2. Kho vũ khí chiến lược của Liên Xô
3.2 Những tác động của chính sách đối ngoại của Ronald Reagan 1 Những tác động đối với nước Mỹ
3.2.1 Những tác động đối với nước Mỹ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với những ưu thế về mọi mặt, Mỹ đã đưa ra chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới. Với chiến lược đó, Mỹ đã dính líu đến hầu khắp các khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh Đông - Tây giữa hai hệ thống TBCN và XHCN, các chiến lược toàn cầu của Mỹ đã có những tác động rất lớn tới tình hình an ninh thế giới và ngược lại nó cũng có những tác động tới chính bản thân nước Mỹ. Chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan cũng không phải là ngoại lệ.
Năm 1981, khi bước chân vào Nhà Trắng, Reagan và bộ sậu của ông ta đã đề ra chính sách đối ngoại mới nhằm điều chỉnh lại “chiến lược” để tiếp tục mưu đồ bá chủ thế giới. Tuy nhiên, Chính đảng Cộng hoà không những không cải thiện được tình hình trong nước do chính sách mà người tiền nhiệm để lại mà còn làm cho nó gay gắt hơn.
Chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô là một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan. Với chiến lược này, chính quyền Reagan hi vọng sẽ phục hồi vị thế đang suy yếu của Mỹ trên trường quốc tế, đồng thời củng cố niềm tin về một nước Mỹ hùng cường đối với dân chúng, ổn định tình hình trong nước. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, chính quyền Reagan đã gặp phải những bế tắc, phong trào phản đối chạy đua vũ trang diễn ra rầm rộ ở Châu Âu và ngay trong lòng nước Mỹ, những người dân Mỹ biểu tình yêu cầu cả Mỹ và Liên Xô tiến hành các cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí hạt nhân. Trong số những ý kiến phản hồi, đáng chú ý là sự
phản đối của George. F. Kennan, người nổi tiếng về việc khởi xướng chính sách
“ngăn chặn” của Mỹ chống Liên Xô từ năm 1948. Kennan chỉ trích mạnh mẽ
chính sách của Reagan đối với Liên Xô và đưa ra khuyến nghị cắt giảm 50% kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô. Kennan cũng đề nghị phi hạt nhân hoá phần lớn lãnh thổ Châu Âu, cấm thử vũ khí hạt nhân hoàn toàn và không sản xuất vũ khí hạt nhân mới. Nhiều tổ chức quần chúng khác cũng phản đối cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của chính quyền Reagan. Tỷ lệ người ủng hộ tăng ngân sách quốc phòng giảm từ 71% năm 1980 xuống còn 17% tháng 10/1982. Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo về “mùa đông hạt nhân”, hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra. Những tiếng nói phản đối mạnh mẽ vũ khí hạt nhân ở Mỹ khiến chính quyền Reagan không thể xem thường phản ứng của công luận và phải tính đến phương án đàm phán với Liên Xô. Bối cảnh nước Mỹ lúc bấy giờ cũng chẳng khác gì mấy so với những gì mà bản cương lĩnh của Đảng Cộng Sản Mỹ năm 1970 đã vạch ra: “Ở Mỹ tâm trạng băn khoăn đang phát triển, tinh thần nổi dậy đang lan rộng… đó là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng duy nhất, ngày càng sâu sắc của xã hội Mỹ và đang mang hình thức gay gắt nhất”
[2,74].
Về mặt chính trị, nếu như dưới thời Nixon cầm quyền đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà, giữa Quốc Hội và Tổng thống (đặc biệt, đến năm 1974, vụ “Watergate” bị phanh phui đã buộc Tổng thống Nixon phải từ chức; thêm vào đó là sự khủng hoảng về lòng tin của quần chúng nhân dân Mỹ đối với các thể chế chính trị và chế định của chính quyền), thì đến thời Reagan, tình hình trở nên tươi sáng hơn. Những thay đổi trong Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1980, trong đó đa số ghế trong Thượng Viện thuộc về Đảng Cộng Hoà, vị trí của Đảng viên Đảng Cộng Hoà ở Hạ Viện được củng cố, nhiều đảng viên Đảng Dân Chủ trở nên thiên hữu; tất cả đã tạo điều kiện cho sự
“ăn ý” giữa Quốc hội và Nhà Trắng. Do sức ép của Tổng thống, Quốc hội đã
phải rời bỏ tham vọng can thiệp vào chính sách đối ngoại và trên thực tế nó đã đánh mất các đòn bẩy để tác động vào chính quyền, vào chính sách đối ngoại mà nó đã giành được trong thập kỷ 70. Vai trò của các uỷ ban đối ngoại thuộc hai viện, nhất là của Thượng Viện do Checchơ đứng đầu, đã suy yếu một cách rõ rệt. Quốc hội đã tích cực và trước sau như một ủng hộ cho đường lối quân phiệt của
chính quyền Reagan và cách ứng xử của nó đối với quan hệ Xô - Mỹ, điều mà trong những năm 1970 chính quyền Nixon, Ford, Carter không thể làm được.
