Tình hình nghiên cứu phân bón cho đậu tương

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho đậu tương

Trước đây do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, khả năng đầu tư để thâm canh cây trồng còn thấp nên việc bón phân cho cây đậu tương chưa được chú ý đúng mức. Nhưng càng ngày việc cung cấp phân bón cho cây càng được chú trọng hơn, chính vì vậy cũng có nhiều nghiên cứu về chế độ bón phân cho đậu tương.

Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp cho cây. Do vậy người ta thường bón ít đạm cho đậu tương, khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper, 1974 thấy rằng việc cố định đạm (N2) và sử dụng nitrat (NO3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa (Ngô Thế Dân và CS, 1999). Tuy nhiên, nếu dư thừa đạm có hại tới năng suất, vì lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ảnh hưởng đến sinh

trưởng phát triển và sự hình thành nốt sần. Trên thực tế tuỳ theo đất đai, điều kiện đầu tư khác nhau, đất giầu dinh dưỡng hay nghèo dinh dưỡng, đất kém thoát nước, đất chua... thì bón phân đạm với lượng 50 - 60 N kg/ha.

Về mặt dinh dưỡng, cây đậu tương có nhu cầu không cao lắm, cứ 1 tấn hạt đậu tương cùng với thân lá đã lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất: 81kgN/ ha, 17kgP2O5, 36kg/ha K2O, tuy đậu tương cần đạm nhiều song lại có khả năng đồng hóa đạm từ không khí thông qua vi khuẩn nốt sần (40 - 50 kg N/ha) nên nhu cầu không [1].

Nhiều kết luận đã cho thấy nếu bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều đạm, bón không đúng lúc sẽ làm ức chế sự hình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Trên chân đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu đạm cho cây, đã trồng đậu tương vụ trước thì việc bón thêm đạm ít có tác dụng, tuy nhiên trên chân đất mới trồng đậu tương lần đầu và khi trồng không áp dụng biện pháp nhiễm khuẩn thì cần bón 50-150kg đạm/ha.

Bón lân cho đậu tương là giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ hạt chắc, năng suất rõ rệt (Trần Điền, 2001), làm tăng khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tuỳ theo điều kiện đất đai người ta có thể bón phân lân cho 1 ha từ 30 - 100kg P2O5, bón lót cùng với phân chuồng. Bón vôi, cho đất chua để đạt PH = 6 - 6,5 là yếu tố rất quan trọng để sản xuất đậu tương. Đất có độ kiềm cao, PH > 7,5 có ảnh hưởng không tốt đến sản lượng đậu tương, trên các loại đất khác nhau nên bón lượng lân, vôi khác nhau.

Cũng như các cây họ đậu khác, đậu tương cần được cung cấp đầy đủ về lượng và đúng tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu. Việc cung cấp một lượng phân đạm và lân nhất định cho cây đậu tương ngay từ đầu rất có ý nghĩa, vì đây là những điều kiện cần để giúp vi khuẩn nốt sần hoạt động hiệu quả. Tùy từng vùng mà lượng lân và kali có thể khác nhau, song đây là những nguyên tố không thể thiếu trong cân đối dinh dưỡng cho đậu tương. Về tổng thể đậu tương cần bón ít đạm hơn lân và kali.

Theo kết quả nghiên cứu của Tô Văn Thống (1994), Bón kali cho đậu tương trên đất bạc màu có hiệu lực cao rõ rệt. Bón đơn thuần kali làm tăng năng suất 45% so với không bón và 31% so với bón NP. Hiệu suất kali từ 5,8 đến 15 kg đậu/ kg K2O.

Trên những vùng đất từ trung bình đến nghèo dinh dưỡng nên bón từ 5-10 tấn/ha. Cách bón tốt nhất là bón lót kết hợp làm đất hoặc bón rải theo hàng trước khi gieo hạt (kết hợp với bón lót lân). Cũng có thể trộn một ít phân chuồng hoai mục với tro để lấp hạt khi gieo.

Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về vai trò của kali đối với cây đậu tương cho thấy rằng kali làm tăng năng suất đậu tương khoảng 45% so với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8 -15 kg đậu/kg K2O.

Đạm và kali là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất đậu tương và cho bội thu 2,6- 4,3 tạ/ ha (với kali) và 1,4 - 5,4 tạ/ha (với dạm). Đạm và kali còn có tác dụng tương hỗ khá lớn trong dinh dưỡng đậu tương. Nếu bón riêng rẽ, đạm chỉ cho bội thu 1,4 tạ/ ha, trong khi đó cũng bón lượng đạm như vậy lại cho bội thu 2,3 tạ/ ha trên nền có bón lân, 3,1 tạ/ ha trên nền có bón kali và 5,4 tạ/ ha trên nền có bón lân và kali.

Một quy luật tương tự cũng thấy với kali, bón riêng rẽ kali chỉ cho bội thu 1,4 tạ/ ha, trên nền đạm cho bội thu 4,3tạ/ ha.Tương hỗ đạm - lân thấp hơn so với đạm - kali. Tuy N và K có hiệu lực cao với đậu tương song việc bón phân với liều lượng cao đều làm giảm hiệu quả bón. Nhìn chung mức bón tối đa cho đậu tương là 40kg N (tương đương 87 kg ure/ ha) và 60 kg K2O ( 100kg Kali clorua/ ha).Công thức bón phân cân đối cho đậu tương thay đổi theo vùng: trên đất bazan là 30kg N, 60kg P2O5, 60kg K2O. Trên đất bac màu bón 20kg N, 60kg P2O5, 60kg K2O và 30kg N, 90kg P2O5, 60kg K2O cho vùng đất xám [1].

Canxi trong dinh dưỡng của đậu tương giữ vai trò không lớn lắm song lại vô cùng quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất thích hợp cho vi khuẩn nốt sần phất triển và hoạt động [1].

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w