Chính sách đối ngoại của Mỹ trước thời Tổng thống R Reagan.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 27 - 35)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cục diện chính trị quốc tế có những biến động hết sức mạnh mẽ. Tất cả các nước tham chiến đều khoác trên mình một diện mạo mới. Trong khi các nước khác bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phải mất một thời gian dài để khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại thì Mỹ lại giàu lên nhanh chóng. Nước Mỹ tham gia chiến tranh trong điều kiện an toàn, Mỹ lại là nước tham chiến sau cùng nên tránh được sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, đồng thời Mỹ còn thu được những món lời rất lớn thông qua việc buôn bán vũ khí và cho vay nặng lãi trong chiến tranh. Nhờ đó, Mỹ có điều kiện để tập trung phát triển mọi mặt đất nước. Về quân sự: lục quân Mỹ từ vị trí thứ 17 trước chiến tranh đã vươn lên hàng đầu; hải quân và không quân cũng phát triển mạnh mẽ; hệ thống căn cứ quân sự của Mỹ rải khắp thế giới với khoảng 3000 căn cứ lớn nhỏ. Về tài chính: Mỹ chiếm gần 3/4 trữ lượng vàng của thế giới tư bản, Mỹ trở thành chủ nợ duy nhất của thế giới. Về kinh tế: sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nữa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới Tư bản; sản lượng nông nghiệp cũng gấp hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Nhật cộng lại. Trong khi Mỹ phát triển đến đỉnh cao thì Đức, Italia, Nhật Bản lại bị bại trận và kiệt quệ về các khoản chiến phí; còn Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng cũng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do đó trở nên yếu thế và ít nhiều phụ thuộc vào Mỹ. Với những ưu thế tuyệt đối đó, Mỹ vươn lên thành siêu cường giữ vai trò lãnh đạo trong thế giới Tư bản.

Về phương diện chính trị, phạm vi ảnh hưởng của Mỹ được mở rộng hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nước Mỹ. Đây là cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên, trên con đường đi tới địa vị cao nhất, Mỹ cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại, đó là ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô cùng với sự ra đời của các nước dân chủ Đông Âu và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Trước tình hình đó, Mỹ

nhận thấy mình phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của Liên Xô và phe XHCN”.

Trong bối cảnh quốc tế mới sau thế chiến II, đặc biệt là khi Truman lên làm Tổng thống, chính quyền Mỹ đã cho ra đời chiến lược toàn cầu mới - chiến lược “ngăn chặn”. G. Kennan - một chuyên gia về Liên Xô đã từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva - là cha đẻ của chiến lược này. Trong bức điện báo dài 8000 từ gửi Quốc hội Mỹ ngày 22/02/1946, G. Kennan đã trình bày cụ thể về cách nhìn nhận của Liên Xô đối với thế giới sau chiến tranh, mục tiêu chiến lược và sách lược của Liên Xô. Trong bức điện này, Kennan đã xem Liên Xô là mối uy hiếp lớn nhất mà Mỹ gặp phải, là đối tượng mà Mỹ buộc phải gia tăng “ngăn

chặn”. Trên cơ sở đó, Kennan đưa ra kiến nghị: “Mỹ cần nắm chắc đầy đủ vũ lực

tránh mọi sự tổn thất đối với các con bài quân sự, nhấn mạnh thế giới phương tây bảo đảm đoàn kết, kiên định và hùng mạnh, có chỉ đạo chính trị đối với nước ngoài, đặc biệt đối với các nước Châu Âu, triển khai cạnh tranh sức mạnh với Liên Xô vì Liên Xô yếu hơn Mỹ rất nhiều, triển khai cuộc chiến tuyên truyền rõ

ràng với Liên Xô” [2.22]. Đến tháng 7/1947, tuần báo “Ngoại giao” của Mỹ

đăng bài báo nổi tiếng của G. Kennan với nhan đề: “Nguồn gốc hành động của

Liên Xô”. Bài báo này đề xuất hệ thống lý luận về ngăn chặn, đồng thời đặt cơ sở

lý luận cho chiến lược của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh. Theo G.Kennan, xuất phát từ nguyên nhân lịch sử và ý thức hệ, Liên Xô có mưu đồ mở rộng sự kiểm soát chính trị của mình ra ngoài khu vực địa lý được hình thành sau chiến tranh. Vì thế, ông ta lập luận rằng: “Nhân tố chủ yếu trong mọi chính sách của Mỹ đối với Liên Xô phải là lâu dài, kiên nhẫn, nhưng là một chính sách ngăn chặn cảnh

giác cao độ” [2,23].

