4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trại thực nghiệm nông học khoa Nông Lâm Ngư thuộc Xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An
- Phòng thí nghiệm Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Ngoài đồng ruộng, từ ngày tháng 2 đến tháng 5 - Phòng thí nghiệm, từ tháng 2 đến tháng 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5 m x 2m = 10 m2 tương ứng với 1 lần nhắc lại
- Tổng diện tích: 10 x 6 x 3 = 180 m2 (chưa kể dải bảo vệ)
- Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 30 cm và giữa các lần nhắc lại là 40 cm, xung quanh có 4 hàng bảo vệ, diện tích dải bảo vệ: 20 m2
Sơ đồ thí nghiệm như sau:
Dải bảo vệ
IIIa VIa Va Ia IIa IVa Ib IIb VIb IIIb Vb IVb Vc IIIc VIc IVc IIc Ic
Dải bảo vệ
a, b, c tương ứng là các lần lặp 1,2,3.
2.2.2. Quy trình kĩ thuật và chăm sóc cây đậu tương
- Thời vụ: Vụ xuân, gieo từ ngày 20/2/2011 - Kĩ thuật gieo:
+ Đất được cày sâu, bừa kĩ cho đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng + Lên luống rộng 10m2, rãnh rộng 20 cm, sâu 25 - 30cm.
+ Sau đó rạch hàng dọc sâu 4 - 6cm, hàng cách nhau 35cm. Cây cách cây 7 - 8 cm. Mật độ là 35 cây/ m2
- Cách bón phân:
Công thức I: công thức đối chứng (Đ/C) bón đầy đủ: 7 tấn PC + 80 kg đạm ure 350 kgsupe lân + 100 kg Kali clorua + 300 kg vôi
Công thức II: Đ /C - phân chuồng Công thức III: Đ /C - N Công thức IV: Đ /C – P
Công thức V: Đ /C – K Công thứcVI: Đ /C - vôi
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 100% vôi Bón phân chuồng cho tất cả các công thức trừ công thức II
D ải b ảo v ệ D ải bả o v ệ
Bón lân cho cho tất cả các công thức trừ công thức IV Bón vôi cho cho tất cả các công thức trừ công thức VI + Bón thúc:
Lần 1: khi cây có 2 - 3 lá thật bón 50 % N và 50% K
Lần 2: Khi cây đạt 5 - 6 lá thật, bón 50% N + 50% K còn lại Bón đạm cho cho tất cả các công thức trừ công thức III Bón kali cho cho tất cả các công thức trừ công thức V - Chăm sóc:
Làm cỏ, xới xáo: 2 lần
+ Lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, xới nhẹ 3 - 5 cm cho đất thoáng, diệt cỏ dại. Xới đất kết hợp bón thúc đạm và kali.
+ Lần 2: Khi cây đạt 5 - 6 lá, xới sâu 5 - 7 cm, bón thúc lần 2 kết hợp vun cao để chống đổ
- Tưới nước: Nếu khô hạn thì tưới nước bổ sung
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có biện pháp xử lí kịp thời.
2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi2.3.1. Xác định chiều cao thân chính 2.3.1. Xác định chiều cao thân chính
- Phương pháp lấy mẫu: Mỗi công thức tiến hành đo cây ở 3 lần nhắc lại. Trên mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc và được cắm que đánh dấu phân biệt với các cây không lấy mẫu. Các cây được đánh số thứ tự từ 1 đến 10 theo hướng từ Đông sang Tây.
- Phương pháp xác định: Sử dụng thước đo chính xác đến cm để đo chiều cao của cây qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Tiến hành đo chiều cao từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn của cây và đánh giá sự phát triển của cây qua các giai đoạn:
V5: Lá kép thứ 4 phát triển đầy đủ. V7: Lá kép thứ 6 phát triển đầy dủ. R3: Bắt đầu hình thành quả.
R5: Bắt đầu hình thành hạt. R7: Bắt đầu chín.
