2. Kho vũ khí chiến lược của Liên Xô
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RONALD REAGAN
THỜI TỔNG THỐNG RONALD REAGAN
3.1 Về kết quả chính sách đối ngoại của Tổng thống R. Reagan
Nếu như năm 1974, Tổng thống R. Nixon phải xin từ chức trước nguy cơ bị Quốc hội kết tội và ép phải rời khỏi Nhà Trắng vì vụ Watergate, thì năm 1988 Reagan lại kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của mình và rời khỏi Nhà Trắng trong danh dự. Và như một lẽ dĩ nhiên, cái học thuyết mang tên ông cũng phải nhường chỗ cho một học thuyết mới. Trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Reagan đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Mỹ. Những chính sách đối ngoại mà ông thực hiện đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét và đem lại những kết quả nhất định.
Trước hết, đó là việc kiềm chế Liên Xô. Đây là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai. Mặc dù khi tiến hành chạy đua vũ trang với Liên Xô, chính quyền Reagan cũng đã phải tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ khiến nước Mỹ gặp không ít khó khăn. Song bù lại, sau cuộc chạy đua vũ trang này tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô ngày càng suy giảm. Từ một siêu cường về kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến thập kỷ 1980, kinh tế Liên Xô đã rơi vào trạng thái đình trệ, tỷ lệ tăng trưởng luôn ở mức dưới 3%, cuối thập kỷ 1980 tỷ lệ đó là 0. Bước vào thập kỷ 1990 tình hình càng tồi tệ hơn, giá trị tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân đều xuất hiện mức tăng trưởng âm. Goocbachôp đã thừa nhận: “Liên Xô lạc hậu về kinh tế, hiệu suất sản xuất công nghiệp chỉ bằng 3/5 so
với Mỹ, hiệu suất sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 4/5 so với Mỹ” [13,278]. Tình
trạng giảm sút của nền kinh tế đất nước không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân mà con gây sự hoài nghi, dao động, làm suy giảm uy tín của Đảng và chính quyền nhà nước Xô Viết.
Trong khuôn khổ của quan hệ “tam giác toàn cầu” với Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đã thành công trong việc lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung, bắt tay với Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu chung là chống phá “chủ nghĩa bá quyền”
của Liên Xô. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình giải quyết vấn đề Đài Loan. Từ những bất đồng, căng thẳng ban đầu, hai bên đã đi đến những nhất trí quan trọng. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Reagan năm 1984, hai
bên đã ký kết hiệp định thương mại, thực hiện chính sách mở cửa tự do buôn bán, nhờ đó quan hệ Xô - Trung có bước phát triển quyết định trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Reagan. Mặc dù thực hiện phương châm chiến lược ngoại giao
“độc lập tự chủ”, song khi xử lý quan hệ với hai siêu cường, Trung Quốc không
phải giữ khoảng cách đều và không nghiêng, không tựa vào bên nào. Trung Quốc xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình, căn cứ vào tình hình quốc tế cùng với thực tế quan hệ với hai nước lớn siêu cường để xử lý quan hệ với Mỹ và Liên Xô. Từ nửa sau thập kỷ 1980, thái độ của Trung Quốc với Liên Xô và Mỹ không phải là “hai bát nước đầy ngang nhau” mà hướng vào tăng cường quan hệ với Mỹ và các quốc gia phương Tây. Một học giả của Mỹ là Rober Skrapaiuo đã gọi chính sách đó của Trung Quốc là “một loại liên minh có tính khuynh hướng, tức
là hướng về Mỹ và Nhật Bản”. Hoạn Hương, Tổng cán sự trung tâm nghiên cứu
các vấn đề quốc tế Trung Quốc, khi trả lời nhà báo Liên bang Đức đã trình bày
rõ: “Chính sách của chúng tôi không phải là giữ khoảng cánh đều với cả hai siêu
cường, bởi vì Liên Xô có mối đe doạ quân sự đối với an ninh quốc gia chúng tôi
trực tiếp hơn, nghiêm trọng hơn” [13,484]. Đến cuối thập kỷ 1980, Liên Xô vẫn
hỗ trợ số lượng lớn quân đội trên biên giới Trung - Xô, Trung - Mông Cổ, đồng thời còn triển khai bố trí vũ khí hạt nhân tầm trung ở miền đông dãy núi Uran. Trong vấn đề Afganistan và Campuchia, lập trường Trung - Xô đối lập nhau. Việc Xô - Ấn giữ quan hệ mật thiết cũng không thể không làm cho Trung Quốc lo lắng. Xuất phát từ việc bảo vệ an ninh quốc gia của mình, đương nhiên Trung Quốc phải giữ thái độ cảnh giác đối với Liên Xô. Trái lại, Mỹ và Trung Quốc lại có lợi ích chung trong loại bỏ mối đe doạ Liên Xô. Đó là chiếc cầu nối quan trọng giúp hai nước Trung - Mỹ giữ được quan hệ tương đối mật thiết và ổn định. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong thập kỷ 1980 tiếp tục phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, đã ở trong trạng thái phụ thuộc lẫn nhau. Cũng như yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế cũng là cầu nối quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ. Như vậy, mục tiêu quan trọng của việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc của Mỹ là muốn lợi dụng sức mạnh của Trung Quốc để đối chọi với Liên Xô, thực hiện hoà hoãn Trung - Mỹ rất có lợi cho Mỹ.