Trên thực tế, mục tiêu chủ yếu của chiến lược ngăn chặn của Mỹ là nhằm ngăn chặn thế lực của Liên Xô, hạn chế thế lực ấy trong giới hạn phân chia địa lý được hình thành sau chiến tranh, bởi sự lớn mạnh về mọi mặt cùng với phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng của Liên Xô sau thế chiến II đang đe doạ nghiêm trọng đến vị thế và uy tín của nước Mỹ, trở thành chướng ngại trên con đường thực hiện mục tiêu làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Để ngăn chặn thế lực của Liên Xô, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các chính sách như: củng cố và chi phối liên minh Tây Âu, Nhật Bản, tạo thế bao vây và triển khai chống phá toàn diện với Liên Xô. Điều này có thể thấy rõ qua lời nói của nhà lý luận chiến lược Mỹ Fransis

“Liên minh do Mỹ tổ chức sau chiến tranh nhằm thủ tiêu sức ép trực tiếp của Liên

Xô đối với khu vực ven Âu - Á” [2,23]. Đặc biệt, khi ảnh hưởng và thế lực của

Liên Xô ở Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng đậm nét, góp phần vào sự thành công của cách mạng Trung Quốc năm 1949. Mỹ đã coi Trung Quốc như một thách thức khác của CNCS ở Châu Á và Mỹ cần phải chống trả. Vì vậy, Mỹ trực tiếp lao vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh xâm lược Việt Nam… Mỹ ủng hộ các nước như: Israel, Ai Cập, Ảrậpxêút, Pakistan nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô ở khu vực Trung Đông.

Lý luận ngăn chặn của G. Kennan được giới cầm quyền Mỹ coi trọng và sử dụng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh. Nó được truyền tay tới tất cả các nhân viên quân đội, chính quyền, quan chức ngoại giao, trở thành khuôn mẫu cho việc nhận thức về Liên Xô. Đây chính là cơ sở lý luận của “Học thuyết Truman”, kế hoạch Manshall và liên minh NATO… Chiến lược toàn cầu nhằm ngăn chặn Liên Xô và phe XHCN là nhất quán và được điều chỉnh qua các đời Tổng thống nhằm thích ứng với sự thay đổi của bản thân nước Mỹ và tương quan lực lượng trên thế giới trong các thời kỳ khác nhau. Thậm chí đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, nó vẫn được tiếp tục phát triển và nâng lên cho phù hợp với tình hình cục diện mới.

Có thể khái quát các mục tiêu căn bản của chiến lược toàn cầu mới của Mỹ như sau:

1- Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về mặt kinh tế, quân sự, chính trị, làm chỗ dựa cho việc thực hiện tham vọng của Mỹ làm bá chủ thế giới.

2- Thực hiện chính sách “đối đầu”“ngăn chặn” Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và XHCN, chống phong trào cộng sản quốc tế.

3- Khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Tăng cường vị trí khống chế, thống trị của Mỹ đối với nền kinh tế và hệ thống TBCN trên thế giới.

4- Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào GPDT trên thế giới. Giành giật thuộc địa của các nước tư bản phát triển bị suy yếu, biến thành thuộc địa thực dân kiểu mới của Mỹ [2,24].