2.3.2. Xác định diện tích lá và chỉ số diện tích lá2.3.2.1. Xác định diện tích lá 2.3.2.1. Xác định diện tích lá
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xác định, phân tích các chỉ tiêu quan trọng vào một số thời kỳ sinh trưởng phát triển chủ yếu. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và phân tích vào 3 thời kỳ sau:
R3: Bắt đầu hình thành quả. R5: Bắt đầu hình thành hạt. R7: Bắt đầu chín.
Cách lấy mẫu: Mỗi công thức nhổ 10 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/ 1ô thí nghiệm. Diện tích lá được xác định 3 thời kỳ R3, R5, R7, tến hành ở những vị trí không cắm que đánh dấu để đo chiều cao cây.
- Phương pháp xác định: Sử dụng máy đo diện tích lá có số xêri là IR2002
Sau khi lấy mẫu về đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó ngắt toàn bộ lá ra khỏi thân, chỉ cắt phần phiến lá rồi xếp lá lên máy đo diện tích lá để xác định diện tích lá (dm2/ cây), nhắc lại 3 lần (Chú ý: Lá khi sử dụng phải ráo nước, sạch và tươi như trạng thái tự nhiên của nó).
2.3.2.2. Xác định chỉ số diện tích lá
Chỉ số diện tích lá được xác định theo công thức: LAI = Diện tích lá bình quân/cây x Mật độ. Đơn vị tính của chỉ số diện tích lá: m2lá/ m2đất.
2.3.3. Tích luỹ chất khô
- Cách lấy mẫu: Sử dụng mẫu sau khi đã đo diện tích lá ở trên - Phương pháp xác định: sử dụng phương pháp sấy khô.
Cây lấy mẫu: toàn bộ mẫu cây sau khi đã tiến hành đo diện tích lá xong, phần thân, rễ được rửa sạch rồi cho vào túi đựng mẫu riêng biệt. Các túi đựng mẫu này được ký hiệu để phân biệt nhau và để phân biệt với túi đựng phần lá của nó. Sau đó xếp các túi dựng mẫu vào tủ sấy.
Lúc đầu sấy ở nhiệt độ 600C trong khoảng 10 phút để diệt men. Sau đó tăng nhiệt độ sấy lên 1050C, trong khoảng 36 giờ thì lấy túi mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm khoảng 5 phút (để tránh mẫu hút ẩm trở lại) rồi tiến hành cân lần thứ nhất. Tiếp tục sấy trong khoảng 2 giờ rồi cân lần thứ 2. Làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi thấy trọng lượng mẫu đem sấy không thay dổi là được. Khi chúng ta cân mẫu lần cuối cùng thì lấy mẫu đậu trong các túi đựng mẫu ra và tiến hành cân bao đựng mẫu.
Sau đó dựa vào ký hiệu của các túi đựng mẫu này và các túi đựng mẫu lá để gép các túi mẫu ở cùng một công thức với nhau thì xác định được trọng lượng khô của từng công thức, sau đó lấy trị số trung bình để tính trọng lượng khô của từng cây ứng với mỗi công thức.
2.3.4. Xác định số lượng nốt sần
Theo dõi ở 3 thời kỳ: bắt đầu hình thành quả, bắt đầu hình thành hạt, bắt đầu chín.
Mỗi ô thí nghiệm nhổ 3 cây và đếm số lượng nốt sần.
2.3.5. Đánh giá mức nhiêm sâu bệnh hại của các công thức thí nghiệmSâu hại Sâu hại
- Sâu cuốn lá: Mỗi ô điều tra 4 điểm chéo góc, đếm số lá bị cuốn trên tổng số lá của cây.
Tính tỉ lệ % Số lá bị cuốn
Tỷ lệ sâu cuốn lá (%) = x 100% Tổng số lá của cây
- Sâu khoang: Mỗi ô điều tra 4 điểm chéo góc, đếm số lượng sâu của mỗi điểm, lấy trung bình (con/ m2)
- Sâu xanh: Mỗi ô điều tra 4 điểm chéo góc, đếm số lượng sâu của mỗi điểm, lấy trung bình (con/ m2)
- Sâu xám: Mỗi ô điều tra 4 điểm chéo góc, đếm số lượng sâu của mỗi điểm, lấy trung bình (con/ m2)
- Sâu đục quả: Mỗi ô lấy 10 cây ngẫu nhiên, đếm số quả bị đục và tổng số quả/ cây.
