4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.7.3. Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất về kết quả của các công thức thí nghiệm ở ngoài đồng ruộng. Qua số liệu ở bảng chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu ở các công thức biến động từ 13,73 - 19,20 tạ/ ha. Công thức bón đầy đủ đạt năng suất cao nhất, sai khác rất rõ rệt với các công thức bón thiếu dinh dưỡng. Công thức bón thiếu vôi có NSTT là 16,53 tạ/ ha, cao hơn và sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố khác. Công thức bón thiếu kali có NSTT đạt 15,47 tạ/ ha, cao hơn và sai khác rõ nét so với công thức bón thiếu các yếu tố còn lại. Công thức bón thiếu đạm có năng suất thực thu thấp nhất và sai khác rõ rệt so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác. Tuy nhiên giữa công thức bón thiếu phân chuồng và thiếu lân không có sự sai khác.
Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bón thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng chính đối với giống đậu tương ĐVN6 trong điều kiện vụ xuân 2011 trên đất cát tại Nghi lộc - Nghệ An, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Khả năng sinh trưởng về chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 26,15 - 33,20 cm. Chiều cao cây của công thức bón đầy đủ luôn đạt cao nhất ở các thời kỳ sinh trưởng, thấp nhất là công thức bón thiếu đạm, các công thức còn lại không có sự sai khác rõ rệt.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các công thức tăng từ thời kỳ bắt đầu hình thành quả đến thời kỳ hình thành hạt, sau đó giảm xuống đến thời kỳ bắt đầu chín. Đạt cao nhất ở công thức bón đầy đủ, cao hơn hẳn so với các công thức bón thiếu dinh dưỡng, trong đó thấp nhất là ở công thức không bón đạm.
- Khối lượng vật chất khô ở các công thức tăng nhanh qua các thời kỳ nghiên cứu, đạt cao nhất ở công thức bón đầy đủ. Trong đó công thức không bón vôi cao hơn so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác, công thức bón thiếu đạm có khối lượng thấp nhất.
- Số lượng nốt sần tăng từ thời kỳ bắt đầu hình thành quả đến thời kỳ bắt đầu hình thành hạt và giảm dần ở thời kỳ bắt đầu chín. Ở công thức bón đầy đủ có số lượng nốt sần cao nhất ở các thời kỳ, thấp nhất là ở công thức không bón đạm và không bón lân.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức thí nghiệm chưa được cao.
+ Công thức bón đầy đủ có số quả/ cây, tỷ lệ quả chắc, số quả 3 hạt và khối lượng 100 hạt cao nhất. Công thức bón thiếu đạm và thiếu phân chuồng có số quả/ cây thấp nhất. Công thức không bón lân và không bón kali có khối lượng 100 hạt thấp nhất.
+ Năng suất cá thể ở các công thức dao động từ 5,26 - 9,93 g/ cây, cao nhất ở công thức bón đầy đủ và thấp nhất ở công thức không bón đạm.
+ Năng suất lý thuyết dao động từ 18,39 - 34,73 tạ/ ha, cao nhất ở công thức bón đầy đủ, thấp nhất ở công thức bón thiếu đạm.
+ Năng suất thực thu dao động từ 13,73 - 19,20 tạ/ ha . Đạt cao nhất là công thức bón đầy đủ, thấp nhất là công thức bón thiếu đạm. Công thức bón thiếu phân chuồng và thiếu lân cũng thấp, thấp hơn công thức bón thiếu lân và vôi.
+ Thứ tự sắp xếp các yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương ĐVN6 được sắp xếp như sau: đầu tiên là đạm, tiếp đến là phân chuồng, lân, kali và sau cùng là vôi.
Kiến nghị:
- Để kết quả thí nghiệm có tính chính xác cao hơn thí nghiệm cần được tiến hành vài vụ nữa trên cùng một chân đất trong các điều kiện mùa vụ khác nhau, với các giống đậu tương khác nhau.
- Bón phân cho đậu tương cần phải bón đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng chính cân đối và hợp lý để đem lại năng suất cao.
- Thí nghiệm tiến hành cần kết hợp phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất để có kết quả thuyết phục hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Bộ, 1999, Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông Nghiệp
[2]. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào (1999), Cây đậu tương, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội. Tr3.
[3]. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và cộng sự, Sử dụng phân bón hợp lý cho lạc trên một số loại đất nhẹ, Kết quả nghiên cứu công nghệ nông lâm nghiệp 1998 - 1999, NXB Nông Nghiệp
[4]. Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long (1992), Đánh giá đặc tính chín sớm của tập đoàn giống đậu tương nhập nội trong điều kiện miền bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số người, tr 381 - 383. [5]. Đoàn Kim Long,1998, Kết quả khảo nghiệm giống đậu tương trong 2 năm
1996 – 1997, Tạp chí NN& CNTT, TR 200 – 201.
[6]. Đỗ Minh Nguyệt, Ngô Quang Thắng, Hoàng Minh Tâm, Trần Bình Đông, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thị Trinh (2000), Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống đậu tương AK06, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
[7]. Đoàn Thị Thanh Nhàn (1993), Giống đậu tương M103 qua kết quả thí nghiệm so sánh giống đậu tương hè, tr 24 – 28, Nxb Nông Nghiệp
[8]. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 1996, Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội
[9]. Phạm Văn Thiều, 2002, Cây đậu tương và kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, tr 6
[10]. Phạm Văn Thiều, 2002, Cây đậu tương và kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, tr 7
[11]. Trần Thị Trường, ThS Trần Thanh Bình, KS Nguyễn Thanh Bình, Sản xuất đậu tương, đậu xanh năng suất cao, NXB Nông nghiệp, tr 17 - 18.
[12]. Nguyễn Vy, 1995, Ảnh hưởng của kali đến độ phì nhiêu thực tế của đất Việt Nam trong nhưng năm gần đây, NXB Hà Nội.
[13]. Vũ Hữu Yêm, 1995, Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội
[14]. Vũ Hữu Yêm, 1996, Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội
Hình ảnh ruộng thí nghiệm
Thời kỳ đậu tương hình thành hạt