Trong quan hệ Xô - Mỹ đối với các vấn đề ở các khu vực trên thế giới, mặc dù Mỹ có “nhượng bộ” Liên Xô trong một số vấn đề nhưng nhìn chung Mỹ
quyết vấn đề Trung Đông. Ở một góc độ khác, thông qua việc thực thi những chính sách theo xu hướng “hoà dịu” đối với Liên Xô trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Reagan, Mỹ đã khá thành công trong việc kiềm chế một Trung Quốc cộng sản đang lên ở Châu Á.
Đối với Trung Quốc, nếu như Nixon đã đặt được mục tiêu của mình khi dùng “con bài Trung Quốc” để giải quyết vấn đề Việt Nam thì đến thập kỷ 80, Reagan cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc sử dụng “con bài
Trung Quốc” để giải quyết vấn đề Campuchia nhằm tìm giải pháp có lợi cho Mỹ,
gạt ảnh hưởng của Liên Xô, Việt Nam ra khỏi vấn đề này. Trên thực tế, Trung Quốc vì những lợi ích của họ nên đã tìm cách lôi kéo các nước chống lại Việt Nam và Liên Xô với cái gọi là mặt trận chống bá quyền. Báo chí Trung Quốc phát động rất sớm nhiều chiến dịch kêu gọi Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và Asean lập mặt trận quốc tế chống bá quyền, tức chống Liên Xô và Việt Nam. Trung Quốc ra sức giúp đỡ tàn quân Khơmeđỏ dưới danh nghĩa “chính phủ
Campuchia dân chủ” chống Việt Nam. Việc sử dụng con bài Trung Quốc đã
giúp Mỹ ở vào thế “tọa sơn quan hổ đấu”. Việc Quốc hội Campuchia ra tuyên bố trung lập vĩnh viễn và đổi tên Cộng hoà nhân dân Campuchia thành Nhà nước Campuchia ngày 30/4/1989 được xem là thành công của Mỹ trong việc gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô, Việt Nam ra khỏi vấn đề Campuchia. Trong vấn đề Đài Loan, phía Mỹ tuy ký “thông cáo chung ngày 17/8/1982” tuy nhiên cũng đưa ra lập luận nói rằng bản thông cáo này không ảnh hưởng gì đến lập trường của Mỹ ở Đài Loan. Mỹ vẫn còn trách nhiệm gánh vác nghĩa vụ đối với Đài Loan, mà cụ thể là trách nhiệm với Tưởng trong bản “hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Tưởng”
năm 1954. Với phương cách giải quyết đó, Mỹ vừa có thể phát triển quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc vừa không phải từ bỏ địa vị của mình ở Đài Loan. Mỹ ủng hộ Đài Loan nhằm tạo ra một Đài Loan lớn mạnh đối địch với Trung Quốc đại lục.
Ngoài ra, Mỹ còn thực hiện nhiều biện pháp nhằm lôi kéo các nước đồng minh tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô nửa đầu thập kỷ 1980, buộc các nước đồng minh phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mỹ, qua đó hạn chế bớt sức ép về chi phí. Theo Reagan, để đối phó với mối đe doạ từ Liên Xô, “Mỹ và các nước đồng minh cần phải thực hiện một chính sách ngăn chặn, cụ thể là
chung, bản thân các nước đồng minh của Mỹ đã tham gia kế hoạch này với những điều kiện nhất định. Nhờ đó, Mỹ vứt bỏ được chỉ tiêu chuẩn bị chiến tranh
“hai cuộc chiến tranh rưỡi” và “một cuộc chiến tranh rưỡi”, chuẩn bị “phản
ứng linh hoạt mới” trên nhiều mặt trận với các hình thức, quy mô khác nhau;
thực hiện việc chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên, cho dù những chính sách đối ngoại mà chính quyền Reagan thực hiện có những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, mặc dù có gây cho nhân dân thế giới nhiều khó khăn tổn thất nhưng nó cũng gặp phải những thất bại không thể phủ nhận được. Nếu học thuyết Nixon “là sản phẩm của một loạt thất bại
của Mỹ trên thế giới”, “là sản phẩm của quá trình so sánh lực lượng không có lợi
cho lực lượng đế quốc và bản thân nước Mỹ đang lâm vào khủng hoảng”, thì
chính sách đối ngoại của Reagan cũng chẳng thể làm cho tình hình nước Mỹ trở nên tươi sáng hơn mà ngược lại nó còn làm cho địa vị của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng trên trường quốc tế.