Khi tiến hành nghiên cứu và triển khai kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”, chính quyền Reagan nhận được sự ủng hộ rất lớn của giới tài phiệt công nghiệp Mỹ vì họ nhìn thấy lợi nhuận từ sự đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD cho SDI. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ủng hộ kế hoạch này của Reagan và xem đó là “cơ hội cuối cùng” để có thể làm thay đổi sự cân bằng tương đối về mặt quân sự đối với Liên Xô. Đó là điều kiện thuận lợi để chính phủ Reagan thực thi kế hoạch táo bạo này.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian cầm quyền, Reagan đã gây ra những vụ bê bối làm cho tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ trở nên xấu đi. Đầu tháng 11/1986, một tờ tạp chí ở Beyruth đưa tin: “Mỹ nhiều lần vận chuyển vũ khí cho
Iran để đổi lấy con tin bị bắt ở Li-băng” [20,312]. Chính phủ Reagan trước đó đã
coi Iran là quốc gia ủng hộ hành động khủng bố và nhắc đi nhắc lại một chính sách đối với Iran là không tiếp xúc, không đàm phán, không trao đổi qua lại, tuyên bố nước Mỹ không cung cấp vũ khí cho Iran và yêu cầu nước khác cũng phải như vậy. Khi “sự kiện Irangate” bị vỡ lở đã gây sóng gió trong nội bộ nước Mỹ, các nghị sĩ Quốc hội chỉ trích Reagan chưa được Quốc hội đồng ý đã bán vũ khí cho Iran, coi đây là một hành vi trái pháp luật, yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với những người có liên quan. Giới báo chí trong nước cũng thừa gió bẻ măng, đẩy chính quyền Reagan ở vào tình thế hoàn toàn bị động. Tuy nhiên, nếu trong vụ “Watergate”, việc sụp đổ của Nixon có liên quan đến sự dối trá của Tổng thống thì Reagan lại có thể chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng mọi việc đã diễn ra sau lưng ông ta. Vì thế, mặc dù bị Đảng Dân Chủ công kích mạnh mẽ, thậm chí có người đòi Reagan từ chức, song theo báo cáo thứ nhất của Uỷ ban đặc biệt vẫn còn 48% cử tri tín nhiệm Reagan, 52% cho rằng Reagan công lớn hơn tội, 65% cho rằng Reagan không nên từ chức. Đến tháng 11, Reagan đã vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Bên cạnh lĩnh vực chính trị, xã hội, các lĩnh vực kinh tế, tài chính của Mỹ cũng chịu sự tác động sâu sắc bởi chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Reagan. Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tàn phá nặng nề bắt đầu từ năm 1973, ngay khi lên cầm quyền, Reagan đã đề ra chương trình “phục
thuế khoá, ổn định hoá tiền tệ, củng cố vị trí kinh tế trên trường quốc tế. Trong hai nhiệm kỳ làm Tổng thống Mỹ, Reagan đã thực hiện khá thành công chương trình do ông đề ra và nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi cơn khủng hoảng kể từ năm 1982: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã hơn Nhật Bản và cộng đồng Châu Âu năm 1984, tỉ lệ lạm phát liên tục bị khống chế ở mức thấp nhất, tỉ lệ thất nghiệp giảm dần. Trong 8 năm nhậm chức, chính quyền Reagan đã cung cấp hơn 10 triệu chỗ làm việc mới, tính đến tháng 3 /1988. Giảm tỷ lệ thất nghiệp là 9,5% năm 1982 xuống còn 5,6% vào năm 1988, đây là tỷ lệ thấp nhất của thập kỷ 80. Tuy nhiên, do theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trong suốt 5 năm (1980-1985) với nguồn chi phí khổng lồ chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ, chỉ tính riêng trong 3 năm đầu cầm quyền của Reagan, chi phí quân sự đã lên tới 40%. Vì vậy, từ đỉnh cao những năm 1945 - 1950, khi nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, đến cuối những năm 80 chỉ còn 23%. Xét về tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Mỹ vẫn đứng đầu thế giới nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Mỹ lại đứng sau một số nước: Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Lucxembua, Phần Lan, Na Uy. Từ chỗ là chủ nợ lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (thậm chí đến năm 1982 Mỹ vẫn còn tài sản ở nước ngoài 136,2 tỷ đô la), nhưng trong nhiệm kỳ của Reagan nước Mỹ đã biến thành con nợ lớn nhất thế giới. Đến năm 1985, khoản nợ nước ngoài của Mỹ đạt tới con số 111,9 tỷ đô la; năm 1986 là 236,5 tỷ đô là; năm 1989 là 285,4 tỷ đô la. Về tỉ lệ xuất khẩu các mặt hàng kỹ thuật cao, Mỹ từ chỗ chiếm 27% thị trường thế giới năm 1970 xuống còn 21% năm 1986.
