Vài nét khái quát về trường và khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Vài nét khái quát về trường và khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt

- Lịch sử phát triển nhà trường

Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt được thành lập vào tháng 07/1976 với chức năng là đào tạo giáo viên THCS cho tỉnh Lâm Đồng. Đến năm 1992, cả 3 trường Sư phạm Mầm non, Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm sát nhập lại và lấy tên là trường CĐSP Đà Lạt. Từ 1 trường chỉ đào tạo GV THCS đơn thuần, trường CĐSP Đà Lạt trở thành một trường đa cấp, đa hệ, đào tạo GV các bậc học từ mầm non đến THCS.

Ngày 19/10/1993, Chính quyền tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 1489 về việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL từ trung tâm Bồi dưỡng CBQL thuộc Sở GD & ĐT Lâm Đồng về cho trường CĐSP Đà Lạt.

Tính đến năm 2010, trường CĐSP Đà Lạt đã đào tạo gần 15.500 giáo viên (trong đó có hơn 6.500 GV THCS, hơn 7.000 GV TH, 1.900 Mầm non); đã bồi dưỡng chuẩn hóa và trên chuẩn hóa cho 3.600 GV (trong đó hơn 500 GV THCS, 2.200 GV TH, gần 900 GV Mầm non), bồi dưỡng thường xuyên

theo chu kỳ cho gần 5.700 GV (gần 1.300 GV THCS, 400 GV TH, hơn 250 GV MN).

- Đội ngũ giảng viên

Về đội ngũ CB-GV-CNV : Tính đến năm 2010, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt có 158 người (44 Đảng viên) trong đó đội ngũ giảng viên gồm 89 người (34 đảng viên) , chia ra: Tiến sĩ : 04; thạc sĩ : 54 (02 đang NCS); đại học : 30 (06 đang học thạc sĩ); giảng viên chính : 24 người.

* Nhận xét chung về đội ngũ giảng viên :

- Mặt mạnh : đối chiếu với quy định của Bộ GD&ĐT về cán bộ giảng dạy tại quyết định số 840/QĐ ngày 18/09/1986 thì 100% cán bộ giảng dạy của trường đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó số giảng viên có trình độ từ thạc sĩ chiếm tỷ lệ 67.4%, đây là tỷ lệ khá cao so với các trường Cao đẳng trong toàn quốc và vượt chuẩn so quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là lực lượng nồng cốt đi đầu trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Về đội ngũ giảng dạy tham gia bồi dưỡng NVQL cho HT trường học đều là những cán bộ cốt cán của nhà trường, giảng viên được đào tạo bồi dưỡng về QLGD, trong đó có một số CB đã từng làm HT, Phó HT các trường phổ thông. Đây là một điểm mạnh, đảm bảo cho cán bộ giảng dạy của trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường học tỉnh Lâm Đồng.

- Hạn chế :

Về số lượng : để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ GD & ĐT thì trường vẫn còn thiếu nhiều giảng viên ở một số bộ môn như : Tin học, Lý, KTCN... và giảng viên về nghiệp vụ trường học.

Về độ tuổi : đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường có độ tuổi trung bình tương đối cao, chỉ trong 3 năm tới, nếu trường không xúc tiến việc xây dựng, trẻ hóa đội ngũ thì đến năm 2013 có đến gần 30% cán bộ giảng dạy về nghỉ hưu theo quy định của nhà nước. Đó là một khó khăn lớn đòi hỏi lãnh đạo nhà

trường cần tham mưu với cấp trên về việc mở rộng biên chế và tốt nhất là nên tuyển chọn giảng viên có trình độ Đại học sư phạm chính quy từ loại khá trở lên và càng tốt nếu đã kinh qua công tác quản lý trường học.

- Sơ lược về khoa Cán bộ quản lý trường CĐSP Đà Lạt

Khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt là một khoa mới được thành lập tháng 12/2008, được tách ra từ phòng Đào tạo – KHCN, biên chế của khoa gồm 03 người : 01 trưởng khoa, 01 phó khoa và 01 CB chuyên trách.

Về cán bộ giảng dạy bồi dưỡng HT trường học : Gần 25 cán bộ giảng dạy bao gồm : Ban Giám hiệu, trưởng- phó phòng khoa, cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ trở lên và đã qua bồi dưỡng về NVQL trường học (trong đó có một số CB đã làm HT, HP tại trường phổ thông), CB mời thỉnh giảng từ trường CBQL TP. Hồ Chí Minh, trưởng, phó phòng Giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS của Sở GD &ĐT Lâm Đồng.

- Tình hình bồi dưỡng HT trường học theo chương trình của Bộ GD & ĐT tính từ năm học 2000-2010 đến nay.

