Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng hình thành nốt sần

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 47)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng hình thành nốt sần

nốt sần

Khả năng hình thành nốt sần là đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ cây họ đậu, do có sự xâm nhập của vi khuẩn Zhizobium japonicum, có khả năng cố định nitơ khí quyển tổng hợp thành đạm cung cấp cho cây. Người ta tính rằng trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn nốt sần có thể tích lũy được một lượng đạm từ 40 - 70 kg/ ha[17].Có thể nói mỗi nốt sần ở bộ rễ cây đậu tương được ví như là một “ nhà máy phân đạm tý hon ” trong việc cải tạo và bồi dưỡng đất.

Nốt sần được hình thành sớm trên rễ chính, có thể quan sát thấy rõ khoảng 15 - 20 ngày sau gieo và phát triển nhanh chóng về số lượng và kích thước cả trên rễ chính và rễ phụ. Số lượng các nốt sần nhiều và hoạt động mạnh là giai đoạn trước và trong thời gian cây đậu tương ra hoa, kết quả, hình thành hạt sau đó thì giảm dần.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả về khả năng hình thành nốt sần của các CT được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Khả năng hình thành nốt sần qua các thời kỳ ở các công thức thí nghiệm Công thức Số lượng nốt sần Bắt đầu hình thành quả (R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) I (Đ/C) 23,33a 26a 22,67a II 17,00b 20,33c 17,33c III 15,33c 17,67d 15,33d IV 17,33b 19cd 16,33cd V 17,67b 22,67b 19,67b VI 18,33b 22,33b 19,33b CV% 4,9 4,3 3,4 LSD0,05 1,63 1,66 1,13

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Số lượng nốt sần của các công thức được chúng tôi thể hiện ở đồ thị 3.3

Đồ thị 3.3. Số lượng nốt sần ở các công thức qua các thời kỳ sinh trưởng Qua số liệu ở bảng 3.4 và đồ thị 3.3 cho thấy:

Thời kỳ bắt đầu hình thành quả là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, số lượng nốt sần cũng tăng nhiều ở các công thức, tuy nhiên số lượng nốt sần ở các công thức không nhiều do điều kiện đất đai nơi đây. Số lượng nốt sần dao động từ 15,33 - 23,33 nốt sần. Trong đó đạt cao nhất là công thức đối chứng, rồi đến công thức bón thiếu vôi với 18,33 nốt sần, thấp nhất là công thức không bón đạm, chỉ có 15,33 nốt sần, sai khác rõ nét so với các công thức khác. Giữa các công thức II, IV, V, VI không có sự sai khác.

Đến thời kỳ bắt đầu hình thành hạt, số lượng nốt sần tiếp tục tăng, tuy nhiên tăng rất ít, số lượng dao động từ 17,67 - 26 nốt sần. Công thức bón đầy đủ đạt cao nhất, sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu dinh dưỡng. Công thức bón thiếu đạm và thiếu lân có số lượng nốt sần ít nhất. Công thức không bón kali và vôi có số lượng nốt sần nhiều hơn các công thức bón thiếu các yếu tố còn lại, tuy nhiên giữa hai công thức này không có sự sai khác.

Thời kỳ bắt đầu chín số lượng nốt sần bắt đầu giảm, do một số đã khô và rụng dần theo quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Số lượng dao động từ 15,33 - 22,67 nốt sần, thấp nhất là công thức bón thiếu đạm và bón thiếu lân, cao nhất vẫn là công thức bón đầy đủ, giữa các công thức II, III và IV sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 47)