Tác động đối với thế giớ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 87 - 96)

2. Kho vũ khí chiến lược của Liên Xô

3.2.2 Tác động đối với thế giớ

Do tính chất căng thẳng của cuộc “chiến tranh lạnh” và sự đối đầu Đông - Tây giữa hai phe, hai cực TBCN (do Mỹ cầm đầu) và XHCN (do Liên Xô đứng đầu) nên chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan đã có những tác động khá đa diện đối với tình hình an ninh thế giới.

Trước hết, chính sách đối ngoại mà trọng tâm là tiến hành chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô, được tiến hành trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Reagan (1980 - 1984), đã tác động trực tiếp tới quan hệ Liên Xô - Mỹ và cục diện chiến tranh lạnh Đông - Tây. Ở đó, Mỹ và Liên Xô đã bước vào thời kỳ mới của chiến tranh lạnh, hai siêu cường tiến hành đối kháng căng thẳng trên phạm vi toàn thế giới, trong khi đó phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Reagan rất quyết liệt và thực hiện một cuộc phản kích mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự của Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự của mình. Từ năm 1980 - 1986, ngân sách quân sự tăng 50%, sau đó đã giảm xuống một ít. Năm 1982, ngân sách quân sự chiếm 7,4% tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Tháng 11/1983, Reagan hạ lệnh đưa các tên lửa tầm trung “Pershing”“Cruise” đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước Châu Âu khác. Ngày 23/3/1983, Reagan lại đề ra một kế hoạch mang tên “chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí khoảng 26 tỷ USD trong 5 năm. Để đối phó lại, Liên Xô cũng tăng cường chạy đua vũ trang mà tốn phí lên đến 25% tổng sản phẩm quốc dân Liên Xô. Liên Xô cũng triển khai các tên lửa tầm trung SS-4, SS-5 và đặc biệt là SS-20 ở các nước Đông Âu và ở lãnh thổ Châu Á của Liên Xô. Kế hoạch này được thực thi đã làm xuất hiện các điểm nóng trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu, đó là nơi mà cả Mỹ và Liên Xô đang ra sức phô bày sức mạnh quân sự của mình. An ninh Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung bị đe doạ nghiêm trọng. Lúc này, Châu Âu có bốn mối quan tâm lớn, đó là: “Các hệ thống BMB có nguy cơ làm “mất ổn định” nghiêm trọng quân sự Đông - Tây, tương lai của kiểm soát vũ khí với hòa dịu bị đe doạ, các bảo đảm của Hoa Kỳ đối với Châu Âu có nguy cơ bị phá hoại do việc xuất hiện một “pháo đài Hoa Kỳ” không mấy quan tâm đến số phận của Châu Âu

và độ tin cậy sức mạnh răn đè của Anh và Pháp có nguy cơ bị thủ tiêu” [24,660].

Việc Châu Âu bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường Xô - Mỹ đã dẫn tới phong trào phản đối chạy đua vũ trang diễn ra rầm rộ

ở Châu Âu. Mục tiêu của những người biểu tình đồng thời yêu cầu Mỹ và Liên Xô tiến hành các cuộc đàm phán về hạn chế vũ khí hạt nhân ở Châu Âu. Như vậy, việc thực hiện “học thuyết Reagan”, mà người ta thường gọi là “học thuyết

chạy đua vũ trang, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự trên toàn thế giới”, đã

làm cho cuộc đối đầu Xô - Mỹ thêm căng thẳng và tình hình thế giới thêm phức tạp, quan hệ Đông - Tây và gắn liền với nó là quan hệ Liên Xô - Mỹ đã xuống thấp nhất kể từ sau thập niên 50 của thế kỷ XX.

Bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình từ tháng 1/1985, Reagan nhận thức được rằng nước Mỹ đang phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn thử thách và một phần trong đó là do cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô mà ông ta đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu của mình. Trước tình hình đó, Reagan không có con đường nào khác là bắt tay hợp tác với Liên Xô, quan hệ Xô - Mỹ đã thực sự chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Reagan và Goocbachôp. Qua đó, nhiều văn kiện về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hoá và khoa học kỹ thuật được ký kết, nhưng quan trọng nhất là việc ký kết hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở Châu Âu năm 1987 (gọi tắt là INF). Cũng từ năm 1987, hai nước Mỹ và Liên Xô đã thoả thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang từng bước chấm dứt cục diện “chiến tranh lạnh”, cùng hợp tác với nhau giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế. Những tiến triển quan trọng trong quan hệ Xô - Mỹ dưới thời Reagan đã tác động lớn, mở đường cho quan hệ Xô - Mỹ ở thời kỳ sau và tác động tới cục diện chiến tranh lạnh Đông - Tây. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Bush và Goocbachôp trên đảo Manta, Mỹ và Liên Xô đã chính thức tuyến bố chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này.

Do Mỹ - Xô là hai siêu cường, hai cực trong “chiến tranh lạnh”, vì thế chính sách của Mỹ đối với Liên Xô không chỉ tác động tới Liên Xô mà còn tác động tới tình hình thế giới, trước hết là đối với khu vực Trung Đông. Quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông thập niên 1980 chứng kiến các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột vũ trang như: cách mạng hồi giáo Iran 1979, chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988). Điều đáng nói ở đây là quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực này mặc dù xoay quanh vấn đề của lịch sử là mâu thuẫn và xung đột của người Israel và Ả Rập, thế nhưng đứng đằng sau các cuộc xung đột đó là Mỹ với

chính sách thâu tóm ảnh hưởng và bảo đảm lợi ích an ninh và kinh tế của họ. Chính sách bảo vệ và thiên vị nhà nước Israel sau chiến tranh thế giới thứ hai là cội nguồn sản sinh ra những xung đột trong khu vực. Chính Mỹ đã tiễn những đồng minh Châu Âu về nước, chính Mỹ là nhân tố gây chia rẽ phong trào thống nhất dân tộc của Ả Rập, cũng chính Mỹ đã tìm cách hất cẳng Liên Xô vốn đang tìm ảnh hưởng ở đây. Lần lượt chính phủ các quốc gia trong vùng tìm cách xích lại với Mỹ, nhưng dưới tay Mỹ họ lại không đoàn kết được với nhau.

Đối với khu vực Mỹ la tinh vốn được xem là “sân sau” của Mỹ, hầu như mọi hoạt động kinh tế, chính trị đều bị Mỹ chi phối. Tổng thống Mỹ Reagan tuyên bố sẽ bảo vệ “tự do và dân chủ trong tất cả các châu lục” trong đó nhấn mạnh tới Mỹ la tinh. Reagan tài trợ cho các lực lượng du kích quân nhằm làm sụp đổ các chính phủ cánh tả ở khu vực này. Đây cũng là điểm nhấn trong “học

thuyết Reagan” - chú trọng chủ yếu đến các cuộc xung đột Đông - Tây. Reagan

đã làm dấy lên phong trào chống chủ nghĩa Marx và chống lại liên minh Liên Xô - Cu Ba: “chúng ta sẽ không phải bội tín với những ai đang đánh cuộc tính mạng mình trên mọi châu lục từ Afganistan cho tới Nicaragoa nhằm chống lại quyết liệt những sự hiếu chiến có sự hậu thuẫn của Liên Xô và bảo vệ các quyền thuộc về chúng ta từ lúc mới sinh ra… ủng hộ các chiến sĩ đấu tranh vì tự do chính là sự tự vệ” [22,371]. Tại Elsalvador, Ngoại trưởng Mỹ Alexander Haig lớn tiếng “vẽ