BẢNG 2.18: THỐNG KẾ SỐ LIỆU HỌC VIÊN CÁC LỚP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG HỌC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

TT NĂM HỌC BD HT TRƯỜNG MN BD HT TRƯỜNG TH BD HT TRƯỜNG THCS TỔNG 1 2000-2001 19 44 15 78 2 2001-2002 22 34 21 77 3 2002-2003 20 41 23 84 4 2003-2004 0 30 16 46 5 2004-2005 0 24 16 40 6 2005-2006 33 28 27 88 7 2006-2007 22 22 34 78 8 2007-2008 0 0 0 0 9 2008-2009 48 42 0 90 10 2009-2010 64 33 0 97 TỔNG CỘNG 228 298 152 678 * Nhận xét :

Qua bảng thống kê cho thấy, với số lượng CBQL trường Tiểu học tỉnh Lâm Đồng mà trường CĐSP Đà Lạt đã bồi dưỡng dưỡng từ năm học 2000- 2001 đến nay chỉ đạt khoảng 54% (298/554). Đây là lực lượng đương chức, số giáo viên được đi đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học thuộc diện tạo nguồn chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 1%). Vì vậy, trong những năm tới, sự phối hợp giữa trường CĐSP Đà Lạt và Sở GD&ĐT Lâm Đồng trong việc quy họach xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng hiệu HT trường TH là vấn đề đặt ra hiện nay và đây cũng chính là nhiệm vụ chính của khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt đồng thời cần có kế hoạch bồi dưỡng theo từng chuyên đề chuyên sâu đối với đội ngũ HT trường học đã được bồi dưỡng có như vậy thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Lâm Đồng nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

2.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học tại khoa CBQL trường CĐSP Đà Lạt

2.3.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng

- Cơ sở xây dựng mục tiêu :

Quyết định số 847/ QĐ- TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nước ta : “Xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010: “Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ CBQL giáo dục các cấp”.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người”.

Giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD của dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 là “…xây dựng lực lượng CBQL tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục ”.

- Mục tiêu bồi dưỡng NVQL :

+ Mục tiêu bồi dưỡng NVQL cho HT trong giai đoạn hiện nay là: Xây dựng đội ngũ CBQL được chuẩn hóa, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng có hiệu quả của sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Mục tiêu bồi dưỡng CBQL trường CĐSP Đà Lạt: Xây dựng đội ngũ CBQL được chuẩn hóa, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công tác QLGD ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là mục tiêu chung của công tác bồi dưỡng CBQL trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả mục tiêu được thực hiện đến đâu thì điều đó còn phụ thuộc vào năng lực đào tạo cơ sở sở bồi dưỡng.

2.3.2.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hiệu trưởng trường Tiểu học

Xuất phát từ tình hình thực tế, đội ngũ CBQL nói chung và trường Tiểu học nói riêng liên tục được bổ sung, bổ nhiệm mới mà chưa qua bồi dưỡng CBQL và đội ngũ CBQL đã được bổ nhiệm nhưng vì điều kiện địa phương chưa được bồi dưỡng. Vì vậy, giai đoạn 2010-2015 trường CĐSP Đà Lạt tiếp tục thực hiện và sử dụng 03 chương trình bồi dưỡng NVQL trường học đã được Hội đồng khoa học nhà trường biên soạn, trên cơ sở đó đổi mới nội dung chương trình gắn với việc đổi mới nội dung chương trình phổ thông từ năm học 2002-2003.

- Cơ sở xây dựng nội dung chương trình

Chương trình khung A4 về bồi dưỡng CBQL trường phổ thông, ban hành kèm theo quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997 của Bộ GD&ĐT. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH của Bộ GD&ĐT, ban hành kèm theo quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997.

Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng HT trường TH mà trường CĐSP đã thực hiện trước đây.

Căn cứ vào điều tra, khảo sát, các nghiên cứu của trường CĐSP Đà Lạt. Căn cứ vào chương trình quản lý hành chính nhà nước, Điều lệ trường TH.

- Mục tiêu xây dựng chương trình

Mục tiêu chung: chương trình bồi dưỡng HT trường Tiểu học nhằm bồi dưỡng cho HT trường TH đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Có đủ phẩm chất, năng lực đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý ở các trường Tiểu học, có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục TH.

Mục tiêu cụ thể: chương trình bồi dưỡng HT trường Tiểu học phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

Phẩm chất chính trị: giáo dục và nâng cao nhận thức về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, về chủ nghĩa Cộng sản khoa học, chủ nghĩa xã hội khoa học, về tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước vào hoạt động quản lý và phát triển giáo dục.

Phẩm chất nghề nghiệp : Hiệu trưởng trước hết phải là những người yêu nghề, say mê, tận tụy với công việc. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Có văn hóa giao tiếp, phong cách lãnh đạo tốt, quan hệ với cộng đồng, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội và của ngành. Có lối sống lành mạnh, giản dị là tấm gương tốt cho GV, NV và HS noi theo.

