Mật độ nhiễm sâu hại

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.5.1.Mật độ nhiễm sâu hại

- Mức độ nhiễm sâu cuốn lá

Tỷ lệ sâu cuốn lá ở các công thức dao động từ 11,80 - 13,52 %. Trong đó CTĐC có tỷ lệ bị hại đạt mức độ cao nhất. Các công thức II không bón phân

chuồng có tỷ lệ bị hại thấp hơn các công thức khác. Công thức IV và V có tỷ lệ bị hại tương đối lớn.

- Mức độ nhiễm sâu khoang

Sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây đậu ở nước ta. Ở các công thức mức độ nhiễm dao động từ 3,39 - 4,59 con/ m2, nhẹ nhất là ở công thức không bón đạm, nặng nhất là công thức bón đầy đủ và công thức không bón kali. Tuy nhiên sự chênh lệch mật độ sâu hại giữa các công thức không lớn.

- Mức độ nhiễm sâu xanh

Sâu xanh hại đậu tương cũng là loại gây hại rất nghiêm trọng, sâu xanh xuất hiện sớm từ khi đậu tương có 3 - 4 lá và tăng dần đến giai đoạn đậu tương ra hoa, tạo quả. Mức độ nhiễm sâu xanh ở công thức thiếu lân và thiếu vôi có mức độ lớn nhất, nhỏ nhất là công thức bón thiếu đạm, chỉ có 1,92 con/m2 , giữa các công thức còn lại sự biến động nhỏ, chỉ chênh lêch 0,3 con/ m2

- Mức độ nhiễm sâu đục quả

Sâu đục quả phá hại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa, là giảm năng suất. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở công thức IV không bón lân và công thức V không bón kali có tỷ lệ sâu có lớn hơn các công thức khác.

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)