Trên cơ sở những mục tiêu cơ bản đó, các Tổng thống Mỹ đều đưa ra một số điều chỉnh chiến lược, nội dung của những thay đổi chiến lược đó như sau:

- Chiến lược “ngăn chặn” hay còn gọi là “Học thuyết Truman” của chính quyền Harry Truman (1945 – 1953), ra đời ngày 12/3/1947. Học thuyết này được xây dựng trên cơ sở: 1: sức mạnh kinh tế và độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ; 2: sự suy yếu của hệ thống TBCN sau chiến tranh và sự phụ thuộc của nó vào kinh tế Mỹ; 3: Sự hình thành và phát triển của hệ thống XHCN. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để Mỹ xây dựng hệ thống các chính sách đối ngoại kể từ sau chiến tranh thế giới II. Theo đó, chính sách ngăn chặn của Tổng thống Truman gồm 4 mục tiêu cơ bản là:

+ Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về các mặt kinh tế quân sự, chính trị, làm chỗ dựa cho việc thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu.

+ Đối đầu và ngăn chặn Liên Xô, các nước XHCN khác và phong trào cộng sản quốc tế.

+ Khống chế các nước đồng minh trong quỹ đạo Mỹ.

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng thuộc địa theo kiểu mới của Mỹ [10, 12].

Học thuyết Truman đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nó chuyển từ chính sách “không can dự” sang trực tiếp dính líu và can thiệp ở nhiều nơi, mở ra một thời kỳ mới trong nền ngoại giao Mỹ: kể từ nay, giới cầm quyền Mỹ dù thuộc đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hoà đều sẽ ủng hộ quốc gia được coi là “dân tộc tự do” chống lại phong trào cách mạng mang tính chất Cộng sản và chống sự can thiệp của Liên Xô.

- Chiến lược “trả đũa ồ ạt” của chính quyền D. Eisenhower (1953-1960), được đưa ra do sự thay đổi của tình hình quốc tế và so sánh lực lượng. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (bom A), năm 1953 chế tạo thành công bom H, ưu thế và vũ khí hạt nhân của Mỹ bị thu hẹp dần. Nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 và sự hình thành liên minh Xô - Trung năm 1950 càng làm tăng thêm mối lo ngại của Mỹ. Thêm vào đó là sự phát triển của PTGPDT ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, tiêu biểu là Hội nghị Á - Phi với 10 nguyên tắc Băng dung. Ngoài ra, Nhật Bản và Tây Âu khôi phục và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh, rút ngắn dần khoảng cách với Mỹ. Hơn nữa, Mỹ còn chuốc lấy nhiều thiệt hại trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), qua đó bộc lộ những hạn chế của quyền lực Mỹ. Ở Mỹ, các cuộc khủng hoảng kinh tế 1953 - 1954 và 1957 - 1958 làm cho Mỹ càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh

đó, chính quyền D. Eisenhower chủ trương điều chỉnh chiến lược ngăn chặn, đẩy mạnh chiến tranh lạnh lên một mức cao hơn với các biện pháp quyết liệt hơn. Chiến lược toàn cầu mới bao gồm chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” và chính sách đối ngoại “bên miệng hố chiến tranh”. Chiến lược này chủ trương dựa vào không quân, đặc biệt là không quân chiến lược và vũ khí hạt nhân, ra sức mở rộng căn cứ quân sự ở nước ngoài nhất là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi được tuyên bố là “vùng săn bắn riêng của Mỹ”. Mỹ tiến hành mở rộng xây dựng thêm các căn cứ máy bay ném bom chiến lược ở Nhật Bản, Gaum, xây dựng căn cứ tên lửa tầm trung ở Hàn Quốc, Okinawa và Đài Loan. Mỹ phát động một cuộc chạy đua vũ trang nằm trong chiến lược “Trả đũa ồ ạt”, lôi kéo các nước Đồng minh trong đó có Nhật Bản tham gia cuộc chạy đua vũ trang này hòng ép buộc Liên Xô và các nước XHCN khác phải nhân nhượng lùi bước khuất phục trước sức mạnh của Mỹ. Tiếp tục ký với các chính quyền tay sai các hiệp ước phòng thủ: Cộng hoà Triều Tiên (01/10/1953) và Thái Lan (8/9/1954). Chiến lược “trả đũa ồ ạt” đã làm cho tình hình thế giới trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, chiến lược đó đã bị phá sản ở nhiều nơi: Ở Đông Âu trong những năm 1947 – 1949 hàng loạt các nước hoàn thành cuộc cách mạng DCND, bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH; sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ Đức 7/10/1949 làm thất bại âm mưu “ngăn chặn” và thống trị nước Đức của Mỹ; năm 1959 cách mạng CuBa thành công, tuyên bố xây dựng CuBa thành một “Hòn đảo tự do”; ở Châu Phi, năm 1960 có tới 17 nước giành được độc lập, được lịch sử gọi