Số quả bị đục
Tỉ lệ quả bị đục (%) = x 100%
Tổng số quả điều tra
Bệnh hại
- Bệnh lở cổ rễ: Mỗi lần nhắc lại quan sát toàn ô, đếm số cây bị hại. Tính tỉ lệ % và đánh giá theo cấp bệnh từ 1- 9 như sau:
Cấp 1: Rất nhẹ (<1% số cây bị hại) Cấp 3: Nhẹ (1- 5% số cây bị hại)
Cấp 5: Trung bình (>5- 25% số cây bị hại Cấp 7: Nặng (>25- 50% số cây bị hại Cấp 9: Rất nặng (>% số cây bị hại)
2.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất2.3.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất 2.3.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
- Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu khi thu hoạch đậu tương trên ô thí nghiệm không cắm que đánh dấu để đo chiều cao cây. Mỗi giống nhổ lấy 15 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/ 1ô thí nghiệm.
- Phương pháp xác định: Tiến hành xác định các chỉ tiêu sau: + Đếm tổng số quả trên cây.
+ Đếm tổng số quả chắc trên cây Tỷ lệ quả chắc trên cây =
+ Đếm số hạt/quả: Qủa 1 hạt, quả 2 hạt, quả 3 hạt Tỷ lệ quả 1 hạt =
Tỷ lệ qua 2 hạt = Tỷ lệ quả 3 hạt = Số hạt/quả =
+ Xác định khối lượng 100 hạt bằng cân điện tử.
- Năng suất cá thể (NSCT) = (g/cây)
- Năng suất lý thuyết (NSLT) = (tạ/ha) Năng suất ô × 10000 m2
- Năng suất thực thu = (tạ/ha) 10 m2
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng các công thức toán học thông thường, phần mềm Ecxel 2003 và phần mềm IRISTAT.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến chiều cao cây
Thân đậu tương đóng vai trò là nơi vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ về lá, quả, hạt và sản phẩm đồng hóa từ lá vào hạt. Thân đậu tương còn là nơi làm giá đỡ cho cành lá, hoa và quả. Trên thân có nhiều đốt, là nơi hoa và quả được hình thành.
Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá đặc tính sinh trưởng của cây đậu tương. Thông qua chiều cao thân chính chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống đổ của cây đậu tương nói chung và mối quan hệ đến năng suất cá thể nói riêng. Đặc biệt sự tăng trưởng của chiều cao thân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ ra lá, khả năng hình thành cành, hình thành đốt hữu hiệu và quyết định đến số hoa trên cây nhờ vậy mà tăng được số quả, góp phần vào tăng năng suất đậu tương.
Do vậy, việc cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt đạt chiều cao đặc trưng cho giống là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa. Khả năng sinh trưởng chi ều cao thân chính ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền thì còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác của môi trường như điều kiện thời tiết, điều kiện đất đai… và điều kiện chăm sóc của con người. Do đó mà các công thức có sự khác nhau rõ rêt về chiều cao thân chính. Chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây từ giai đoạn 4 lá kép (V5) cho đến giai đoạn hạt bắt đầu chín (R7). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức qua các thời kỳ sinh trưởng
(Đơn vị tính: cm)
Công
thức Thời kì sinh trưởng 4lá kép (V5) 6 lá kép(V7) Bắt đầu hình thành quả (R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) I 14,59a 20,84a 28,57a 32,19a 33,20a II 12,94b 17,87c 25,33b 28,13b 29,12b III 12,77b 17,40c 22,26c 24,61c 26,15c IV 12,87b 17,96c 24,44b 27,88b 28,93b V 13,04b 18,69b 25,39b 28,12b 29,00b VI 13,32b 18,72b 26,37b 29,20b 30,23b CV% 2,8 2,1 4,4 4,6 3,4 LSD0,05 0,66 0,71 2,06 2,35 1,82
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.