+ Về kiến thức

Nắm vững những nội dung cơ bản về quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và định hướng phát triển giáo dục hiện nay.

Nắm vững các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý và NVQL trường TH. Có khả năng NCKH giáo dục ở địa phương và tổ chức tốt hoạt động SKKN giáo dục ở trường Tiểu học.

+ Về kỹ năng :

Kỹ năng trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục ở địa phương nói riêng và của ngành giáo dục tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Có Kỹ năng tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động phát triển giáo dục tại địa phương.

Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội. Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học, về QLGD. Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đơn vị và bản thân.

Nâng cao khả năng tự học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nắm được kỹ năng và phương pháp NCKH, bước đầu hình thành năng lực tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giáo dục.

+ Thái độ, trách nhiệm: từ những kiến thức đã đươc trang bị, có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp, tin tưởng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình. Có ý thức vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng đề thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thực trạng đánh giá nội dung chương trình

Căn cứ vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT và tình hình thực tiễn tại địa phương, Hội đồng khoa học trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt đã xây dựng chương trình bồi dưỡng HT trường TH gồm 06 học phần.

Để có kết luận đánh giá một cách khách quan về chương trình bồi dưỡng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 33 học viên vừa hoàn thành xong chương trình bồi dưỡng HT trường TH khóa 12 năm học 2009-2010 (Hoàn thành tháng 6/2010), đồng thời họ cũng là những HT, phó HT đang trực tiếp làm công tác quản lý tại các trường TH trong tỉnh, kết quả đánh giá được chúng tôi thu được như sau:

BẢNG 2.19: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC VIÊN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH tiếtSố

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT (SL) Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết HP1: Một số vấn đề về đường lối, chủ

trương phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước.

45

+ Phát triển KT-XH trước yêu cầu CNH, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HĐH đất nước 4 18 10 5 0 + Đường lối QĐ GD của ĐCS VN. 4 17 9 7 0 + Tư tưởng HCM về giáo dục 12 5 10 18 0 + Một số vấn đề về nhà nước và PL. 8 10 12 11 0

+ Một số vấn đề cơ bản về QLHCNN và

QLN 17 20 12 1 0

+ Các văn bản quy phạm PL về GD 12 22 8 3 0

HP2: Cơ sở khoa học của hoạt động

QLGD. 45

+ Kinh tế học giáo dục 8 15 16 2 0 + Xã hội học giáo dục 7 18 10 5 0 + Cơ sở tâm lý học trong công tác QL

trường học 30 25 5 3 0

HP3: Đại cương về quản lý giáo dục 75

+ Khái quát về QLGD 4 22 8 3 0 + Mục tiêu và hiệu quả của hoạt động

quản lý 8 24 7 2 0 + Các nguyên tắc QLGD 8 25 7 1 0 + Các chức năng QLGD 8 25 8 0 0 + Các phương pháp QLGD 12 23 9 1 0 + Hệ thống tổ chức QL và người QL trường học 4 22 10 1 0 Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng

CSVN trong trường học 4 26 7 0 0 + Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và

các LLXH để phát triển GD 8 24 9 0 0 + Xây dựng và QL các hoạt đông của tập

thể SP 4 25 7 1 0

+ Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 15 22 6 5 0

HP4: NVQL HT trường TH 75 0

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện KH

năm học 12 27 6 0 0

+ Quản lý hoạt động dạy học trên lớp

bậc TH 20 28 5 0 0

+ Quản lý hoạt động GD ngoài giờ LL 8 28 5 0 0 + Công tác nhân sự và xây dựng GV

theo chuẩn GV ở trường TH 12 29 4 0

0

+ Quản lý tài chính trong trường TH 8 29 4 0 0 + Quản lý công tác hành chính quản trị,

văn thư lưu trữ, soạn thảo và thực hành

soạn thảo văn bản 15 26 7 0

0

HP5 : Cải tiến quản lý trường TH, xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia 75

+ Thanh tra nội bộ và tự đánh giá chất

lượng trường TH 8 25 7 1 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đổi mới nội dung chương trình GD

TH 4 24 6 3

+ Một số vấn đề về ĐĐ chức nghiệp

trường TH 8 26 6 1

0

+ Người HT trường TH 8 28 5 0 0 + Các giải pháp xây dựng trường TH

chuẩn quốc gia. 8 30 3 0

0

+ Vấn đề TT quản lý trường TH, phổ

cập GDTT 8 25 5 3 0

+ Tình huống quản lý GD trường TH 8 24 5 4 0

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng tiểu học tại khoa cán bộ quản lý trường cao đẳng sư phạm đà lạt (Trang 82)