“năm Châu Phi”. Đặc biệt là sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra

đời của nước CHND Trung Hoa… Liên Xô không những không bị kiệt quệ, suy yếu mà trái lại còn hùng mạnh và vững chắc hơn trước.

- “Chiến lược hoà bình” của chính quyền John Kennedy (1961-1963) và

Lyndon Johnson (1963 - 1968). Sau những năm thực hiện chính sách “đẩy lùi

Chủ nghĩa Cộng Sản” và chiến lược “trả đũa ồ ạt” đã tỏ ra ngày càng không có

hiệu quả, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong chiến lược toàn cầu. Những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách của Mỹ thời kỳ này: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom khinh khí (bom H) năm 1953, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957 đã đưa tới những thay đổi trong so sánh lực lượng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ, nó làm cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” trở nên bị động và lâm vào khủng hoảng. Phong trào GPDT tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục

và sự ra đời của phong trào không liên kết (1962); các nước tư bản Tây Âu, Nhật Bản ngày càng trở thành những thách thức với Mỹ. Để đối phó với những tình hình trên, chính quyền John Kennedy đã đề ra chiến lược mới. Nội dung của chiến lược này được thể hiện rõ trong báo cáo của Kennedy ngày 30/01/1962 gửi Quốc hội Mỹ: “Trên huy chương của Tổng thống, chim ưng của nước Mỹ vuốt bên trái quặp cành ô liu, vuốt bên phải quặp mũi tên. Chúng tôi dự định sẽ làm

như thế” [14,336]. Trên cơ sở đó, một chiến lược mới được đề ra với 3 phần

chính: Thứ nhất, kế hoạch “phát triển kinh tế và xã hội rộng lớn”, sau đó được chính quyền Johnson kế tiếp bằng kế hoạch “xây dựng một xã hội vĩ đại” ở Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Thứ hai, đưa ra “chiến lược hoà

bình”, Kennedy công khai nói “chúng ta cần một thứ vũ khí tốt hơn bom khinh

khí, thứ vũ khí tốt hơn ấy là hợp tác hoà bình”. Thứ ba, triển khai chiến lược

quân sự và “phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực) [2,26].

“Chiến lược hoà bình” của Kennedy mang những âm mưu và thủ đoạn rất

bịp bợm và xảo quyệt song quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Việc Kennedy bị phe cánh đối lập ám sát ngày 22/11/1963 đánh dấu bước vấp váp đầu tiên của chiến lược này. Sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Johnson đã tiếp tục tìm mọi cách để triển khai mạnh mẽ “chiến lược hoà bình” mà người tiền nhiệm đã theo đuổi. Tuy nhiên, Johnson đã gặp phải những thất bại nặng nề, cay đắng nhất của lịch sử nước Mỹ ở Việt Nam. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 của nhân dân Việt Nam, Johnson buộc phải xuống thang chiến tranh, tiến hành thương lượng với Việt Nam, ngừng ném bom ở Miền Bắc và cay đắng giã từ sự nghiệp chính trị của mình. Sự kiện này đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược Kennedy.

- “Học thuyết Nixon” của chính quyền Nixon (1969 - 1975) xuất phát từ

bối cảnh lịch sử hết sức khó khăn, đen tối chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ: trên thế giới so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cánh mạng đã căn bản khác trước. Trong nội bộ các nước đế quốc, lực lượng cũng thay đổi ngày càng bất lợi cho Mỹ. Mỹ liên tiếp sa lầy trên chiến trường, địa vị kinh tế, chính trị, quân sự suy giảm. Trong bối cảnh đó, Nixon lên cầm quyền và đưa ra học thuyết mới - “Học thuyết Nixon” nhằm tiếp tục thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w