Trong hàng loạt các chính sách mà chính quyền Reagan thực hiện thì việc chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô được xem là nội dung quan trọng nhất. Sau hơn 5 năm triển khai kế hoạch này, Mỹ đã không đạt được mục đích, vì trên thực tế Liên Xô cũng tham gia mạnh mẽ vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Tuy Mỹ giành được những ưu thế nhất định, đẩy Liên Xô vào suy thoái đến khủng hoảng, nhưng bản thân nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn vì gánh chịu những hệ quả tất yếu của cuộc chiến không có người thắng này. Nước Mỹ ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Việc tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ vào cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô đã làm cho nước Mỹ từ chủ nợ duy nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai trở thành con nợ lớn nhất, phong trào phản đối chạy đua vũ trang diễn ra rầm rộ. Địa vị quốc tế của Mỹ bị suy giảm mạnh.
Trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô đến nửa sau thập niên 1980, Mỹ buộc thừa nhận rằng dù với toàn bộ kho vũ khí hạt nhân và được tất cả các bạn đồng minh NATO ủng hộ, Mỹ cũng có lúc bất lực không thể áp đặt ý chí của Mỹ, hoặc chẳng thể tác động một cách quyết liệt hơn đến các sự kiện Đông Âu, điển hình nhất là cuộc khủng hoảng ở BaLan cuối năm 1981. Trước tình hình đó, Mỹ buộc phải bắt tay hợp tác với Liên Xô. Các cuộc thương lượng về cắt giảm
vũ khí chiến lược đã được tiến hành trong suốt thời gian từ 1985 - 1988. Sau khi Bush lên cầm quyền, quá trình này được thúc đẩy thêm một bước, với cuộc hội đàm tại đảo Manta từ ngày 2 đến ngày 4/12/1989 đã đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô - Mỹ.
Sự suy giảm về địa vị của Mỹ còn được thể hiện cuộc khủng hoảng con tin vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran xông vào sứ quán Mỹ ở thủ đô Teheran bắt giữ 66 nhân viên sứ quán đòi Mỹ phải trả Pahlewi (quốc vương Iran, người có xu hướng thân Mỹ) về nước cùng với tài sản của cải mà ông này mang theo khi đến Mỹ chữa bệnh tháng 11/1979. Tháng 4/1980, Mỹ tiến hành giải cứu con tin ở Iran nhưng bất thành. Đầu năm 1981, dưới vai trò trung gian của Algeria Mỹ và Iran ký “Hiệp nghị Mỹ
- Iran về việc giải quyết vấn đề con tin”. Năm 1984, Iran bắt giữ các nhân viên
Mỹ trong đó có các nhân viên CIA làm con tin. Chính quyền Mỹ lúc này do Reagan đứng đầu, vốn chỉ trích chính phủ Carter về vụ đàm phán, và ông này gọi nhà nước Iran là “chính phủ khủng bố”. Năm 1985, Reagan chấp nhận đề nghị đưa các tên lửa, súng chống tăng và các loại vũ khí khác tới Iran. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc chính phủ Iran tiếp tục bắt giữ thêm nhiều người Mỹ khác. Quan hệ hai bên kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 chưa bao giờ hoà dịu. Có thể nói, sự kiện này là đòn đau giáng vào địa vị của Mỹ ở Trung Đông. Mỹ không chỉ mất đi một mắt xích chiến lược quan trọng mà còn bị đe dọa bởi nguy
cơ “cách mạng hoá” ở Iran đối với các nước Ả Rập xung quanh, mà ở đó dân
Hồi giáo Shia cũng rất đông.
Trong khi địa vị của Mỹ suy giảm một cách nghiêm trọng thì các nước đồng minh Tây Âu, Nhật Bản ngày càng tách khỏi sự lệ thuộc của Mỹ, vươn lên cạnh tranh gay gắt với Mỹ về kinh tế. Đặc biệt là Nhật Bản, trong cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực chính là Liên Xô và Mỹ, Nhật tập trung phát triển kinh tế và trở thành một đối thủ kinh tế đáng gờm trên thế giới. Đồng thời Nhật cũng tìm cách thâm nhập vào thì trường Mỹ. Giữa thập niên 1980, đầu tư FDI của Nhật vào Mỹ đã vượt qua con số 30 tỷ USD năm 1986 so với năm 1970 chỉ có 300 triệu USD. Kinh tế phát triển, dự trữ ngoại tệ tăng, chỉ tiêu quốc phòng ít (1%GDP), khoa học - kỹ thuật phát triển, nhiều lĩnh vực vượt Mỹ và Tây Âu, thu nhập bình quân cao hơn Mỹ. Trong hơn hai thập kỷ người Mỹ “đứng nhìn người
đối ngoại, Nhật chủ trương hợp tác với các quốc gia Châu Á thay vì bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh lạnh. Ảnh hưởng của Mỹ đối với Nhật Bản giảm sút mạnh mẽ.
Như vậy, mặc dù đã đạt được một số mục tiêu nhất định, song việc thực thi các chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan cũng không tránh khỏi sự thất bại mang tính tất yếu. Qua đó, chính quyền Reagan cũng nhận thức được rằng họ “không có khả năng kham nổi những hao phí rất nặng nề của một cuộc
chạy đua vũ trang ngày càng tốn kém” và phải “khôi phục bầu không khí hoà dịu
của thập niên 60, nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ XX” [22,385]. Đồng thời, Mỹ
nhận thức được sự suy giảm địa vị một cách nghiêm trọng trên trường quốc tế.