5. Bố cục khóa luận
2.2.4. Trên mặt trận văn hóa – giáo dục –y tế
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, vừa sản xuất vừa chiến đấu và chi viện nhân, vật, lực cho miền Nam ngày càng cao. Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Chơng vẫn hết sức quan tâm đến sự nghiệp văn hóa, xã hội. Trong những năm đầu chiến tranh, sự nghiệp giáo dục vẫn đợc giữ vững và phát triển. Để đối phó với sự đánh phá liên tục của giặc Mỹ, ngành giáo dục đã khắc phục mọi khó khăn cùng với chính quyền các xã, huy động hàng vạn ngày công của giáo viên học sinh và nhân dân di chuyển sơ tán trờng lớp, đào hào,
đắp luỹ che chắn bom đạn, tổ chức tốt việc dạy và học thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt và học tốt”.
Trong điều kiện chiến tranh quy mô trờng lớp phải phân tán nhng do nhu cầu học lên cấp III cũng tăng nên trờng THPT Thanh Chơng 2 đợc thành lập. Phong trào xây dựng trờng tiên tiến và nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện đợc phát triển. Giáo dục phổ thông phát triển với tốc độ nhanh chóng. Số học sinh cấp II, cấp III tăng 14% và số lớp tăng 29% so với năm 1965. Phong trào bổ túc văn hóa đợc phát động có hơn 8.000 ngời tham gia trong khóa học mùa xuân năm 1966. Điển hình là các xã Thanh Cát, Thanh Lĩnh, Thanh Bình, Thanh Hà. Các lớp mẫu giáo, nhà trẻ theo đơn vị đội sản xuất đợc tổ chức ở nhiều địa phơng tạo điều kiện tốt cho phụ nữ tham gia sản xuất và chiến đấu. Trong khi đó các trờng học phải sơ tán, học tập và giảng dạy trong những điều kiện vô cùng khó khăn và gian khổ, thiếu thốn đủ mọi mặt nhng sự nghiệp giáo dục vẫn không ngừng phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân nhất là tầng lớp thanh thiếu niên đợc nâng lên.
Trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ nhng công tác văn hóa văn nghệ, thông tin, y tế vẫn đợc phát triển. Mùa xuân năm 1966 huyện đã tổ chức hội diễn văn nghệ có tới 78 tiết mục tham gia. Việc xây dựng nếp sống mới đợc quan tâm, việc đào giếng nớc, xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh hai ngăn đã trở thành phong trào quần chúng. Đặc biệt là phong trào đào giếng nớc để giải quyết nớc sinh hoạt đã đợc phát động và trở thành một điển hình của toàn tỉnh. Xã Thanh Thịnh đã đợc chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Trong một thời gian ngắn, hàng trăm gia đình đã đào giếng nớc, nhiều giếng có độ sâu từ 17 đến 24m. Thành tích xuất sắc trong phong trào vệ sinh phòng bệnh của xã Thanh Thịnh đã đợc Chính phủ tặng thởng Huân chơng lao động hạng ba. Từ điển hình xã Thanh Thịnh, phong trào đào giếng đã phát triển khắp toàn huyện và đợc nhiều đoàn cán bộ của các tỉnh bạn đến tham quan. Đồng chí Phạm Ngọc Thạch Bộ trởng Bộ y tế và nhiều đồng chí lãnh đạo đã về thăm và động viên nhân dân huyện Thanh Chơng. Đến năm 1966 toàn huyện đã có 10.608 nhà vệ sinh (gấp đôi năm 1965) và 9.478 giếng nớc (gấp đôi năm 1965).
Thực hiện chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế đã đợc quan tâm đầu t nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc khám chữa bệnh.
Phong trào xây dựng ba công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nớc) đã đ- ợc nhân dân hởng ứng tích cực và đạt kết quả tốt. Nhờ đẩy mạnh công tác vệ sinh, chủ động tiêm vác xin phòng dịch nên có nhiều bệnh giảm xuống đáng kể. Ngành y tế đã tổ chức và huấn luyện nhiều tổ cứu thơng, thờng xuyên bám sát trận địa, phục vụ sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho bộ đội và nhân dân.
Bên cạnh đó công tác an ninh quốc phòng đã đợc Đảng bộ đặc biệt quan tâm lãnh đạo. Lực lợng dân quân tự vệ đợc củng cố, công tác huấn luyện quân sự hàng năm đợc tiến hành đều đặn, chế độ sẵn sàng chiến đấu đợc duy trì. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đợc phát động rộng rãi với nội dung: “bảo vệ trị an” và ở các xã “bảo mật phòng gian’’.
Cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ gây ra đã làm cho đời sống nhân dân ta khó khăn gian khổ. Cùng với nó là sự hạn chế, thiếu thốn về nhiều mặt đặc biệt là về văn hóa – giáo dục – y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Song với tinh thần quyết tâm cao mặc dù chiến tranh ác liệt, nhân dân Thanh Chơng đã lập đợc nhiều chiến công, phát triển tốt hệ thống giáo dục, y tế.
Để động viên kịp thời các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các trận địa, làm vơi đi sự mệt nhọc, mất mát sau những cuộc chiến đấu ác liệt, phong trào “tiếng hát át tiếng bom” của các đội văn nghệ vẫn vang vọng trong các trận chiến đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ ta với quyết tâm bảo vệ quê hơng, bảo vệ Tổ quốc. Hơn thế nữa trong chiến tranh ác liệt nhng ở Thanh Chơng đã có nhiều hợp tác xã có báo địa phơng, báo Nghệ An đến tận tay bà con xã viên, để họ kịp thời nắm bắt thông tin đờng lối của Đảng nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và chiến đấu. Với truyền thống anh hùng bất khuất dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù chịu khó sáng tạo trong lao động nhân dân Thanh Chơng đã làm nên những chiến tích trên mọi mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sản xuất, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế và cả trên mặt trận chi viện cho chiến trờng miền Nam góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại…
miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Cùng với quân dân cả n- ớc đánh bại chiến lợc “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. Thắng lợi đó buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và “phi Mỹ hoá chiến tranh” ở miền Nam.