tiêu, học bổng của các tổ chức này cho nhà trường, tiến hành rà soát và lên kế hoạch bổ trợ kiến thức tin học, ngoại ngữ.

Liên kết với các trường đại học có uy tín trong việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên của khoa.

Có kế hoạch dự trù kinh phí, CSVC phục vụ cho công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên.

3.3.4.3. Đổi mới công tác sử dụng giảng viên Mục tiêu và ý nghĩa

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra đánh giá đối với nhà giáo cũng như những điều kiện nhằm thực hiện các chính sách, chế độ, nhằm thu hút, động viên, khuyến khích giảng viên toàn tâm toàn ý với ngành. Có chính sách cụ thể để thu hút giảng viên về công tác tại trường.

Nội dung và cách thức tiến hành

Xây dựng các quy định về sử dụng và đãi ngộ giảng viên cả vật chất lẫn tinh thần nhằm khuyến khích giảng viên an tâm công tác.

Tạo động lực vật chất và tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, học tập của giảng viên.

Quy trình thực hiện

Xây dựng các quy định nội bộ về định mức giảng dạy cho giảng viên, xây dựng quy định về khen thưởng về thành tích cao trong giảng dạy cũng như học tập tại nước ngoài, xây dựng hội đồng sư phạm nhằm mục đích giảng viên được đóng góp xây dựng nhà trường.

Xây dựng kế hoạch về nhân lực, vật lực, tài lực cho các công tác này. Tiến hành tốt các đợt hội giảng cho giảng viên từ cấp khoa trở lên. Thanh toán kịp thời, dứt điểm, đúng chế độ đối với giảng viên giảng dạy thừa giờ và ngược lại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 120 - 123)