Xin ý kiến chuyên gia về phương hướng thực hiện các giải pháp đã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 130 - 139)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Xin ý kiến chuyên gia về phương hướng thực hiện các giải pháp đã

pháp đã đề xuất

Để thực hiện nội dung này chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại kết. Các ý kiến thu được có thể tổng kết chung thành mấy điểm sau:

- Các giải pháp trên cần thực hiện một cách đồng bộ - Có sự phối kết hợp với các ban ngành cùng thực hiện

- Trường CĐSP Đà Lạt, đặc biệt là lãnh đạo khoa CBQL là những hạt nhân chủ chốt chủ động sáng tạo trong việc thực hiện các giải pháp.

Tóm lại: những giải pháp mà chúng tôi đã nêu ra trong đề tài là những giải pháp mang tính cấp thiết. Nếu trong thời gian tới có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên thì chắc chắn chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT

trường Tiểu học tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt sẽ được nâng lên. Điều này là phù hợp với giả thuyết đã nêu ra trong đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để thực hiện các mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu cần bồi dưỡng của người học, cần thực hiện đồng bộ 06 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường TH tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt. Đó là:

- Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới CBQL giáo dục tiểu học;

- Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp bồi dưỡng; - Chủ động khai thác kinh nghiệm quản lý của người học, tăng cường thực hành rèn luyện kỹ năng;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;

- Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ cho nhu cầu bồi dưỡng; - Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL; Đồng thời chúng tôi đã lấy ý kiến chuyên gia bằng cách thăm dò bằng bảng hỏi và trao đổi trực tiếp về phương hướng thực hiện các giải pháp.

Nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới của trường CĐSP Đà Lạt mà trực tiếp là khoa CBQL cần tập trung và triển khai đồng bộ 06 gải pháp đã nêu ra trong đề tài, có như vậy mới nâng cao được chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Công tác quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Là một trong những nhân tố hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho mỗi đơn vị giáo dục. Chính vì vậy, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng là việc làm rất cần thiết, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua quá trình nghiên cứu, có thể nói rằng công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường học ở trường CĐSP Đà Lạt đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Đó là nền tảng vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho cả tỉnh một

cách toàn diện. Tuy nhiên so với yêu cầu xã hội, nhất là yêu cầu đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục từ năm học 2009-2010 của Bộ GD & ĐT thì khả năng đáp ứng của đội ngũ hiệu trưởng nói chung và hiệu trưởng trường Tiểu học nói riêng còn nhiều bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu tiếp cận công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng từ gốc độ của khoa học quản lý, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý thuyết về công tác quản lý ở trường Tiểu học và thực tiễn công tác quản lý ở trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh đổi mới giáo dục một cách toàn diện thì việc tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết.

Đội ngũ HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng hầu hết được trưởng thành từ công tác chuyên môn, họ đều là những giáo viên dạy giỏi, có năng lực sư phạm, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý. Tuy nhiên, do được bổ nhiệm từ họat động chuyên môn mà chưa qua đào tạo, bồi dưỡng NVQL vì vậy năng lực quản lý, điều hành nhà trường còn nhiều hạn chế đó cũng chính là lý do nhà trường vẫn nặng về dạy chữ, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà trường. Vì vậy, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp đồng bộ:

- Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới CBQL giáo dục tiểu học.

- Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp bồi dưỡng. - Chủ động khai thác kinh nghiệm quản lý của người học, tăng cường thực hành rèn luyện kỹ năng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

- Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL.

KIẾN NGHỊ

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Bộ cần sớm nghiên cứu ban hành văn bản cụ thể hướng dẫn xây dựng nội dung, chương trình, mục tiêu mới phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục ở PT hiện nay và thống nhất xây dựng được một chương trình bồi dưỡng NVQL cho HT trong toàn quốc.

- Xây dựng được tiêu chí giảng viên giảng dạy lớp bồi dưỡng NVQL (kinh qua kinh nghiệm quản lý, bằng cấp, thời gian thực tếquản lý …)

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL giáo dục tại những địa phương có điều kiện thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế để tăng cường nhận thức của họ về vai trò của công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý.

Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở GD & ĐT Lâm Đồng.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBQL để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ NVQL cho HT.