Mặt khác, để ngăn chặn về kinh tế đối với việc Liên Xô đưa quân vào Afganistan, đồng thời để trả thù cho chế độ quân quản ở Balan, ngày 29/12/1981 Reagan đã tuyên bố thực hiện cấm vận, ngăn chặn mới về kinh tế đối với Liên Xô. Ngày 13/12/1982, Reagan nhắc lại rằng cần phải khống chế nghiêm ngặt việc chuyển nhượng cho Liên Xô những hạng mục chiến lược và công nghệ cao để ngăn ngừa việc Liên Xô lợi dụng kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, cải tiến hệ thống vũ khí của họ. Những biện pháp cấm vận của Mỹ, đặc biệt là cấm vận lương thực đã dẫn đến những tổn thất cho lợi ích của bản thân nước Mỹ. Chính sách này không những không ảnh hưởng lớn đến sản xuất của Liên Xô, mà ngược lại nó gây tổn thất lớn chừng 2 tỷ USD cho nông dân Mỹ. Trước khi cấm vận, Mỹ cung cấp 70% trong tổng số lương thực nhập khẩu của Liên Xô, nhưng
sau đó tỷ trọng này giảm xuống còn 20% - 25%. Các quốc gia Tây Âu cũng có sự hoài nghi đối với hiệu quả chính trị của việc cấm vận kinh tế của Mỹ, Thủ tướng Liên bang Đức Smith cho rằng: “Thông qua cấm vận kinh tế để ép Liên Xô khuất phục là một cách nghĩ chỉ theo chủ quan của mình. Ngược lại phương Tây
cần phải dùng viện trợ kinh tế để ngăn chặn Liên Xô” [13,266]. Vì thế, các quốc
gia phương Tây đã kiên quyết chống lại việc Mỹ cấm vận Liên Xô về kỹ thuật và thiết bị đường ống dẫn khí tự nhiên. Lãnh đạo của các nước Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia đều công khai phê phán chính sách của Mỹ, bất chấp lệnh cấm của Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng thiết bị đường ống đã ký với Liên Xô. Việc này đã dẫn đến một số rạn nứt trong quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh Tây Âu, ảnh hưởng tới đồng minh phương Tây. Nửa đầu thập kỷ 80, Tây Âu và Nhật Bản không hoàn toàn tuân theo sự chỉ huy của Mỹ, về căn bản họ vẫn thực hiện quan hệ về kinh tế với Liên Xô và các nước Đông Âu như bình thường.
Lợi dụng sự suy yếu của kinh tế Mỹ đầu thập niên 80, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Tây Âu… đã tranh thủ phát triển kinh tế thực hiện cạnh tranh với hàng hoá Mỹ ngay tại Mỹ. Nhiều ngành kinh tế Mỹ phải chịu cảnh
“thua trên sân nhà” trước các mặt hàng của Tây Âu, Nhật Bản. Sau hơn 20 năm
chịu sự “lệ thuộc” vào Mỹ, các nước này dần dần muốn phát triển độc lập với Mỹ, nhất là về lĩnh vực kinh tế.
Như vậy, trong suốt 8 năm cầm quyền, Reagan đã có những điều chỉnh
“chiến lược” trong chính sách đối nội, đối ngoại, trên cơ sở đó đã đem lại một số
kết quả nhất định như: góp phần đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế gay go nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặt khác xét trên một phương diện nào đó, những chính sách này đã có tác dụng kiềm chế Liên Xô. Tuy nhiên đối với nước Mỹ, những chính sách mà chính quyền Reagan tiến hành đã không làm thay đổi hoàn toàn diện mạo “đen tối” của nước Mỹ, Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Reagan hy vọng, với chính sách đối ngoại mới, ông ta có thể thực thi chiến lược toàn cầu, ổn định tình hình nước Mỹ. Tuy nhiên những kết quả thu được lại tác động xấu đến nội tình nước Mỹ, chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn.