Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 45)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khả năng tích lũy chất khô

Cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã sử dụng các sản phẩm quang hợp và các chất dinh dưỡng từ đất để tạo nên toàn bộ sinh khối của cây. Chỉ một phần nhỏ sản phẩm quang hợp được giữ lại và vận chuyển về cơ quan sinh sản.

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng của cây. Khả năng tích lũy chất khô của cây phụ thuộc vào tình trạng sinh trưởng, giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh: cùng điều kiện như nhau thì tác động của các yếu tố canh tác, chế độ bón phân đã ảnh hưởng đến lượng chất khô tích lũy trong cây. Mặt khác trong điều kiện dinh dưỡng như nhau thì nếu tạo điều kiện cho cây hút được nhiều dinh dưỡng hơn thì cây sẽ tích lũy tiềm năng năng suất cao hơn, và việc bón thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng chính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo năng suất cho cây.

Cây sinh trưởng mạnh, phát triển tốt thì khối lượng chất tươi cao, tích lũy được nhiều chất khô và góp phần nâng cao năng suất. Những cây sinh trưởng phát triển không cân đối thì khả năng tích lũy chất khô kém, đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương. Do đó cần có một chế độ bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, sẽ tăng khả năng tích lũy chất khô, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Thời kỳ đầu các sản phẩm quang hợp được sử dụng vào các hoạt động sống của cây, hình thành các bộ phận của cây và một phần dư thừa được tích lũy trong thân, cành, lá, rễ. Đến thời kỳ sau toàn bộ dinh dưỡng dự trữ vào các sản phẩm

quang hợp đó đều vận chuyển vào quả và hạt. Như vậy, vật chất cây tích lũy được một phần dùng cho hoạt động sống của cây, một phần tích lũy để tạo năng suất.

Các giai đọan khác nhau sự tích lũy chất khô của cây cũng khác nhau. Trong quá trình theo dõi qua các thời kỳ và lấy mẫu về sấy khô để theo dõi khả năng tích lũy chất khô, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.3. Khối lượng chất khô ở các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ

(Đơn vị tính: gam/ cây)

Công thức Bắt đầu hình Thời kỳ sinh trưởng thành quả (R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) I (Đ/C) 8,84a 12,05a 14,85a II 6,80bc 8,60c 10,30de III 5,94c 7,21d 9,56e IV 6,55bc 9,41bc 11,61bc V 7,02bc 8,37cd 10,83cd VI 7,50b 10,48b 12,26b CV % 8,7 7,9 3,7 LSD0,05 1,12 1,34 0,78

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05.

Khả năng tích lũy chất khô ở các công thức thí nghiệm được chúng tôi thể hiện bằng biểu đồ 3.1 dưới đây:

Biểu đồ 3.1. Khả năng tích lũy chất khô ở các công thức qua các thời kỳ Qua số liệu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 rút ra nhận xét:

Ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả, khả năng tích lũy chất khô ở các công thức biến động từ 5,94 - 8,84 g/ cây. CTĐC đạt cao nhất là 8,84 g/ cây, sai khác rõ rệt so với các công thức bón thiếu các yếu tố dinh dưỡng, trong đó thấp nhất là công thức không bón đạm. Công thức không bón vôi đạt 7,50 g/ cây, cao hơn các công thức bón thiếu các yếu tố còn lại, tuy vậy giữa các công thức II, IV, V không có sự sai khác.

Ở thời kỳ bắt đầu hình thành hạt, sự tích lũy chất khô diễn ra khá mạnh, có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức, dao động từ 7,21 - 12,05 g/ cây. Công thức đối chứng đạt cao nhất, sai khác rõ nét so với các công thức bón thiếu dinh dưỡng, công thức không bón đạm đạt thấp nhất, sai khác so với công thức bón thiếu phân chuồng, lân và vôi nhưng không sai khác so với công thức bón thiếu kali.

Đến giai đoạn bắt đầu chín, khối lượng chất khô tiếp tục tăng cao, cao nhất vẫn là công thức bón đầy đủ, đạt 14,85 g/ cây và sai khác rất rõ nét so với các công thức bón thiếu dinh dưỡng. Thấp nhất là công thức không bón đạm, chỉ có 9,56 g/

cây và công thức không bón phân chuồng đạt 10,30 g/ cây, giữa hai công thức này không sai khác nhau.

Nhìn chung, khả năng tích lũy chất khô ở các công thức tăng nhanh qua các thời kỳ, tuy nhiên công thức đối chứng luôn đạt khối lượng chất khô cao nhất, công thức bón thiếu đạm có sự tăng chậm và luôn có khối lượng chất khô thấp hơn so với các công thức bón thiếu các yếu tố khác, công thức bón thiếu phân chuồng cũng thấp, chỉ cao hơn công thức bón thiếu đạm. Công thức không bón vôi có khối lượng chất khô cao hơn công thức không bón lân và kali.

Một phần của tài liệu Xác định một số yếu tố dinh dưỡng chính hạn chế năng suất giống đậu tương DDVN6 tại trại thực nghiệm nông học khoa nông lâm ngư thuộc xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w