4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.5. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng chống chịu sâu
sâu bệnh
Đậu tương là một trong những loại cây trồng có khá nhiều loại sâu bệnh gây hại và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế năng suất đậu tương ở các vùng nhiệt đới như nước ta.
Hiện nay việc áp dụng các biện pháp luân canh tăng vụ càng làm cho sâu bệnh gia tăng vì có nguồn thức ăn dồi dào quanh năm trên đồng ruộng. Theo kết quả điều tra của cơ quan bảo vệ thực vật thì riêng vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có đến 35 loài sâu phá hại đậu tương và được xếp thành 4 nhóm khác nhau là: ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu ăn lá và nhóm chích hút. Trong đó có một số loài sâu hại cần được chú ý như sâu xám, sâu đục quả, sâu cuốn lá, sâu đuc thân, rệp và
một số bệnh chính như bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh virus, bệnh đốm vi khuẩn.
Số lượng và sự phá hại của sâu bệnh phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón không cân đối, đặc biệt là việc bón thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng cũng tác động nhiều đến sự ảnh hưởng của sâu bệnh hại đối với đậu tương. Công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trở nên cấp thiết và hiệu quả. Do đó chế độ bón phân cân đối và hợp lý là một trong những biện pháp sẽ giúp góp phần hạn chế sự gây hại của sâu bệnh hại.
Qua quá trình theo dõi điều tra ruộng thí nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả về mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Sâu cuốn lá( %) Sâu khoang (con/m2 ) Sâu xanh (con/m2 ) Sâu đục quả ( % ) Lở cổ rễ( %) I (ĐC) 13,52 4,59 3,85 2,56 1,39 II 11,80 3,39 3,58 2,32 1,23 III 12,23 3,35 1,92 2,65 1,55 IV 12,95 4,34 4,04 3,4 1,70 V 12,53 4,55 3,76 3,91 1,91 VI 12,04 4,02 4,14 2,97 1,3 Qua kết quả ở bảng 3.5 rút ra nhận xét: