Chính sách đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 58 - 66)

2. Kho vũ khí chiến lược của Liên Xô

2.2.2 Chính sách đối với Trung Quốc

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ là nước đầu tiên đứng ra

“điều đình” giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc với hi vọng

thực hiện hoà bình thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch. Sau khi điều đình bị thất bại và nội chiến bùng nổ, Mỹ đã tích cực ủng hộ chính quyền Tưởng, muốn thống nhất Trung Quốc bằng vũ lực và biến Trung Quốc thành bạn đồng minh vững mạnh của Mỹ ở Châu Á trong “chiến tranh

lạnh”. Chính phủ Mỹ đã vận động Quốc hội thông qua đạo luật viện trợ Trung

Quốc (tháng 5/1948) cung cấp cho chính phủ Tưởng Giới Thạch 463 triệu USD, đồng thời vẫn giữ vững lập trường không can thiệp quân sự vào Trung Quốc. Tuy nhiên sự giúp đỡ của Mỹ không làm chậm đi đà thắng lợi của lực lượng Cộng Sản. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, chính quyền Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan. Mỹ cho rằng “Mỹ đã mất Trung Quốc”, vì vậy Mỹ tiếp tục ủng hộ Tưởng chiếm cứ Đài Loan. Đối với Mỹ, Đài Loan được xem là “chiếc hàng không mẫu hạm không chìm” ở Viễn Đông.

Sau năm 1949, đặc biệt là khi Trung Quốc tuyên bố “nhất biến đảo” (ngả hẳn về một bên) với mục tiêu “liên Xô - chống Mỹ” thì quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng; lập tức Mỹ có sự điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc. Trong khi Mao Trạch Đông tuyên bố đường lối đối ngoại của Trung Quốc là: “Trên quốc tế, chúng ta đứng trong mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc do Liên Xô đứng đầu, sự viện trợ thực sự của tình hữu nghị chỉ có thể đi tìm

ở phía này, chứ không thể đi tìm ở phía đế quốc chủ nghĩa” [13,379]; thì chính

phủ Mỹ đã ngừng các cố gắng tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, triệu hồi đại sứ ở Trung Quốc về, không công nhận chính phủ nhân dân Trung ương nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, tiếp tục giành cho chính quyền Quốc dân Đảng tháo chạy sang Đài Loan sự ủng hộ về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Nếu như vấn đề Đài Loan trở thành yếu tố chủ yếu dẫn đến sự “xa lánh”

lâu dài trong quan hệ Trung - Mỹ thì cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) quan hệ hai nước đã “đi từ lạnh nhạt đến chỗ đối kháng toàn diện về chính trị và

quân sự” [13,411]. Thủ tướng Chu Ân Lai đã chỉ rõ: “Nhân dân Trung Quốc yêu

chuộng hoà bình, nhưng để bảo vệ hoà bình, trước đây cũng như mãi mãi sau này sẽ không sợ hãi chống lại chiến tranh xâm lược. Nhân dân Trung Quốc, quyết không để cho nước ngoài xâm lược và cũng không thể làm ngơ để bọn đế quốc

thả sức xâm lược láng giềng của mình” [13,407]. Trên cơ sở đó, Trung Quốc coi

Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia và là kẻ thù nguy hiểm nhất. Đáp lại, Mỹ cũng bắt đầu coi nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa là đối tượng cần phải tăng cường ngăn chặn ở vùng Viễn Đông; thực thi việc cô lập chính trị, bao vây quân sự và phong toả về kinh tế đối với Trung Quốc, bắt đầu thời kỳ “lệch lạc” trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Tính chất gay gắt trong quan hệ Trung - Mỹ càng trở nên sâu sắc qua hai cuộc “khủng hoảng

eo biển Đài Loan” năm 1954 và năm 1958. Cục diện đối kháng này kéo dài hơn

20 năm.

