4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến chiều cao cây
Thân đậu tương đóng vai trò là nơi vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ về lá, quả, hạt và sản phẩm đồng hóa từ lá vào hạt. Thân đậu tương còn là nơi làm giá đỡ cho cành lá, hoa và quả. Trên thân có nhiều đốt, là nơi hoa và quả được hình thành.
Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá đặc tính sinh trưởng của cây đậu tương. Thông qua chiều cao thân chính chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống đổ của cây đậu tương nói chung và mối quan hệ đến năng suất cá thể nói riêng. Đặc biệt sự tăng trưởng của chiều cao thân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ ra lá, khả năng hình thành cành, hình thành đốt hữu hiệu và quyết định đến số hoa trên cây nhờ vậy mà tăng được số quả, góp phần vào tăng năng suất đậu tương.
Do vậy, việc cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt đạt chiều cao đặc trưng cho giống là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa. Khả năng sinh trưởng chi ều cao thân chính ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền thì còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác của môi trường như điều kiện thời tiết, điều kiện đất đai… và điều kiện chăm sóc của con người. Do đó mà các công thức có sự khác nhau rõ rêt về chiều cao thân chính. Chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây từ giai đoạn 4 lá kép (V5) cho đến giai đoạn hạt bắt đầu chín (R7). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức qua các thời kỳ sinh trưởng
(Đơn vị tính: cm)
Công
thức Thời kì sinh trưởng 4lá kép (V5) 6 lá kép(V7) Bắt đầu hình thành quả (R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) I 14,59a 20,84a 28,57a 32,19a 33,20a II 12,94b 17,87c 25,33b 28,13b 29,12b III 12,77b 17,40c 22,26c 24,61c 26,15c IV 12,87b 17,96c 24,44b 27,88b 28,93b V 13,04b 18,69b 25,39b 28,12b 29,00b VI 13,32b 18,72b 26,37b 29,20b 30,23b CV% 2,8 2,1 4,4 4,6 3,4 LSD0,05 0,66 0,71 2,06 2,35 1,82
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Chiều cao thân chính của các công thức được chúng tôi thể hiện ở đồ thị sau đây:
Đồ thị 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức qua các thời kỳ Qua kết quả từ bảng 3.1 và đồ thị 3.1 rút ra nhận xét:
Thời kì 4 lá kép (V5) chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 12,77 - 14,59 cm, công thức bón đầy đủ có chiều cao cây cao nhất và sai khác rõ rệt so với các công thức còn lại, giữa các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng không có sự sai khác về mặt thống kê.
Thời kì 6 lá kép (V7) chiều cao cây bắt đầu có sự sai khác rõ rệt. Công thức bón đầy đủ có chiều cao lớn nhất, đạt 20,84 cm, sai khác rõ rệt so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Chiều cao cây ở công thức bón thiếu kali và ở công thức bón thiếu vôi có thấp hơn công thức đối chứng nhưng lại cao hơn các công thức không bón phân chuồng, đạm và lân. Tuy nhiên giữa các công thức bón thiếu phân chuồng, đạm và lân không có sự sai khác.
Bước vào thời kì bắt đầu hình thành quả, ở công thức bón đầy đủ các yếu tố có chiều cao cây cao nhất, đạt 28,57 cm và sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức không bón đạm có chiều cao thấp nhất chỉ có 22,26 cm, sai khác rất rõ nét so với CTĐC và các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác. Các công thức II, IV, V, VI tuy thấp hơn so với CTĐC nhưng sự sai khác giữa các công thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Thời kì bắt đầu hình thành hạt, chiều cao cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng, dao dộng từ 24,61- 32,19 cm. Chiều cao thấp nhất ở công thức không bón đạm, CTĐC có chiều cao cây đạt cao nhất. Tuy nhiên giữa các công thức không bón phân chuồng, lân, kali và không bón vôi lại không có sự sai khác.
Thời kì bắt đầu chín, chiều cao của các công thức tăng rất chậm vì dinh dưỡng cây tổng hợp được ưu tiên cho quá trình phát triển hạt. Chiều cao cây giữa các công thức biến động từ 26,15 - 33,20 cm, đạt cao nhất ở CTĐC. Công thức bón thiếu đạm có chiều cao thấp nhất, sai khác rõ rệt với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác. Tuy nhiên giữa khác công thức II, IV, V và VI không có sự sai khác.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng ở các giai đoạn sinh trưởng, công thức đối chứng luôn có chiều cao thân chính cao nhất, sai khác rất rõ nét so với các
công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức không bón đạm có chiều cao tăng rất chậm và luôn đạt chiều cao thấp nhất và có sự sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố phân chuồng, lân, kali và vôi.