Thanh Chơng khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội sau cuộc

Một phần của tài liệu Thanh chương trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ [1965 1973] (Trang 49 - 53)

5. Bố cục khóa luận

3.1. Thanh Chơng khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội sau cuộc

tranh phá hoại lần thứ nhất:

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong năm 1968 làm phá sản hoàn toàn chiến lợc “chiến tranh cục bộ” trên chiến trờng miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Trớc tình thế đó buộc Mỹ phải từng bớc xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris. Ngày 1 tháng 11 năm 1968 Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vô điều kiện. Từ đây miền Bắc tạm thời có hoà bình, miền Nam tiếp tục chiến đấu đánh bại âm mu chiến lợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Vừa bớc ra khỏi cuộc chiến tranh đầy gian khổ và ác liệt nhân dân miền Bắc nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với nhân dân miền Bắc nhân dân Thanh Chơng hân hoan trớc những thắng lợi to lớn của đất nớc, kịp thời chuyển mọi hoạt động sản xuất và đời sống từ trạng thái chiến tranh sang trạng thái tạm thời có hòa bình. Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân Thanh Chơng lúc này là phải tranh thủ thời gian có hòa bình, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, tiếp tục chi viện cho cách mạng miền Nam và sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Nhằm nhanh chóng giành thắng lợi trong việc thực hiện các mục tiêu trên tạo nguồn lơng thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu thụ của nhân dân trong huyện, đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nớc, Thanh Chơng chủ trơng đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp trên cả ba phơng diện: mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất và tăng sản lợng lơng thực. Thực hiện chủ trơng của huyện. Trên khắp các địa phơng đã dấy lên phong trào khai hoang phục hóa, giải phóng ruộng đất, sau lấp hố bom, tháo gỡ bom mìn trên đồng ruộng nhằm mở rộng diện tích canh tác. Nhân dân các địa phơng thi đua sản xuất, tu sửa các công trình thuỷ lợi, phấn đấu thực hiện chơng trình, ba mục tiêu (5 tấn thóc/1ha, 2 vụ lúa, 2 con lợn/1ha, gieo trồng, 1 lao động/1ha gieo trồng), ba công trình y tế (giếng nớc, nhà tắm, hố xí 2 ngăn).

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đã làm xáo trộn nề nếp quản lý kinh tế. Bớc vào thời kỳ có hòa bình Đảng ta chủ trơng vừa khôi phục kinh tế, vừa tăng cờng công tác quản lý, nhất là quản lý nông nghiệp. Trung ơng Đảng và Chính phủ đã ban hành điều lệ hợp tác xã bậc cao. Ngày 8 tháng 7 năm 1969 Uỷ ban hành chính tỉnh triệu tập hội nghị các cấp, các ngành, chủ nhiệm các hợp tác xã trong toàn tỉnh để phổ biến, nghiên cứu điều lệ hợp tác xã nông nghiệp. Sau hội nghị hội nông dân tập thể tỉnh phát động cao trào hợp tác hóa, củng cố quản lý hợp tác xã, đa quy mô hợp tác xã lên bậc cao toàn xã.

Thực hiện chủ trơng của Đảng tháng 5 năm 1969 đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ huyện Thanh Chơng đã đợc tổ chức tại đình Võ Liệt nhằm đánh giá tình hình trong hai năm 1967 – 1968 và quyết định nhiệm vụ trong thời gian tới. Đại hội xác định phơng hớng phấn đấu của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới là: “nêu gơng chiến công vạn bông hoa, ngàn hạt giống, khắc phục năm điểm bất cập, ba mặt còn yếu, quyết tâm phấn đấu trở thành huyện giỏi, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể đều giỏi, thực hiện tốt cuộc vận động để đạt mục tiêu “5 tấn thóc, 2 con lợn, 2 con bò/1 lao động/1 ha gieo trồng”, làm cho Thanh Chơng đủ l- ơng thực, nhiều ngô, lạc, thịt và các nông sản khác, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lợc” [12; 70]. Về kinh tế đại hội đề ra mục tiêu cho 2 năm 1969 – 1970 là: 27.235 ha gieo trồng, sử dụng 100% giống mới có năng suất cao, đa giống Trân châu lùn vào sản xuất, trồng 1.500 ha lạc, 100 tấn lạc hàng hóa, trồng 100 ha rừng và 4,75 triệu cây phân tán, 42.500 – 45.700 con lợn, 38.707 con bò, 70% diện tích ruộng đợc chủ động nớc.