Trong thập kỷ 1960, tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển to lớn, đòi hỏi cả Mỹ và Trung Quốc đều phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Về phía Trung Quốc, do quan hệ hai đảng, quan hệ hai nước Trung - Xô không ngừng xấu đi, từ chỗ là bạn đồng minh đến chỗ chia rẽ, đối lập. Do đó, Trung Quốc chuyển sang chiến lược “hai trận tuyến”: Trung - Xô chia rẽ và Trung -

Mỹ đối lập. Về phía Mỹ, vẫn xem Trung Quốc là “sự uy hiếp” đối với Mỹ, Mỹ không vì quan hệ Trung - Xô tan vỡ mà thay đổi chính sách thù địch đối với Trung Quốc. Dưới con mắt nhà cầm quyền Mỹ, các đặc trưng hành vi của Trung Quốc sẽ giống như Liên Xô, đều trở thành mục tiêu mà Mỹ cần phải “kiềm chế”. Vì vậy, sau khi Trung - Xô chia rẽ, chiến tranh lạnh của Mỹ được tiến hành đồng thời trên hai trận tuyến: chiến tranh với Liên Xô và chiến tranh với Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1960, do sự thay đổi to lớn của hoàn cảnh quốc tế, Trung Quốc và Mỹ đã dần dần nhận thức được lợi ích chung của hai nước để tồn tại, chiến lược “hai trận tuyến” của Trung Quốc ngày càng tỏ ra không phù hợp và cần được điều chỉnh.

Đầu thập kỷ 1970, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có những thay đổi nhất định, xuất phát từ việc Trung Quốc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ chống

“chủ nghĩa bá quyền” Liên Xô. Ban lãnh đạo Trung Quốc cho rằng: “Sự uy hiếp

của Liên Xô đối với Trung Quốc còn lớn hơn sự uy hiếp của Mỹ đối với Trung Quốc, mâu thuẫn giữa Mỹ - Xô lớn hơn mâu thuẫn giữa Trung - Mỹ, cho nên để loại trừ được sự uy hiếp của Liên Xô, Trung Quốc nên và cũng có thể cải thiện

quan hệ với Mỹ” [13,463]. Về phía Mỹ, Nixon trong thời gian tranh cử chức vụ

Tổng thống và sau khi lên cầm quyền cũng luôn biểu thị ý muốn hoà giải với Trung Quốc, nhằm lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô lôi kéo Trung Quốc để lấn át Liên Xô. Chính phủ Mỹ đặc biệt nắm lấy cơ hội xung đột quân sự biên giới Trung - Xô đầu năm 1969 để bày tỏ thái độ thân thiện. Không lâu sau sự kiện đảo Damanxky, tháng 7/1969, chính phủ Mỹ tuyên bố nới lỏng những hạn chế cho các hoạt động giao lưu mậu dịch Trung - Mỹ. Tháng 10/1969, Mỹ quyết định rút hai tàu của hàm đội 7 đã từng tuần tiễu ở eo biển Đài Loan từ năm 1950. Ngày 8/4/1971, đoàn bóng bàn Mỹ tham dự cuộc thi bóng bàn thế giới lần thứ 31 tại Nhật Bản đến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp gỡ đó, Tổng thống Nixon quyết định áp dụng năm biện pháp chính sách mới đối với Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh “Mỹ sẵn sàng, nhanh chóng cấp visa cho cá nhân hay đoàn thể từ

Trung Quốc đến Mỹ”. Nền “Ngoại giao bóng bàn” giàu màu sắc đã thu được kết

quả rõ rệt, đúng như sau này các chuyên gia Trung Quốc đánh giá: “quả cầu nhỏ

đã dẫn dắt quả cầu lớn”, nó làm cho “tảng băng nằm giữa Trung - Mỹ bắt đầu

tan nhanh, cánh cửa qua lại giữa Trung - Mỹ bắt đầu mở ra” [2,50]. Từ ngày 21

tuần hội đàm về các vấn đề có liên quan, tuy còn nhiều bất đồng nhưng hai bên đã ra “thông cáo Thượng Hải”.

Khi G. Ford lên thay thế Nixon làm Tổng thống lại tiếp tục khẳng định

“tuân thủ nguyên tắc của thông cáo chung Thượng Hải, tiếp tục mưu tìm mục tiêu

thực hiện việc bình thường hoá quan hệ với nước CHND Trung Hoa”. Năm 1975,

Tổng thống Mỹ G.Ford thăm Trung Quốc; đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ, quan hệ giữa hai nước càng được củng cố. Ngày 1/1/1979, hai bên đã chính thức thừa nhận lẫn nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao. Việc bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó kết thúc tình trạng đối lập, thù địch kéo dài giữa hai nước, làm cho quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực phát triển nhanh chóng và toàn diện. Quan trọng hơn là sự bình thường hoá quan hệ, tiếp xúc lẫn nhau giữa hai nước đã thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc vì vậy đã phá bỏ được vị thế cô lập chính trị trên trường quốc tế.

Bước sang thập kỷ 1980, tình hình thế giới có những biến chuyển quan trọng, buộc Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế chung. Về phía Trung Quốc, chiến lược “một trận

tuyến” ngày càng tỏ ra không thích hợp với nhu cầu đối ngoại của Trung Quốc.

Sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc là tất yếu phải làm, đó là kết quả của việc lãnh đạo Trung Quốc căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ trong nước của thời kỳ mới và bước phát triển mới của tình hình quốc tế để điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương 3, khoá XI tiến hành vào tháng 12/1978 đã xác định phương châm chỉ đạo cơ bản là: chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng sang thực hiện hiện đại hoá, đồng thời trải qua mấy năm “bỏ cái sai, trở lại cái đúng” và điều chỉnh, cải cách, chỉnh đốn; đến đại hội lần thứ XII của Đảng năm 1982, các hạng mục công tác của Trung Quốc đã đi vào quỹ đạo, toàn Đảng, toàn dân bắt đầu tập trung tinh thần và sức lực vào xây dựng hiện đại hoá XHCN. Trung Quốc bước vào thời kỳ mở đầu một cục diện mới xây dựng CNXH. Vì vậy, công việc trọng tâm của ngoại giao Trung Quốc cũng theo đó chuyển dần sang tạo ra môi trường quốc tế hoà bình và thuận lợi cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá XHCN. Kiên trì thực hiện chính sách độc lập tự chủ, không kết liên minh với các nước lớn siêu cường,

và không kết liên minh với một siêu cường này để chống lại siêu cường khác, có tác dụng hơn so với chiến lược “một trận tuyến” trong việc tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi và hoà bình cho Trung Quốc. Việc thực hiện chiến lược “một

trận tuyến” trong một thời gian lịch sử đặc biệt đã cải thiện rất nhiều quan hệ

giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây, giúp Trung Quốc ngăn chặn được sự đe doạ của Liên Xô đối với an ninh Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách ấy cũng hạn chế việc Trung Quốc phát triển quan hệ với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước đồng minh Châu Á của họ; làm cho Trung Quốc phải đối mặt với môi trường an ninh xung quanh rất nguy hiểm. Về lâu dài, nó rõ ràng không có lợi cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá trong nước của Trung Quốc. Biến thù thành bạn, duy trì mối quan hệ, ít nhất là chung sống hoà bình với các nước xung quanh biên giới quốc gia, là biểu hiện chủ yếu nhất của hoàn cảnh quốc tế hoà bình mà Trung Quốc có được. Mấu chốt của việc tạo ra được một môi trường an ninh xung quanh hoà bình, ổn định là cải thiện quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô. Muốn thực hiện mục đích này, Trung Quốc buộc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, lấy chiến lược đối ngoại độc lập tự chủ để thay thế cho chiến lược đối ngoại “một trận tuyến”. Mặt khác, do quan hệ căng thẳng giữa hai siêu cường Xô - Mỹ đầu thập kỷ 1980, nếu Trung Quốc tiếp tục thi hành chiến lược với Mỹ chống lại Liên Xô, sẽ làm cho Trung Quốc càng bị cuốn sâu vào chiến tranh lạnh Xô - Mỹ, làm trầm trọng thêm đối kháng Đông - Tây, từ đó làm gia tăng nguy cơ nổ ra đại chiến thế giới. Trung Quốc cần chủ động, linh hoạt trong xử lý quan hệ giữa hai siêu cường.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XII họp tháng 9/1982 là bước ngoặt quan trọng của lịch sử ngoại giao Trung Quốc. Biểu hiện nổi bật là Hội nghị đã xác định phương châm chiến lược đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ mới, đó là chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ. Đặng Tiểu Bình trong lời khai mạc Đại hội đã chỉ rõ: “Công việc của Trung Quốc phải tuân theo tình hình của Trung Quốc, phải dựa vào sức mạnh của bản thân nhân dân Trung Quốc để giải quyết. Độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai đều là chỗ đứng của chúng ta. Nhân dân Trung Quốc trân trọng tình hữu nghị hợp tác của nhân dân các nước, càng trân trọng quyền độc lập tự chủ mà phải trải qua phấn đấu lâu dài mới giành được của mình. Bất cứ một nước ngoài nào cũng không nên hy vọng Trung Quốc sẽ phụ