đường biên” chống lại sự xâm lấn của Liên Xô. Các yếu tố cơ bản của “học

thuyết Reagan” là các cuộc xung đột mức độ thấp, thiên về xâm nhập, dùng thủ

đoạn, âm mưu tạo ra các chiến dịch “chống khủng bố” và khẳng định sức mạnh của Mỹ. Mục tiêu chính của Mỹ vẫn là Liên Xô. Một yếu tố cơ bản trong “học

thuyết Reagan” chính là ủng hộ và thúc đẩy dân chủ chống lại ảnh hưởng của

Liên Xô trên thế giới. Bằng viện trợ quân sự to lớn và cố vấn quân sự, Mỹ ra sức nắm các tướng lĩnh quân đội để đánh phá phong trào nhân dân đấu tranh chống sự lệ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên hành động đàn áp của Mỹ và các thế lực thân Mỹ không thể ngăn chặn được phong trào nhân dân Mỹ la tinh đấu tranh chống các chế độ độc tài thân Mỹ ở Nicaragoa, Elsalvador, Grenada. Sự chi phối của Mỹ đối với khu vực này đã làm cho Mỹ la tinh trở thành “lò lửa cách mạng” trong suốt bốn thập kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Ở khu vực Châu Á, Reagan chủ trương thực hiện chiến lược “quay lại

bảo vệ quyền lợi chiến lược của Mỹ. Mỹ đã mở rộng những căn cứ quân sự cũ và xây dựng những căn cứ mới ở Philippin, Australia, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Guam. Những căn cứ quân sự này cho phép Lầu Năm Góc tăng cường sự có mặt một cách linh hoạt và không cần tăng số chuyên viên quân sự Mỹ ở nước ngoài. Mỹ tích cực sử dụng viện trợ quân sự, kinh tế như một công cụ quan trọng nhất trong đường lối đối ngoại của mình. Năm 1982, chính quyền Reagan đã tăng chương trình viện trợ quân sự là 338,6 triệu USD cho Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Mianma, Nam Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ còn đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng ảnh hưởng chính trị ngoại giao và tiềm lực quân sự các nước đồng minh trong khu vực và bảo vệ lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Nhật, yêu cầu Nhật tăng cường chi phí quân sự, hoàn thiện các lực lượng vũ trang và phải có nghĩa vụ bổ sung, tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mục tiêu kế hoạch Mỹ. Những hành động của Mỹ đã làm cho quan hệ quốc tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên căng thẳng, phức tạp.

Cũng ở Châu Á - Thái Bình Dương, một vấn đề nổi bật khác là việc giải quyết vấn đề Campuchia. Sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô, đã làm cho quan hệ quốc tế ở khu vực này trở nên phức tạp. Về phía Mỹ, muốn thông qua vai trò của ASEAN để tiến tới đối thoại nhằm gạt ảnh hưởng của Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi đó, Liên Xô, Ấn Độ và một số nước khác ủng hộ Việt Nam, công nhận Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia nhưng ngại va chạm với Trung Quốc và ASEAN. Liên Xô đang tính hòa hoãn với Trung Quốc, và điều kiện quan trọng mà Trung Quốc đòi hỏi là chấm dứt sự ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Campuchia. Tại các cuộc đàm phán giữa Liên Xô và Trung Quốc trong các năm 1983 - 1984, Trung Quốc luôn nêu ba trở ngại: quân Liên Xô ở biên giới Xô - Trung, quân Liên Xô ở Afganistan và việc Liên Xô ủng hộ quân đội Việt Nam tại Campuchia; đồng thời nhấn mạnh trở ngại thứ ba là quan trọng nhất. Chúng ta hiểu rằng đối với Liên Xô, dẫu sao “vấn đề Việt Nam” cũng chỉ là “vấn đề khu vực tương đối xa”. Liên Xô còn nhiều vấn đề lớn cần quan tâm như: Trung Quốc, Trung Đông hay Châu Âu. Vì vậy, Liên Xô cũng phải cân nhắc lời đề nghị của Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa các lực lượng nhân dân Campuchia, mâu thuẫn giữa các phe phái, vấn đề quân tình nguyện Việt Nam và những toan tính của các cường quốc trên thế giới đẩy vấn đề nội

chiến của đất nước này lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Tình hình khu vực Đông Nam Á trở nên căng thẳng. Từ cuối năm 1984, xu thế đối thoại ngày càng trở nên rõ rệt giữa hai nhóm nước: ASEAN và Đông Dương. Các cuộc đối thoại được tiến hành theo đường lối yêu chuộng hoà bình, đạt kết quả tốt đẹp và mang tính chất xây dựng. Điều này góp phần loại bỏ nhân tố của các lực lượng đối đầu đã lợi dụng gây nên “vấn đề Campuchia”.