- Có chính sách động viên, khuyến khích CBQL, cán bộ dự nguồn có điều kiện đi học các lớp bồi dưỡng NVQL trường học.

- Hỗ trợ hơn nữa nhân lực, vật lực, tài lực cho trường CĐSP Đà Lạt. - Sở GD & ĐT có trách nhiệm tham mưu với UBND tỉnh Lâm Đồng sớm hoàn thiện về cơ chế chính sách như: quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của người đi bồi dưỡng. Đặc biệt có quy định rõ ràng về tiêu chí bổ nhiệm hiệu trưởng, chỉ bổ nhiệm khi cán bộ đã qua bồi dưỡng NVQL.

Đối với trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt:

- Cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và PP bồi dưỡng theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn giáo dục tại địa phương.

- Quản lý chặt chẽ họat động dạy-học của lớp BD NVQL, coi trong công tác tổ chức họat động bồi dưỡng một cách khoa học. Là một cơ sở giáo dục hàng đầu của tỉnh Lâm Đồng, nhà trường cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường học nói chung và HT trường TH nói riêng.

- Tăng cường đổi mới, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú ý đến những tiêu chuẩn khi tuyển chọn giảng viên cho khoa CBQL và thường xuyên tạo cơ hội cho giảng viên của khoa được đi tập huấn về chuyện môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy..

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho khoa CBQL và tăng cường giờ thực tập quản lý cho học viên tại các cơ sở thực tập của trường cũng như tạo mọi điều kiện để học viên được đi thực tập quản lý tại các cơ sở giáo dục điển hình của các tỉnh bạn cho mỗi khóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. F.F.Aunpu (1976), Quản lý là gì?, NXB Lao động – Hà Nội.

2. Bài giảng NVQL trường tiểu học, tập 1, 2, 3, 4 (2006), trường CBQL giáo dục TP. Hồ Chí Minh.

3. Ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (2005), Báo cáo số 662/BC/VH-GD-TTN ngày 20-10/-2004 về việc thẩm tra báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ, Hệ thống hóa những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2020, NXB Lao động – Xã hội.

4. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê HN.

5. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường CBQL, GD&ĐT, Hà Nội.

6. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Quản lý giáo dục: Thành tựu và xu hướng.

7. Bộ Chính trị (2009), Thông báo kết luận 242-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 15/04/2009 về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Ban chấp hành Trung ương.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục dục hàng năm.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997 về việc biên soạn đề cương chi tiết chương trình và biên soạn giáo trình làm tài liệu học tập bồi dưỡng ngành Giáo dục và Đào tạo.

10.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Toàn văn Dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020 (lần thứ 14), www.vietnamnet.vn.

11.Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, NXB Giáo dục. Hà Nội.

12.Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, giáo trình dành cho các lớp cao học quản lý giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.

13.Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2020, NXB Lao động – Xã hội.

14.Chính phủ (2005), quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”.

15.MiKon DaKop (1984), Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

16.MiKon DaKop, P.V KhuDoMinxki (1993), Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn quận- huyện, Nội san trường CBQL Giáo dục và Đào tạo Trung ương 2, TP. HCM.

17.Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

18.Điều lệ trường Tiểu học (2007), Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

19.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20.Vũ Ngọc Hải (2003), Lý luận về quản lý, Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục.

21.Đỗ Thủy Hảo (2004), Một số biện pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trường Mầm non Hà Nội, Hà Nội.

22.Harold Koontz và Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

23.Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

24.Trần Kiểm (2002), Khoa học QLNT phổ thông, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

26.Oxford Pocket Dictionnary (2005), NXB Đại học quốc gia.

27.Nguyễn Thị Anh Phương (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009–Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010, Sở GD & ĐT Lâm Đồng.

28.Lê Thị Mai Phương (2010), Xác định chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Tạp chí QLGD 04/2010.

29.Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường CBQL Giáo dục Hà Nội.

30.Trần Quốc Thành (2003), Đề cương bài giảng khoa học quản lý dành cho các lớp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội.

31.Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Huế.

32.Nguyễn Minh Thu (2007), Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học tại trường Bồi dưỡng cán Bộ giáo dục Hà Hội.

33.Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34.Từ điển bách khoa Việt Nam (1995). Hà Nội.

35.Nghiêm Đình Vỳ, Từ cải các giáo dục của một số nước hiện nay rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương.

36.Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w