thuộc vào họ, không nên hy vọng Trung Quốc sẽ ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp

nhận những việc làm tổn hại đến lợi ích của mình” [13,476]. Nội dung chính của

phương châm chiến lược đối ngoại “độc lập tự chủ” là Trung Quốc không kết làm đồng minh hay xây dựng quan hệ chiến lược với bất kỳ siêu cường nào, không liên kết với nước này để chống lại nước khác. Theo lời của Đặng Tiểu Bình: “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc là độc lập dân chủ, là thực sự không kết liên minh. Trung Quốc không chơi con bài Mỹ, cũng không chơi con bài

Liên Xô, và cũng không cho phép người khác chơi con bài Trung Quốc” [13,477].

Những chính sách này của Trung Quốc đã góp phần làm cho mối quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Xô có những chuyển biến quan trọng.

Về phía Mỹ, sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và phương Đông, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng gay gắt, địa vị của Mỹ suy giảm nghiêm trọng trên trường quốc tế. Để khôi phục lại vị thế của nước Mỹ - điều mà Nixon, G.Ford, G.Carter trước đó đã không làm được - Reagan, ngay sau khi ngồi vào ghế Tổng thống, đã theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn và chống cộng quyết liệt. Đẩy lùi sự tấn công của Liên Xô trên mặt trận đối ngoại và phục hồi vị thế đang suy yếu của Mỹ trên trường quốc tế được đưa lên thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Reagan. Chính sách của vị Tổng thống mới này rất thẳng thắn và khá đơn giản: chống lại Liên Xô. Các chính sách hoà dịu của Nixon, sự chú trọng vào kinh tế trục Bắc - Nam của Carter bị lãng quên; thay vào đó là chính sách chống cộng lên tới cực điểm. Reagan muốn lật lại chính sách đối ngoại trong vòng 15 năm qua và quay trở lại thời kỳ khi mới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà Mỹ rõ ràng là kẻ cầm đầu liên minh chống lại khối XHCN.

Trong bối cảnh đó, Reagan nhìn “nhân tố Trung Quốc” trong chính sách đối ngoại của Mỹ có phần dè dặt hơn người tiền nhiệm. Reagan mong muốn nối lại quan hệ chính thức với Đài Loan, lật lại “thông cáo Thượng Hải” năm 1972 và hiệp định bình thường hoá với Trung Quốc năm 1978. Việc Reagan mời chính phủ Đài Loan sang dự lễ nhậm chức khiến cho quan hệ Trung - Mỹ trở nên căng thẳng trở lại. Reagan trong tranh cử đã dùng những từ có tính kích động để cổ động việc thiết lập “quan hệ chính thức” với Đài Loan. Sau khi nhậm chức Tổng thống, ông ta tuyên bố cần phải thực hiện một cách toàn diện “luật quan hệ

bỏ rơi “một người bạn và đồng minh lâu dài”. Việc làm này đi ngược lại với hiệp định đã được ký kết giữa hai nước Trung - Mỹ trong vấn đề Đài Loan của chính quyền Reagan, phủ bóng đen lên quan hệ hai nước, đương nhiên khiến cho chính quyền Trung Quốc bất mãn sâu sắc. Các cuộc thăm viếng ngoại giao con thoi về quan hệ hai nước xung quanh vấn đề Đài Loan diễn ra liên tiếp. Trải qua gần 10 tháng đàm phán căng thẳng giữa hai bên, ngày 15/8/1982 hai nước Trung - Mỹ đã đạt được thoả thuận, ngày 17/8 tuyên bố “Thông cáo chung nước Cộng Hoà

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988) (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w