Chiều cao thân chính của các công thức được chúng tôi thể hiện ở đồ thị sau đây:
Đồ thị 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức qua các thời kỳ Qua kết quả từ bảng 3.1 và đồ thị 3.1 rút ra nhận xét:
Thời kì 4 lá kép (V5) chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 12,77 - 14,59 cm, công thức bón đầy đủ có chiều cao cây cao nhất và sai khác rõ rệt so với các công thức còn lại, giữa các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng không có sự sai khác về mặt thống kê.
Thời kì 6 lá kép (V7) chiều cao cây bắt đầu có sự sai khác rõ rệt. Công thức bón đầy đủ có chiều cao lớn nhất, đạt 20,84 cm, sai khác rõ rệt so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Chiều cao cây ở công thức bón thiếu kali và ở công thức bón thiếu vôi có thấp hơn công thức đối chứng nhưng lại cao hơn các công thức không bón phân chuồng, đạm và lân. Tuy nhiên giữa các công thức bón thiếu phân chuồng, đạm và lân không có sự sai khác.
Bước vào thời kì bắt đầu hình thành quả, ở công thức bón đầy đủ các yếu tố có chiều cao cây cao nhất, đạt 28,57 cm và sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức không bón đạm có chiều cao thấp nhất chỉ có 22,26 cm, sai khác rất rõ nét so với CTĐC và các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác. Các công thức II, IV, V, VI tuy thấp hơn so với CTĐC nhưng sự sai khác giữa các công thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Thời kì bắt đầu hình thành hạt, chiều cao cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng, dao dộng từ 24,61- 32,19 cm. Chiều cao thấp nhất ở công thức không bón đạm, CTĐC có chiều cao cây đạt cao nhất. Tuy nhiên giữa các công thức không bón phân chuồng, lân, kali và không bón vôi lại không có sự sai khác.
Thời kì bắt đầu chín, chiều cao của các công thức tăng rất chậm vì dinh dưỡng cây tổng hợp được ưu tiên cho quá trình phát triển hạt. Chiều cao cây giữa các công thức biến động từ 26,15 - 33,20 cm, đạt cao nhất ở CTĐC. Công thức bón thiếu đạm có chiều cao thấp nhất, sai khác rõ rệt với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng khác. Tuy nhiên giữa khác công thức II, IV, V và VI không có sự sai khác.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng ở các giai đoạn sinh trưởng, công thức đối chứng luôn có chiều cao thân chính cao nhất, sai khác rất rõ nét so với các
công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Công thức không bón đạm có chiều cao tăng rất chậm và luôn đạt chiều cao thấp nhất và có sự sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu các yếu tố phân chuồng, lân, kali và vôi.
3.2. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá tích lá
Lá là cơ quan quang hợp của cây, là cơ quan tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển tốt, là tiền đề cho năng suất của cây. Lá đậu tương mọc cách theo các đốt trên thân.
Cùng với sự tăng trưởng chiều cao của cây thì số lá trên cây cũng tăng dần do đó mà diện tích lá, chỉ số diện tích lá cũng tăng theo. Diện tích lá là do độ lớn và số lá hình thành, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng quang hợp của cây qua các thời kỳ.
Kích thước lá có liên quan đến sự vận chuyển các chất từ lá về quả và hạt. Các lá to sẽ vận chuyển tốt hơn lá nhỏ . Đậu tương là cây quang hợp theo chu kì C3, có hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời thấp. Thông thường chỉ số diện tích lá càng lớn khả năng quang hợp càng cao. Tuy nhiên sự phân bố và sắp xếp của lá trong tán lá giữ vai trò quyết định khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời cho quang hợp
Ở các dạng cây bụi rậm rạp, lá rộng bản và có góc độ của lá lớn thì các lá