Sau đại hội, nhân dân Thanh Chơng nô nức thi đua sản xuất, lao động, công tác và đã giành đợc những thắng lợi to lớn. Trong năm 1970 sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, hầu hết các hợp tác xã đã chuyển lên bậc cao, 90% hợp tác xã áp dụng định mức, xếp loại công việc. Các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp đợc áp dụng rộng rãi. Diện tích gieo trồng tăng 1.001 ha, sản lợng lúa tăng 2.579 tấn, lạc tăng 180 tấn (so với năm 1969); hai hợp tác xã giữ vững ngọn cờ 5 tấn và 1 hợp tác xã bớc đầu đạt 5 tấn. Hợp tác xã Thanh Lĩnh trở thành đơn vị đầu tiên trong huyện đạt 3 mục tiêu trong nông nghiệp. Tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đợc tăng lên. Sản xuất nông nghiệp ổn định, thúc đẩy các ngành kinh tế khác

sắt đ… ợc phát triển và ổn định. Xuất hiện nhiều hợp tác xã thủ công nghiệp tiên tiến. ở Thanh Chơng các ngành thủ công nghiệp và công nghiệp địa phơng, các ngành nghề trong hợp tác xã đã đợc tổ chức lại và quản lý thống nhất. Nhờ đó Thanh Chơng đã cung cấp đợc nhiều lơng thực, thực phẩm, hàng hóa cho nhân dân tiêu dùng và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nớc.

Nhờ sự phát triển về kinh tế nên công tác văn hóa, giáo dục có bớc phát triển v- ợt bậc. Trong những năm 1969 – 1971 chất lợng giáo dục đợc nâng lên ở cả ba ngành học. Bớc vào năm học 1969 – 1970 ngành giáo dục phát động phong trào học tập và làm theo ba điển hình tiên tiến đó là trờng phổ thông cấp II Bắc Lý (tỉnh Hà Nam), trờng thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa (Hòa Bình) và xã Cẩm Bình (Hà Tĩnh) có phong trào phát triển giáo dục toàn diện. Phong trào học tập và làm theo kinh nghiệm các điển hình về giáo dục đợc phát động rộng rãi. Huyện đã chọn và tập trung chỉ đạo ba điểm: trờng phổ thông cấp II Thanh Lĩnh đợc chọn xây dựng mô hình xã có phong trào giáo dục toàn diện, trờng vừa học vừa làm đợc xây dựng ở xã Thanh Ngọc để học tập và làm theo mô hình trờng thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa ở Hoà Bình. Thực hiện phơng hớng chủ đạo, chú trọng công tác giáo dục để nâng cao trình độ dân trí. Với khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu” sự nghiệp giáo dục đạt đợc nhiều thành tựu mới. Vờn địa lý, vờn thực vật, ruộng thực nghiệm đợc xây dựng ở nhiều trờng học. Việc chuẩn bị đồ dùng học tập, cải tiến phơng pháp giảng dạy, phơng pháp học tập, xây dựng góc học tập trong các gia đình đ… ợc quan tâm. Phong trào “vở sạch chữ đẹp”, “làm kế hoạch nhỏ”, công tác Trần Quốc Toản đợc phát động rộng rãi. Việc bồi dỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi đợc tiến hành thờng xuyên. Năm học 1967 – 1968 toàn huyện có 18 học sinh giỏi cấp tỉnh, đợc Ty giáo dục Nghệ An khen ngợi “Thanh Chơng có 18 ngọn cờ bay”. Ngành học mẫu giáo bớc đầu đợc xây dựng ở các xã Cát Văn, Thanh Lĩnh, Võ Liệt, Thanh Đồng, Đồng Văn và dần dần mở rộng. Trong những năm 1969 – 1970 công tác giáo dục huyện Thanh Chơng đạt đợc nhiều bớc tiến đáng kể.

