Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 125 - 130)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL

nghiệp vụ quản lý

3.3.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Đánh giá là một thành tố của quá trình giáo dục toàn vẹn, kiểm tra đánh giá có liên quan trực tiếp đến mục tiêu nội dung, phương pháp, kết quả, tiêu chí và quá trình đánh giá. Dựa trên mục tiêu giáo dục nói chung, từng hoạt động nói riêng người ta xây dựng các tiêu chí, các chuẩn, mức độ cần đạt được. Vì vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những biện pháp tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường hiện nay, mặt khác việc kiểm tra đánh giá đang là vấn đề được ngành giáo dục và xã hội quan tâm.

Đối với trường CĐSP Đà Lạt để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cần hoàn thiện tiêu chí đánh giá trong phạm vi nhà trường.

Đối với khoa CBQL, kết quả đánh giá phản ánh được chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường học.

3.3.6.2. Nội dung

Chất lượng bồi dưỡng NVQL phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. Đó là việc xây dựng mục tiêu, nội dung

chương trình đào tạo. Tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá kiểm tra cũng như so sánh mức độ thích ứng và khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục sau khi hoàn thành khóa học. Do đó, khi tiến hành đánh giá chất lượng bồi dưỡng cần tiến hành một số nguyên tắc sau:

Đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải căn cứ vào chuẩn trình độ chuyên môn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mục tiêu bồi dưỡng.

Phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, thống nhất theo những tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng NVQL theo 2 nội dung: Quá trình đào tạo và đầu ra. Kết quả đánh giá cuối cùng là tổng hợp kết quả của 2 khâu trên.

Phải kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. Đội ngũ đánh giá phải bao gồm các thành phần: các chuyên gia trong lĩnh vực QLGD, các giảng viên giỏi.

Đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong đánh giá, việc đánh giá phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của nhà nước.

Quy trình thực hiện

Lập kế hoạch tập huấn về mục tiêu, ý nghĩa và yêu cầu của công tác kiểm tra đánh giá cho CBQL và giảng viên tham gia giảng dạy khoa CBQL tham gia kiểm định: chuyên gia, tài liệu, thời gian, địa điểm, kinh phí.

Tổ chức hội thảo xin ý kiến đóng góp về việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá.

Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể trên các mặt sau: + Xếp loại rèn luyện

+ Xếp loại học tập + Xếp loại tốt nghiệp

Điểm kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập của học viên phải được gửi về địa phương nơi học viên đang công tác và coi đó như là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức hàng năm cho CBQL.

Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên. Trên cơ sở nắm bắt được những thông tin ngược trong kiểm tra đánh giá, khoa và cá nhân của mỗi giảng viên, học viên phải kịp thời điều chỉnh hành vi của mình để quá trình bồi dưỡng đạt được kết quả như mong muốn.

3.4. Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất

3.4.1. Xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi của một số giải pháp đã đề xuất

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt, do điều kiện hạn chế về thời gian để làm các thực nghiệm kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của những giải pháp được nêu ra trong đề tài, nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

Mục đích của khảo nghiệm là thông qua ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục Tiểu học, đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp. Tuy chưa được triển khai trong thực tiễn nhưng thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia chúng ta cũng có thể khẳng định về mặt nhận thức mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp.

Để có kết quả đánh giá chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của 25 người, họ là những người có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu:

+ 02 Lãnh đạo Sở GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng; 01 trưởng phòng Thanh tra Sở GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng; 03 chuyên gia thuộc Phòng GD Tiểu học Sở GD & ĐT tỉnh Lâm Đồng (02 lãnh đạo và 01 chuyên viên); 12 Trưởng phòng giáo dục các huyện, thị, TP. Tỉnh Lâm Đồng; 07 giảng viên (05 giảng viên

trường CĐSP Đà Lạt và 02 giảng viên trường CBQL giáo dục TP. Hồ Chí Minh tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học).

Bảng 3.1. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT STT CÁC GIẢI PHÁP TÍNH CẤP THIẾT Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết SL % SL % SL % 1

Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới CBQL giáo dục tiểu học

23 92 2 8

2 Cải tiến nội dung chương trìnhvà đổi mới PP bồi dưỡng 23 92 2 8 3

Chủ động khai thác kinh nghiệm QL của người học, tăng cường thực hành rèn luyện kỹ năng

21 84 4 16

4 Nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên 25 100 0 0 5 Tăng cường CSVC và các điềukiện phục vụ cho nhu cầu BD 21 84 4 16 6

Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL 23 92 2 8 Cộng trung bình 90.06% 09.04% Bảng 3.2. KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI STT CÁC GIẢI PHÁP TÍNH KHẢ THI

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

SL % SL % SL %

1

Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới CBQL giáo dục tiểu học

22 88 3 12

2 Cải tiến nội dung chương trìnhvà đổi mới PP bồi dưỡng 23 92 2 8 3

Chủ động khai thác kinh nghiệm QL của người học, tăng cường thực hành rèn luyện kỹ năng

4 Nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên 24 96 1 4 5 Tăng cường CSVC và các điềukiện phục vụ cho nhu cầu BD 21 84 4 16 6

Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng NVQL

23 92 2 8

Cộng trung bình 89.33% 10.67%

* Nhận xét:

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

06 giải pháp đã đề xuất trong luận văn về nâng cao chất lượng bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt đều được khẳng định là mang tính cấp thiết và khả thi cao.

Các giải pháp mà đề tài đã trình bày hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu khách quan của Sở GD & ĐT Lâm Đồng, phù hợp với các điều kiện thực tế tại trường CĐSP Đà Lạt, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của học viên là HT trường Tiểu học và giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy.

Một số nhận xét cụ thể:

- Đối với giải pháp: kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới CBQL giáo dục tiểu học mang tính khả thi cao bởi lẽ trong những năm vừa qua công tác kế hoạch hóa bồi dưỡng NVQL cho HT trường học chưa được thực hiện nên có những năm 2008, 2009, 2010 không mở được các lớp bồi dưỡng NVQL cho HT trường THCS; năm 2008 không mở được lớp bồi dưỡng NVQL cho HT trường Tiểu học; năm 2005, 2008 không mở được lớp bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN vì vậy không đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đối với giải pháp này nhà trường cần phải phối kết hợp với các đơn vị thực hiện ngay.

- Giải pháp : cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp bồi dưỡng là một trong những giải pháp được cho là có rất tính cấp thiết và tính rất khả thi đạt 92%. Đa số ý kiến đều cho rằng hiện nay chương trình vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn giáo dục tại địa phương, và đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đặc biệt giải pháp : nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 100% ý kiến cho là phải thực hiện ngay và 96% có ý kiến là rất khả thi. Sở dĩ có kết quả như vậy là do vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục hiện nay. Trao đổi thêm với một số lãnh đạo chúng tôi được biết, đối với giải pháp này có tính khả thi cao và là một trong những giải pháp dễ thực hiện chỉ cần trường CĐSP Đà Lạt có kế hoạch và hoàn toàn quan tâm là có thể thực hiện được.

- Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại cũng là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Khoa CBQL trực thuộc trường CĐSP Đà Lạt là một cơ sở giáo dục có CSVC tốt nhất trong tỉnh hiện nay nên giải pháp này thực hiện không khó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w