Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến diện tích lá và chỉ số diện

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến diện tích lá và chỉ số diện

tích lá

Lá là cơ quan quang hợp của cây, là cơ quan tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển tốt, là tiền đề cho năng suất của cây. Lá đậu tương mọc cách theo các đốt trên thân.

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao của cây thì số lá trên cây cũng tăng dần do đó mà diện tích lá, chỉ số diện tích lá cũng tăng theo. Diện tích lá là do độ lớn và số lá hình thành, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng quang hợp của cây qua các thời kỳ.

Kích thước lá có liên quan đến sự vận chuyển các chất từ lá về quả và hạt. Các lá to sẽ vận chuyển tốt hơn lá nhỏ . Đậu tương là cây quang hợp theo chu kì C3, có hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời thấp. Thông thường chỉ số diện tích lá càng lớn khả năng quang hợp càng cao. Tuy nhiên sự phân bố và sắp xếp của lá trong tán lá giữ vai trò quyết định khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời cho quang hợp

Ở các dạng cây bụi rậm rạp, lá rộng bản và có góc độ của lá lớn thì các lá phía trong tán trở nên không hữu hiệu trong quá trình quang hợp. Ngược lại các dạng lá hẹp, góc độ lá nhỏ, lá chét dựng đứng thì sự tiếp nhận ánh sáng tốt hơn.

Diện tích lá chịu ảnh hưởng của nhiều yéu tố. Ngoài yếu tố di truyền thì còn có các yếu tố khác như điều kiện thời tiết, đất đai, mật độ trồng, chăm sóc,… đặc biệt là kĩ thuật cũng như chế độ bón phân cũng ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, nhằm giúp cây có bộ lá phát triển tốt cần có chế độ bón phân cân đối và hợp lý. Diện tích lá của cây chịu sự ảnh hưởng đáng kể của việc bón thiếu hụt của một số yếu tố dinh dưỡng chính.

Qua quá trình theo dõi và lấy mẫu nghiên cứu ở các công thức thì thu được kết quả ở bảng 3.2.

Để đánh giá diện tích lá cao hay thấp người ta dùng chỉ số diện tích lá ( LAI - được đo bằng số m2 lá/ m2 đất ). Chỉ số diện tích lá tối ưu là chỉ số diện tích lá mà cây trồng có thể sử dụng hiệu quả nhất năng lượng ánh sáng mặt trời. Nếu chỉ số diện tích lá thấp hơn trị số tối ưu thì không tận dụng được bức xạ năng lượng ánh sáng mặt trời một cách tối đa cho cây dẫn đến giảm trọng lượng chất khô cho quần thể. Còn nếu trị số diện tích lá cao hơn trị số tối ưu thì sẽ gây hiện tượng che khuất ánh sáng của các tầng lá dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp, cây vống lốp, ít hoa, ít quả hơn và cho năng suất thấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số diện tích tối ưu cho cây đậu tương ở thời kỳ ra hoa, quả non ( 4 m2 lá/ m2

đất ). Vì thế nó có ỹ nghĩa lớn trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thể đậu tương, trong một giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng thì năng suất cây trồng tăng.

Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng diện tích lá ở các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ và tính được chỉ số diện tích lá được trình bày ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐVN6 qua các thời kỳ

Công LA ( dm2 / cây) LAI ( m2 lá/ m 2 đất )

Thức R3 R5 R7 R3 R5 R7 I(ĐC) 10,81a 11,23a 5,25a 3,87a 3,93a 1,93a II 8,96b 9,65bc 4,24bc 3,13b 3,38bc 1,48bc III 7,60d 8,61d 3,37d 2,661d 3,01d 1,18d IV 8,10cd 9,20cd 3,98c 2,84cd 3,22cd 1,39c V 8,34c 9,50bc 4,08c 2,92c 3,32bc 1,43c VI 9,15b 9,84b 4,52b 3,20b 3,44b 1,58b CV% 3,9 3,4 4,9 3,9 3,4 4,9 LSD0,05 0,63 0,60 0,38 0,22 0,21 0,13

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ số mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Đồ thị 3.2. Sơ đồ biểu thị diện tích lá của các công thức qua các thời kỳ Qua bảng số liệu 3.2 và đồ thị 3.2 cho thấy:

Ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả (R3), diện tích lá ở các công thức biến động từ 7,60 - 10,81 dm2/ cây, đạt cao nhất là CTĐC và thấp nhất ở công thức bón thiếu đạm, nhưng giữa công thức bón thiếu đạm và thiếu lân không có sự sai khác nhau, công thức bón thiếu kali không sai khác với công thức bón thiếu lân nhưng sai khác với các công thức khác. Công thức không bón vôi và không bón phân chuồng có diện tích lá chỉ thấp hơn công thức đối chứng, nhưng giữa hai công thức này không có sự sai khác nhau.

Ở thời kỳ bắt đầu hình thành hạt diện tích lá tăng rất chậm do thời kỳ này chất dinh dưỡng của cây tập trung để nuôi quả. Tuy vậy CTĐC vẫn đạt cao nhất là 11,23 dm2/ cây và có sự sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Giữa các công thức bón thiếu dinh dưỡng thì sự sai khác không rõ nét, thấp nhất là ở công thức bón thiếu đạm và thiếu lân.

Ở thời kỳ bắt đầu chín thì diện tích lá giảm mạnh vì giai đoạn này xảy ra hiện tượng rụng lá. Diện tích lá dao động từ 3,37- 5,25 dm2/ cây. Trong đó cao nhất vẫn là công thức bón đầy đủ, thấp nhất là ở công thức bón thiếu đạm. Ở các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác sự sai khác không rõ nét.

Ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả đến thời kỳ bắt đầu hình thành hạt, chỉ số diện tích lá lớn nhất ở công thức bón đầy đủ và sai khác rõ nét so với các công

thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức thiếu đạm có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất.

Bước vào thời kỳ bắt đầu chín, chỉ số diện tích lá giảm rõ rệt, sự sai khác thể hiện rõ nét ở công thức bón đầy đủ so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức bón thiếu đạm có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất, chỉ có 1,18 m2 lá/ m2 đất và sai khác rất rõ nét so với các công thức khác.

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w