Công tác chăm lo sức khỏe, chăm sóc thơng binh và ngời bệnh đợc quan tâm hơn trớc. Các cơ sở y tế của huyện đợc đầu t xây dựng thêm giờng bệnh và các thiết bị, các cơ sở y tế xã đợc mở rộng, phòng thuốc đợc nâng cấp, các xã còn

hiện tốt công tác phòng chữa bệnh cho nhân dân.Bên cạnh đó phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng đợc tiếp tục duy trì và phát triển, các xã đều có đội văn nghệ của mình để phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu văn hóa văn nghệ của nhân dân trong các xã trên toàn huyện.

Những thành tựu mà nhân dân Thanh Chơng đã đạt đợc trong những năm (1969 – 1971) là hết sức to lớn. Sự phát triển kinh tế của Thanh Chơng trong thời kỳ này là nhờ vào sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Ngay từ đầu năm 1969 Tỉnh uỷ chủ trơng tiếp tục đẩy mạnh công cuộc vận động xây dựng chi bộ “bốn tốt” với những yêu cầu, nội dung phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trơng của Tỉnh uỷ, Đảng bộ Thanh Chơng đã tiếp tục xây dựng củng cố và nâng cao chất lợng hoạt động của các chi bộ đảng. Các tổ chức cơ sở Đảng cũng đợc xắp xếp lại phù hợp với tổ chức hành chính. Ngày 21 tháng 4 năm 1969 Bộ nội vụ ra quyết định số 201/NV điều chỉnh địa giới một số xã ở Thanh Chơng: xã Thanh Mai hợp nhất với xã Thanh Giang gọi là xã Thanh Giang, xã Thanh T- ờng hợp nhất với xã Thanh Đồng thành xã Tờng Đồng, xã Thanh Cát hợp nhất với xã Thanh Bài thành xã Cát Văn. Xã Thanh Minh sát nhập với xã Thanh Tân thành xã Võ Liệt; Thanh Bình sát nhập với xã Thanh Chung thành xã Phong Thịch; xã Thanh Hòa sát nhập với xã Thanh Nho thành xã La Mạc; Thanh Thịnh sát nhập với Thanh An thành xã Thọ Lâm; Thanh Chi sát nhập với xã Thanh Khê thành xã Thanh Quả; Thanh Long sát nhập với Thanh Lơng thành xã Yên Lơng; Thanh D- ơng sát nhập với xã Thanh Tờng thành xã Xuân Dơng; Thanh Lam sát nhập với xã Thanh Nam thành xã Ngọc Sơn; Thanh Luân sát nhập với xã Thanh Tài thành xã Đồng Văn; Thanh Văn sát nhập với xã Thanh Hng thành xã Bình Dơng. Tổ chức Đảng cũng đợc thành lập theo đơn vị hành chính mới.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Qua ba đợt kết nạp Đảng viên lớp Hồ Chí Minh đã phát triển thêm 87 Đảng viên mới. Ngoài ra an ninh quốc phòng đợc tăng cờng, huyện Thanh Chơng luôn luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với tiền tuyến, đảm bảo chỉ tiêu tuyển quân, dân công và thanh niên xung phong.

Nh vậy sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc (1968) cùng với nhân dân cả nớc, nhân dân Thanh Chơng đã tranh thủ thời gian tạm thời có hoà bình ra

sức phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, củng cố an ninh quốc phòng, kiện toàn các tổ chức hành chính.Trong lúc Thanh Chơng đang hồ hởi đẩy mạnh phát triển huyện nhà về mọi mặt thì đế quốc Mỹ lại gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.Thanh Chơng lại bớc vào giai đoạn thử thách mới gay go quyết liệt, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Thanh chương trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ [1965 1973] (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w