“Nhân tố Trung Quốc” có ý nghĩa rất lớn đối với sự ra đời và quá trình

thực hiện chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan. Do đó, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc không chỉ có tác động tới Trung Quốc mà còn tác động mạnh mẽ đến cục diện trong khu vực và trên thế giới.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc chính là Liên Xô. Nhận thức của Mỹ về sự uy hiếp của Liên Xô và tình hình quan hệ Xô - Mỹ, trên một mức độ rất lớn quyết định đến quy mô và mức độ phát triển quan hệ hai nước Trung - Mỹ. Dưới thời Reagan, quan hệ Trung - Mỹ có nhiều lúc thăng trầm song tựu chung lại,

“con bài Trung Quốc” vẫn được Mỹ sử dụng một cách có hiệu quả trong “ván

bài tranh bá quyền lực” với Liên Xô. Trên cơ sở “những lợi ích chiến lược

chung” của Mỹ và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, Mỹ đã đồng ý “tăng thêm

đôi chút” các danh mục kỹ thuật quân sự bán cho Trung Quốc, do mối quan hệ

“thân thiện” giữa hai nước. Những ý đồ và hành động của Mỹ đối với Trung

Quốc bị Liên Xô lên án mạnh mẽ: “Hành vi nói trên của phía Mỹ không thể có cách đánh giá nào khác, đó là thái độ thù địch công khai chống Liên Xô. Chính phủ Hoa Kỳ phải biết rằng các hành động của họ về việc cung cấp vũ khí kỹ thuật và công nghệ quân sự cho Trung Quốc buộc Liên Xô phải quan tâm và trong trường hợp như vậy thì Liên Xô sẽ được tự do dùng các biện pháp mà tình hình

mới đòi hỏi” [1,941]. Bất chấp lời cảnh báo của Liên Xô trong 8 tháng đầu năm

1981, Trung Quốc đã nhận số giấy phép nhiều gấp đôi so với năm 1980 để nhập các loại kỹ thuật và công nghệ quân sự từ Mỹ. Có thể nhận định rằng vấn đề Trung Quốc đã trở thành nỗi nhức nhối lớn trong quan hệ Xô - Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan.

Mặt khác, những chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc còn tác động trực tiếp tới tình hình bán đảo Đài Loan. Sau khi lên cầm quyền, Reagan nhìn “nhân

lại quan hệ chính thức với Đài Loan, lật lại thông cáo Thượng Hải và hiệp định bình thường hoá với Trung Quốc. Lúc này Đài Loan nhận được sự “quan tâm”

đặc biệt của Mỹ. Từ năm 1984, Reagan nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc trước “nguy cơ đe doạ của Liên Xô”, vì thế Mỹ bắt đầu có những thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc. Lúc này vấn đề Đài Loan không còn là sức ép lớn đối với Reagan. Nghiễm nhiên Đài Loan trở thành một món hàng mà Mỹ và Trung Quốc ra sức “mặc cả”. Cuối cùng Trung Quốc đạt được sự nhất trí về công thức “một nước - hai chế độ”, theo đó Đài Loan có thể duy trì chế độ tư bản của mình và cả lực lượng vũ trang trong một thời hạn khá dài.

C. KẾT LUẬN

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới vừa thoát khỏi họa phát xít thì cũng là lúc cuộc chiến tranh lạnh đã diễn ra quyết liệt giữa hai hệ thống TBCN và XHCN do hai siêu cường Mỹ - Xô đứng đầu. Cuộc chiến tranh lạnh tuy không nổ súng, không đổ máu nhưng đã đặt nhân dân thế giới trước thảm họa của các cuộc chiến tranh hủy diệt.

Sau hơn một thập kỷ tồn tại xu hướng hoà hoãn Đông - Tây mà tiêu điểm là những cuộc thương lượng Xô - Mỹ, Mỹ - Trung đã góp phần làm dịu tình hình thế giới, củng cố hoà bình, an ninh của các dân tộc, mặc dù còn có những thăng trầm. Đến đầu những năm 1980, tình hình thế giới có những thay đổi khác trước,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 87 - 96)

w